18:45 21/02/2017

Bảo hiểm nhân thọ và cuộc đua thị phần gay cấn

Hoàng Xuân

Cuộc đua thị phần trong năm 2017 dự báo sẽ còn nóng hơn rất nhiều sau khi tăng trưởng gần 40% năm 2016

Với doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 50.366 tỷ đồng, tăng 
37,37% so với năm 2015, thị trường bảo hiểm nhân thọ năm 2016 đã và đang
 khiến cho cuộc đua thị phần của các nhà bảo hiểm trở nên ngày càng nóng
 hơn.
Với doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 50.366 tỷ đồng, tăng 37,37% so với năm 2015, thị trường bảo hiểm nhân thọ năm 2016 đã và đang khiến cho cuộc đua thị phần của các nhà bảo hiểm trở nên ngày càng nóng hơn.
Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ năm 2016 tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong năm thứ tư liên tiếp kể từ năm 2013. Với doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 50.366 tỷ đồng, tăng 37,37% so với năm 2015, thị trường bảo hiểm nhân thọ năm 2016 đã và đang khiến cho cuộc đua thị phần của các nhà bảo hiểm trở nên ngày càng nóng hơn.

Số liệu ước tính năm 2016 đã có sự thay đổi về vị trí dẫn đầu thị phần, trong đó Bảo Việt Nhân thọ đứng vị trí số 1 trong doanh thu khai thác mới.

Thống kê cho thấy, tăng trưởng của 2 năm gần đây (2015-2016) đã vượt trên 30%, trong khi 2 năm trước đó, tăng trưởng mới dừng ở mức trên 20% (2013 tăng 26,4%, 2014 tăng 22%, năm 2015 tăng 34,4%).

Kết quả này là nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm nắm bắt cơ hội, đưa ra các sản phẩm bảo hiểm hấp dẫn cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ chăm sóc tư vấn tài chính cho khách hàng. Cùng với tăng trưởng của thị trường, 17 doanh nghiệp gồm cả người cũ và mới đều có được một năm kinh doanh và sôi động.

Tăng trưởng 37,37%

Theo số liệu báo cáo nhanh về Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tháng 1/2017, hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ trong năm 2016 vẫn giữ được phong độ tốt. Mức tăng trưởng của tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 37,37% so với thực hiện của 2015.

Mức tăng này đạt cao nhất trong vòng 4 năm qua và luôn cao hơn hẳn so với mức tăng của thị trường bảo hiểm nói chung. Top năm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kỳ cựu của thị trường là Prudential, Bảo Việt Nhân thọ và Manulife vẫn nắm giữ chủ yếu thị phần về doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực của toàn thị trường (85,43%).

Trong đó, Prudential đạt 13.532 tỷ đồng, chiếm thị phần 26,87%, Bảo Việt Nhân thọ đạt 13.455 tỷ đồng, chiếm thị phần 26,72%, Manulife 6.123 tỷ đồng chiếm 12,16%, Dai-ichi 5.200 tỷ đồng chiếm 10,33%, AIA 4.708 tỷ đồng chiếm 9,35%.

Điều đáng chú ý là thị phần của các vị trí thứ 1 và 2 cũng cách khá xa so với các vị trí 3,4 và 5. Tất nhiên những kết quả này sẽ được xác nhận khi báo cáo tài chính kiểm toán được công bố vào cuối tháng 3/2017.

Sự tăng trưởng vượt trội của thị trường bảo hiểm nhân thọ còn thể hiện ở các chỉ tiêu như: doanh thu phí bảo hiểm năm đầu, doanh thu phí bảo hiểm tái tục, doanh thu phí bảo hiểm một lần.

Doanh thu phí bảo hiểm năm đầu toàn thị trường đạt 16.979 tỷ đồng tăng 32,25%. Tốp 5 doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu gồm: Bảo Việt Nhân thọ (3.615 tỷ đồng, chiếm 21,29%), Prudential (3.437 tỷ đồng, chiếm 20,24%), Manulife (2.331 tỷ đồng, chiếm 13,73%, Dai-ichi (2.223 tỷ đồng, chiếm 13,09%), AIA (1.841 tỷ đồng, chiếm 10,84%).

Tổng số hợp đồng bảo hiểm sản phẩm chính đến cuối kỳ là 6.383.085 tăng 13,88%. Tốp đầu bao gồm: Bảo Việt Nhân thọ đạt 1.820.420 hợp đồng - chiếm 28,52%, Prudential đạt 1.767.067 hợp đồng - chiếm 27,68%, Manulife đạt 704.277 hợp đồng - chiếm 11,03%, AIA đạt 526.443 hợp đồng - chiếm 8,24%, Dai-ichi đạt 487.719 hợp đồng - chiếm 7,63%.

