Áp lực tài khóa nặng nề
Tình hình ngân sách những tháng đầu năm cho thấy cân đối ngân sách tiếp tục là vấn đề quan ngại
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB), áp lực tài khóa vẫn dai dẳng với ngành tài chính Việt Nam trong những tháng đầu năm 2015.
Nguy cơ mất cân đối ngân sách
Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2015 đạt 446,12 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2014 nhưng mới chỉ bằng 49% dự toán năm. Do giá dầu sụt giảm mạnh với mức giảm bình quân 6 tháng là 40 USD/thùng so với giá tính dự toán, khiến thu ngân sách từ dầu thô 6 tháng qua chỉ đạt 35,9 nghìn tỷ đồng, bằng 38,6% dự toán, giảm 34,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Bộ Tài chính cho biết, trong bối cảnh những tháng đầu năm 2015 kinh tế chưa có sự tăng trưởng đột phá, hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn khó khăn. Giá dầu thô giảm mạnh so với mức giá xây dựng dự toán và diễn biến phức tạp khó lường, do đó đã tác động không nhỏ đến việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô và tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối ngân sách nhà nước năm 2015.
Trong khi đó, ở “đầu ra”, lũy kế chi ngân sách 6 tháng đàu năm đạt 545,18 nghìn tỷ đồng, bằng 47,5% dự toán, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2014. Mức tăng chi cao hơn hẳn mức tăng thu khiến bội chi ngân sách lên 99 nghìn tỷ đồng, bằng 43,8% dự toán năm.
WB cho rằng, chính sách nới lỏng tài khóa để ngăn ngừa suy giảm kinh tế mạnh hơn dẫn tới nới rộng đáng kể thâm hụt tài khóa từ 4,4% GDP năm 2011 lên 5,3% GDP năm 2014.
Trước đó, mức thâm hụt tài khóa của năm 2013 được nới từ con số 4,9% GDP được Quốc hội giao lên mức 5,3% GDP và tiếp tục đề xuất lên 6,6% GDP.
Trước đó, mức thâm hụt tài khóa của năm 2013 được nới từ con số 4,9% GDP được Quốc hội giao lên mức 5,3% GDP và tiếp tục đề xuất lên 6,6% GDP.
Điều này cũng cho thấy tốc độ chi ngân sách đã khó có thể kiềm giữ. Trong khi đó, ngành tài chính không có nhiều cơ hội tăng thu cho túi tiền quốc gia do giá dầu ở mức thấp, nền kinh tế chưa hồi phục mạnh mặc dù nhiều biện pháp tài khóa tình thế nhằm hỗ trợ tăng trưởng như cắt giảm và miễn thuế, thuế quan và chi tiêu kích cầu đã được triển khai trong những năm qua.
“Tình trạng mất cân đối tài khóa kéo dài là mối quan ngại trong bối cảnh gia tăng nợ công. Thâm hụt ngân sách năm 2014 ở mức 5,3% GDP phản ánh kết quả thu ngân sách khó khăn hơn trong khi chi ngân sách, đặc biệt là chi đầu tư phát triển, vẫn tăng mạnh”, báo cáo điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế của WB nhận định.
Ở khía cạnh khác, tổng nợ công đã tăng từ 54,5% GDP năm 2013 lên mức 59,6% GDP năm 2014. Mặc dù mức nợ công vẫn nằm trong phạm vi bền vững, song, theo WB, chi phí trả nợ gia tăng đang làm co giảm dư địa tài khóa.
Cụ thể, chi phí thanh toán nợ có thể tạo thêm gánh nặng lên ngân sách. Nghĩa vụ thanh toán nợ công đã tăng từ 22% năm 2010 lên gần 26% tổng thu ngân sách 2014. Chi trả lãi vay hiện chiếm gần 7,2% chi ngân sách, lấn át các khoản chi tiêu khác.
