Ẩn số tỷ giá USD/VND sau tuần liên tục giảm sâu
Tỷ giá USD/VND ghi nhận tuần giao dịch đầy biến động trên thị trường liên ngân hàng
Ngày 9/12, thị trường liên ngân hàng khép lại một tuần giao dịch đầy biến động: tăng cao đầu tuần rồi giảm sâu bốn phiên liên tiếp.
Đầu tuần, ngày 5/12, mặc dù tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố giảm 6 VND, nhưng giá USD giao dịch giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục tăng khá mạnh so với cuối tuần trước, thêm khoảng 30 VND, lên tới 22.720 VND.
Tuy nhiên, ngay các ngày giao dịch tiếp theo, tỷ giá USD/VND hạ nhiệt nhanh chóng, đặc biệt vào phiên cuối tuần.
Cụ thể, đến cuối ngày giao dịch 9/12, giá USD trên thị trường liên ngân hàng đã rơi hẳn xuống vùng 22.575 - 22.582 VND, tức giảm tới khoảng 140 VND so với phiên biến động mạnh đầu tuần.
Trong tuần nhiều biến động này, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát đi thông điệp sẵn sàng bán ra USD tạo cung để bình ổn thị trường, với mức giá luôn thấp hơn trần biên độ 50 VND. Tuy nhiên, cho đến nay người mua bán sau cùng này vẫn chưa phải tung ra một USD nào để can thiệp trực tiếp, mà thị trường vẫn tự cân đối, điều tiết được trong xu hướng giảm nhanh và mạnh đó.
Bám sát diễn biến trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá USD/VND của các ngân hàng thương mại trên biểu niêm yết cũng biến động mạnh trong tuần qua.
Đầu tuần, giá USD bán ra của các ngân hàng có lúc đã gần mức trần biên độ cho phép, lên tới 22.760 VND. Tuy nhiên, cùng phản ánh bốn phiên giảm liên tiếp trên thị trường liên ngân hàng, đến cuối ngày 9/12, mức giá bán ra đã lùi sâu xuống còn 22.610 VND, một số thành viên hạ xuống còn 22.590 VND, giảm khoảng 150 - 170 VND so với đầu tuần.
Bên cạnh tín hiệu sẵn sàng bán can thiệp nói trên của Ngân hàng Nhà nước, cũng như cân đối cung - cầu của thị trường vẫn tự đảm bảo được, một diễn biến liên quan khác trong tuần vừa qua là giá trị VND tiếp tục được củng cố, xét theo lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
Cụ thể, lãi suất VND đã thể hiện xu hướng tăng mạnh lên từ đầu tháng 12 này. Như với lãi suất qua đêm, tuần qua đã chính thức ghi nhận vượt mốc 4%/năm, tăng rất mạnh so với vùng chỉ quanh 1%/năm từng khá ổn định trong quý 3 vừa qua.
Nếu để ý cũng có thể thấy, trên thị trường 1, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn của nhiều ngân hàng thương mại cũng đã bắt đầu kịch trần cho phép ở 5,5%/năm, khi thị trường bắt đầu bước vào mùa cao điểm chi trả cuối năm.
Tuy nhiên, tuần tới, liên quan đến tỷ giá USD/VND, kết quả và thông điệp từ cuộc họp của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED, vào ngày 13 - 14/12) sẽ là tâm điểm chú ý của thị trường. Một phần, kỳ vọng quyết định tăng lãi suất USD của FED đã được phản ánh vào diễn biến của tỷ giá USD/VND vừa qua, nhưng sau đó vẫn là một ẩn số.
Điều ghi nhận hiện nay là tỷ giá vẫn luôn tiềm tàng khả năng biến động mạnh, khi có những yếu tố tác động lớn, cộng với hiệu ứng tâm lý, kể cả những tin đồn bịa đặt.
Còn theo quan sát diễn biến nhiều năm gần đây, đầu năm Tết dương lịch và cận Tết Nguyên đán, nhu cầu VND thường tăng cao cho doanh nghiệp thanh toán và chi trả lương thưởng bằng VND, kích thích chuyển đổi vốn ngoại tệ, tỷ giá USD/VND thường rơi sâu quãng thời điểm này và cũng là lúc Ngân hàng Nhà nước bắt đầu mua vào ngoại tệ.
Năm nay, diễn biến trên có lặp lại hay không vẫn là ẩn số. Nhưng có một khác biệt đáng chú ý: năm 2016, nhiều dự báo cán cân tổng thể vẫn thặng dư nhưng chỉ khoảng hơn 3 tỷ USD, thế nhưng trong năm Ngân hàng Nhà nước đã mua ròng tới khoảng 11 tỷ USD mà đợt biến động gần một tháng qua thị trường vẫn tự cân đối được cung - cầu.
