ACB huy động 2.000 tỷ lãi suất cao
Dự kiến ACB sẽ dùng nguồn vốn huy động được cho 22 khách hàng vay trung dài hạn
Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa thông báo điều chỉnh lại kế hoạch phát hành trái phiếu ra công chúng, với lãi suất lên tới khoảng 8,5%/năm.
Đây là loại trái phiếu không có đảm bảo, có thời hạn 5 năm 1 ngày, với tổng giá trị chào bán là 2.000 tỷ đồng.
Theo thông tin từ bản cáo bạch công bố trước đó, ACB đưa ra hai lựa chọn về lãi suất, trả lãi hàng năm và trả lãi hàng quỹ.
Trong đó, với trả lãi hàng năm, trong hai năm đầu tiên lãi suất được xác định là 8,5%/năm. Đối với các kỳ tính lãi tiếp theo được xác định bằng lãi suất tham chiếu bình quân kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng (BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank) cộng thêm 2%/năm.
Cũng theo kế hoạch cũ, ACB dự kiến phát hành lượng trái phiếu trên qua 3 đợt: tháng 6/2016 là 800 tỷ đồng, tháng 9/2016 là 600 tỷ đồng và tháng 11/2016 là 600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo thông báo mới điều chỉnh, ACB sẽ thực hiện phát hành cả 2.000 tỷ đồng trái phiếu trong một đợt, đăng ký từ 15-27/6/2016 và ngày phát hành là 30/6/2016.
Lãi suất và cơ chế tính lãi suất cũng được thay đổi.
Cụ thể, ACB chốt lại lãi suất của trái phiếu được xác định bằng lãi suất tham chiếu cộng thêm 2%/năm. Trong đó, lãi suất tham chiếu là bình quân lãi suất tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, trả lãi cuối kỳ, kỳ hạn 12 tháng được công bố của hai ngân hàng là Vietcombank và Agribank. Trong trường hợp hai ngân hàng nêu trên niêm yết nhiều mức lãi suất khác nhau cho kỳ hạn 12 tháng lãi cuối kỳ thì sẽ sử dụng mức lãi suất thấp nhất.
Theo đó, lãi suất trái phiếu ACB hiện được xác định ở khoảng 8,5%/năm.
ACB cho biết, đợt huy động vốn này nhằm bổ sung nguồn vốn cấp 2 và vốn tự có; giúp ngân hàng đa dạng hóa kênh huy động vốn, hạn chế rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất do chênh lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và việc sử dụng vốn, đồng thời hướng tới phục vụ khách hàng ngày càng hiệu quả hơn.
Còn theo bản cáo bạch công bố đầu tháng này, ACB dự kiến dùng nguồn vốn huy động được qua đợt phát hành này để cho 22 doanh nghiệp vay trung dài hạn, như Tổng công ty Dịch vụ tổng hợp dầu khí (360 tỷ), Tổng công ty Điện lực Miền Bắc (450 tỷ), Tổng công ty Điện lực Hà Nội (250 tỷ), Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (150 tỷ), Công ty B.O.O Nước Thủ Đức (110 tỷ), Công ty Thép TVP (100 tỷ)…
Đây là loại trái phiếu không có đảm bảo, có thời hạn 5 năm 1 ngày, với tổng giá trị chào bán là 2.000 tỷ đồng.
Theo thông tin từ bản cáo bạch công bố trước đó, ACB đưa ra hai lựa chọn về lãi suất, trả lãi hàng năm và trả lãi hàng quỹ.
Trong đó, với trả lãi hàng năm, trong hai năm đầu tiên lãi suất được xác định là 8,5%/năm. Đối với các kỳ tính lãi tiếp theo được xác định bằng lãi suất tham chiếu bình quân kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng (BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank) cộng thêm 2%/năm.
Cũng theo kế hoạch cũ, ACB dự kiến phát hành lượng trái phiếu trên qua 3 đợt: tháng 6/2016 là 800 tỷ đồng, tháng 9/2016 là 600 tỷ đồng và tháng 11/2016 là 600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo thông báo mới điều chỉnh, ACB sẽ thực hiện phát hành cả 2.000 tỷ đồng trái phiếu trong một đợt, đăng ký từ 15-27/6/2016 và ngày phát hành là 30/6/2016.
Lãi suất và cơ chế tính lãi suất cũng được thay đổi.
Cụ thể, ACB chốt lại lãi suất của trái phiếu được xác định bằng lãi suất tham chiếu cộng thêm 2%/năm. Trong đó, lãi suất tham chiếu là bình quân lãi suất tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, trả lãi cuối kỳ, kỳ hạn 12 tháng được công bố của hai ngân hàng là Vietcombank và Agribank. Trong trường hợp hai ngân hàng nêu trên niêm yết nhiều mức lãi suất khác nhau cho kỳ hạn 12 tháng lãi cuối kỳ thì sẽ sử dụng mức lãi suất thấp nhất.
Theo đó, lãi suất trái phiếu ACB hiện được xác định ở khoảng 8,5%/năm.
ACB cho biết, đợt huy động vốn này nhằm bổ sung nguồn vốn cấp 2 và vốn tự có; giúp ngân hàng đa dạng hóa kênh huy động vốn, hạn chế rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất do chênh lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và việc sử dụng vốn, đồng thời hướng tới phục vụ khách hàng ngày càng hiệu quả hơn.
Còn theo bản cáo bạch công bố đầu tháng này, ACB dự kiến dùng nguồn vốn huy động được qua đợt phát hành này để cho 22 doanh nghiệp vay trung dài hạn, như Tổng công ty Dịch vụ tổng hợp dầu khí (360 tỷ), Tổng công ty Điện lực Miền Bắc (450 tỷ), Tổng công ty Điện lực Hà Nội (250 tỷ), Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (150 tỷ), Công ty B.O.O Nước Thủ Đức (110 tỷ), Công ty Thép TVP (100 tỷ)…