Cụ thể, chi phí thanh toán nợ có thể tạo thêm gánh nặng lên ngân sách. Nghĩa vụ thanh toán nợ công đã tăng từ 22% năm 2010 lên gần 26% tổng thu ngân sách 2014. Chi trả lãi vay hiện chiếm gần 7,2% chi ngân sách, lấn át các khoản chi tiêu khác.
Tăng khai thác dầu, mạnh tay đòi nợ thuế
Trước khó khăn đó, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 21/4/2015 về tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2015 với những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, đảm bảo tiết kiệm, chặt chẽ, hiệu quả.
Trên cơ sở đó, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xác định số tạm giữ lại 10% dự toán chi thường xuyên 8 tháng cuối năm của các đơn vị sử dụng ngân sách. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng chính thức đề nghị số thu thuế nội địa không kể thu từ dầu thô và tiền sử dụng đất phải tăng từ 10% trở lên.
Trên cơ sở đó, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xác định số tạm giữ lại 10% dự toán chi thường xuyên 8 tháng cuối năm của các đơn vị sử dụng ngân sách. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng chính thức đề nghị số thu thuế nội địa không kể thu từ dầu thô và tiền sử dụng đất phải tăng từ 10% trở lên.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã thảo luận với Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kiến nghị Chính phủ cho phép tăng sản lượng khai thác dầu thô trong năm nay thêm 400.000 - 500.000 tấn, lên mức 16 triệu tấn.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm ước, lượng dầu thô khai thác ước đạt 8,38 triệu tấn, tăng 830 nghìn tấn (tăng 11%) so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Tài chính cho hay, với giá dầu trong 6 tháng qua, số thu từ dầu thô chỉ đạt 35.900 tỷ đồng, giảm 34,5% so với cùng kỳ. Ước tính, giá dầu thô khoảng 60 USD/thùng trong khi dự toán từ đầu năm là khoảng 100 USD/thùng.
Bộ Tài chính cho hay, với giá dầu trong 6 tháng qua, số thu từ dầu thô chỉ đạt 35.900 tỷ đồng, giảm 34,5% so với cùng kỳ. Ước tính, giá dầu thô khoảng 60 USD/thùng trong khi dự toán từ đầu năm là khoảng 100 USD/thùng.
Để đảm bảo nhiệm vụ thu đã được Quốc hội và Chính phủ giao, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng yêu cầu, ngành tài chính phải quyết liệt thanh tra, kiểm tra, thu hồi nợ đọng để đảm bảo thu, định kỳ công khai số nợ đọng thuế của từng địa phương, doanh nghiệp; tiếp tục chấn chỉnh công tác hoàn thuế giá trị gia tăng, kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng, đúng chính sách pháp luật.
Quyết liệt hơn trong nỗ lực thu ngân sách, lần đầu tiên Bộ Tài chính công khai danh sách 600 doanh nghiệp nợ thuế trên cả nước.
Bằng việc công khai này, một số doanh nghiệp đã tích cực thực hiện việc nộp thuế vào ngân sách. Trong danh sách công khai lần này, có một số doanh nghiệp bị “bêu tên” oan do lỗi phần mềm trong hệ thống cơ quan thuế và chịu ảnh hưởng về uy tín.
Dù vậy, đây cũng là một bước đi mạnh mẽ hơn của ngành thuế để tạo môi trường kinh doanh công bằng hơn với các doanh nghiệp.
Bằng việc công khai này, một số doanh nghiệp đã tích cực thực hiện việc nộp thuế vào ngân sách. Trong danh sách công khai lần này, có một số doanh nghiệp bị “bêu tên” oan do lỗi phần mềm trong hệ thống cơ quan thuế và chịu ảnh hưởng về uy tín.
Dù vậy, đây cũng là một bước đi mạnh mẽ hơn của ngành thuế để tạo môi trường kinh doanh công bằng hơn với các doanh nghiệp.