Còn theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước, diễn biến tỷ giá USD/VND tới đây không hẳn quá "ẩn số" vì mục tiêu chung vẫn là giữ ổn định.
Đầu tuần, ngày 5/12, mặc dù tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố giảm 6 VND, nhưng giá USD giao dịch giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục tăng khá mạnh so với cuối tuần trước, thêm khoảng 30 VND, lên tới 22.720 VND.
Tuy nhiên, ngay các ngày giao dịch tiếp theo, tỷ giá USD/VND hạ nhiệt nhanh chóng, đặc biệt vào phiên cuối tuần.
Cụ thể, đến cuối ngày giao dịch 9/12, giá USD trên thị trường liên ngân hàng đã rơi hẳn xuống vùng 22.575 - 22.582 VND, tức giảm tới khoảng 140 VND so với phiên biến động mạnh đầu tuần.
Trong tuần nhiều biến động này, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát đi thông điệp sẵn sàng bán ra USD tạo cung để bình ổn thị trường, với mức giá luôn thấp hơn trần biên độ 50 VND. Tuy nhiên, cho đến nay người mua bán sau cùng này vẫn chưa phải tung ra một USD nào để can thiệp trực tiếp, mà thị trường vẫn tự cân đối, điều tiết được trong xu hướng giảm nhanh và mạnh đó.
Bám sát diễn biến trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá USD/VND của các ngân hàng thương mại trên biểu niêm yết cũng biến động mạnh trong tuần qua.
Đầu tuần, giá USD bán ra của các ngân hàng có lúc đã gần mức trần biên độ cho phép, lên tới 22.760 VND. Tuy nhiên, cùng phản ánh bốn phiên giảm liên tiếp trên thị trường liên ngân hàng, đến cuối ngày 9/12, mức giá bán ra đã lùi sâu xuống còn 22.610 VND, một số thành viên hạ xuống còn 22.590 VND, giảm khoảng 150 - 170 VND so với đầu tuần.
Bên cạnh tín hiệu sẵn sàng bán can thiệp nói trên của Ngân hàng Nhà nước, cũng như cân đối cung - cầu của thị trường vẫn tự đảm bảo được, một diễn biến liên quan khác trong tuần vừa qua là giá trị VND tiếp tục được củng cố, xét theo lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
Cụ thể, lãi suất VND đã thể hiện xu hướng tăng mạnh lên từ đầu tháng 12 này. Như với lãi suất qua đêm, tuần qua đã chính thức ghi nhận vượt mốc 4%/năm, tăng rất mạnh so với vùng chỉ quanh 1%/năm từng khá ổn định trong quý 3 vừa qua.
Nếu để ý cũng có thể thấy, trên thị trường 1, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn của nhiều ngân hàng thương mại cũng đã bắt đầu kịch trần cho phép ở 5,5%/năm, khi thị trường bắt đầu bước vào mùa cao điểm chi trả cuối năm.
Tuy nhiên, tuần tới, liên quan đến tỷ giá USD/VND, kết quả và thông điệp từ cuộc họp của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED, vào ngày 13 - 14/12) sẽ là tâm điểm chú ý của thị trường. Một phần, kỳ vọng quyết định tăng lãi suất USD của FED đã được phản ánh vào diễn biến của tỷ giá USD/VND vừa qua, nhưng sau đó vẫn là một ẩn số.
Điều ghi nhận hiện nay là tỷ giá vẫn luôn tiềm tàng khả năng biến động mạnh, khi có những yếu tố tác động lớn, cộng với hiệu ứng tâm lý, kể cả những tin đồn bịa đặt.
Còn theo quan sát diễn biến nhiều năm gần đây, đầu năm Tết dương lịch và cận Tết Nguyên đán, nhu cầu VND thường tăng cao cho doanh nghiệp thanh toán và chi trả lương thưởng bằng VND, kích thích chuyển đổi vốn ngoại tệ, tỷ giá USD/VND thường rơi sâu quãng thời điểm này và cũng là lúc Ngân hàng Nhà nước bắt đầu mua vào ngoại tệ.
Năm nay, diễn biến trên có lặp lại hay không vẫn là ẩn số. Nhưng có một khác biệt đáng chú ý: năm 2016, nhiều dự báo cán cân tổng thể vẫn thặng dư nhưng chỉ khoảng hơn 3 tỷ USD, thế nhưng trong năm Ngân hàng Nhà nước đã mua ròng tới khoảng 11 tỷ USD mà đợt biến động gần một tháng qua thị trường vẫn tự cân đối được cung - cầu.
Còn theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước, diễn biến tỷ giá USD/VND tới đây không hẳn quá "ẩn số" vì mục tiêu chung vẫn là giữ ổn định.