Ba điểm cho vay đầu tư chứng khoán sẽ sửa đổi
Một số quy định cho vay đầu tư chứng khoán sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo hướng chặt chẽ hơn
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 36 quy định về các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Có ba điểm chính trong nội dung bổ sung cho Thông tư 36 liên quan đến hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán được đưa ra trong dự thảo trên.
Cụ thể, dự thảo thông tư mới bổ sung điểm i khoản 18 điều 3: cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để khách hàng ủy thác cho tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.
Theo ban soạn thảo, với nội dung bổ sung thêm nói trên, việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để khách hàng ủy thác cho tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh cổ phiếu phải được tính vào các khoản cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.
“Quy định trên nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động này của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, ban soạn thảo cho biết.
Thứ hai, dự thảo đưa ra hướng sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 11 của Thông tư 36 như sau: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu chưa niêm yết của doanh nghiệp.
Sửa đổi, bổ sung quy định này nhằm quy định rõ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu của doanh nghiệp mà trái phiếu đó chưa niêm yết nhằm đảm bảo tính thị trường của trái phiếu và mức độ an toàn của khoản vay.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung khoản 6 điều 14: ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của chính ngân hàng thương mại, trừ trường hợp ngân hàng thương mại nhà nước cho vay đối với người lao động của chính ngân hàng thương mại nhà nước đó để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển ngân hàng thương mại nhà nước đó thành ngân hàng thương mại cổ phần.
Theo Ngân hàng Nhà nước, dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung quy định này nhằm quy định rõ chỉ có chủ thể là ngân hàng thương mại nhà nước mới được cho vay đối với người lao động của chính ngân hàng thương mại nhà nước đó để mua cổ phần phát hành lần đầu nhằm hỗ trợ tài chính cho chính người lao động thuộc ngân hàng thương mại nhà nước đó khi chuyển từ loại hình ngân hàng thương mại nhà nước thành ngân hàng thương mại cổ phần.
Trước đó, cuối năm 2014, với Thông tư 36, Ngân hàng Nhà nước đã có thay đổi lớn trong quy định cho vay đầu tư chứng khoán: giới hạn các tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đầu tư chứng khoán tối đa 5% vốn điều lệ, giảm mạnh so với mức 20% trước đó.
Tuy nhiên, lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước từng giải thích rằng, giới hạn 5% nói trên chỉ áp dụng đối với cho vay đầu tư cổ phiếu, còn giới hạn 20% trước đây là với chứng khoán nói chung, mà phần lớn là trái phiếu.
Có ba điểm chính trong nội dung bổ sung cho Thông tư 36 liên quan đến hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán được đưa ra trong dự thảo trên.
Cụ thể, dự thảo thông tư mới bổ sung điểm i khoản 18 điều 3: cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để khách hàng ủy thác cho tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.
Theo ban soạn thảo, với nội dung bổ sung thêm nói trên, việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để khách hàng ủy thác cho tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh cổ phiếu phải được tính vào các khoản cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.
“Quy định trên nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động này của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, ban soạn thảo cho biết.
Thứ hai, dự thảo đưa ra hướng sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 11 của Thông tư 36 như sau: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu chưa niêm yết của doanh nghiệp.
Sửa đổi, bổ sung quy định này nhằm quy định rõ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu của doanh nghiệp mà trái phiếu đó chưa niêm yết nhằm đảm bảo tính thị trường của trái phiếu và mức độ an toàn của khoản vay.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung khoản 6 điều 14: ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của chính ngân hàng thương mại, trừ trường hợp ngân hàng thương mại nhà nước cho vay đối với người lao động của chính ngân hàng thương mại nhà nước đó để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển ngân hàng thương mại nhà nước đó thành ngân hàng thương mại cổ phần.
Theo Ngân hàng Nhà nước, dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung quy định này nhằm quy định rõ chỉ có chủ thể là ngân hàng thương mại nhà nước mới được cho vay đối với người lao động của chính ngân hàng thương mại nhà nước đó để mua cổ phần phát hành lần đầu nhằm hỗ trợ tài chính cho chính người lao động thuộc ngân hàng thương mại nhà nước đó khi chuyển từ loại hình ngân hàng thương mại nhà nước thành ngân hàng thương mại cổ phần.
Trước đó, cuối năm 2014, với Thông tư 36, Ngân hàng Nhà nước đã có thay đổi lớn trong quy định cho vay đầu tư chứng khoán: giới hạn các tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đầu tư chứng khoán tối đa 5% vốn điều lệ, giảm mạnh so với mức 20% trước đó.
Tuy nhiên, lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước từng giải thích rằng, giới hạn 5% nói trên chỉ áp dụng đối với cho vay đầu tư cổ phiếu, còn giới hạn 20% trước đây là với chứng khoán nói chung, mà phần lớn là trái phiếu.