Tổng số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm là 12.859 tỷ đồng tăng 45,8%. Trong đó chi trả quyền lợi 8.238 tỷ đồng tăng 20,68%, chi trả giá trị hoàn lại là 2.924 tỷ đồng tăng 64,3%, chi trả bảo tức 1.697 tỷ đồng tăng 7,62%. Tốp đầu bao gồm Prudential 5.339 tỷ đồng, Bảo Việt Nhân thọ 4.088 tỷ đồng, Manulife 1.467 tỷ đồng, AIA 728 tỷ đồng, Dai-ichi 562 tỷ đồng.

Tổng số lượng đại lý bảo hiểm có mặt đến cuối kỳ là 476.948 người tăng 17,88%. Tốp đầu bao gồm Prudential 187.168, Bảo Việt Nhân thọ 113.974, Dai-ichi 64.821, AIA 29.737, Manulife 27.500 người.

Tổng vốn chủ sở hữu 28.449 tỷ đồng tăng 22,13%. Trong đó Prudential 5.717 tỷ đồng, Bảo Việt Nhân thọ 3.612 tỷ đồng, Cathay Life 3.611 tỷ đồng, Dai-ichi 2.933 tỷ đồng, Manulife 2.355 tỷ đồng, Chubb Life 1.667 tỷ đồng, AIA 1.485 tỷ đồng.

Khai thác mới vẫn tốt

Doanh thu khai thác mới và tỷ lệ huỷ bỏ hợp đồng vốn là cặp chỉ tiêu quan trọng đo đếm chất lượng của thị trường trong năm. Riêng chỉ tiêu khai thác mới - đánh giá năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả làm việc trong năm của doanh nghiệp, vẫn giữ được mức tăng trung bình trong năm 2016 nhờ chủ yếu vào các sản phẩm mới như: bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm liên kết đầu tư.

Năm 2016, tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 17.432.195 tỷ đồng, tăng 39,91%.  

Cũng theo báo cáo, nhóm 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới (hợp đồng chính) của cả năm 2016 vẫn là những tên khá quen thuộc như: Bảo Việt Nhân thọ (3.666,362 tỷ đồng, tương ứng thị phần 21,03%), Prudential (3.622,908 tỷ đồng, tương ứng thị phần 20,78%), Manulife (2.373,691 tỷ đồng, tương ứng thị phần 13,61%%), Dai-ichi (2.224,723tỷ đồng, tương ứng thị phần 12,76%), AIA (1.896,079 tỷ đồng, tương ứng thị phần 10,88%).

Và cả 5 doanh nghiệp này hiện đang nắm giữ 79,06% thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới của toàn thị trường năm 2016. Trong chỉ số về khai thác mới, bảng xếp hạng nhóm 5 doanh nghiệp dẫn đầu đã có sự thay đổi đáng chú ý về thứ hạng. Theo đó, Bảo Việt Nhân thọ - cũng là doanh nghiệp “thuần Việt” duy nhất trên thị trường đã giành vị trí dẫn đầu.

12 doanh nghiệp còn lại chia nhau miếng bánh 20,94% thị phần. Trong nhóm này, Chubb Life trội hơn cả khi cán đích 850 tỷ đồng phí doanh thu khai thác mới. Nhưng ngay cả khi đạt được kết quả này thì so với 5 doanh nghiệp dẫn đầu, khoảng cách vẫn còn rất xa.

Vị trí thứ 6 của Chubb Life cần thêm thời gian để đạt mức hơn 1.896 tỷ đồng của AIA- ở vị trí thứ 5 và càng xa hơn nữa nếu so với mức hơn 3.600 tỷ đồng của Bảo Việt Nhân thọ và Prudential.

Cùng với tăng trưởng về doanh thu khai thác mới, số lượng hợp đồng khai thác mới (hợp đồng bảo hiểm chính) đạt 1.502.321 hợp đồng, tăng 16,1% so với năm 2015. Bảo Việt Nhân thọ với 354.291 hợp đồng giữ vị trí quán quân, tiếp theo là Prudential với 234.840 hợp đồng. Manulife đứng thứ 3 với 2181.317 hợp đồng, Dai-ichi: 161.653 hợp đồng và đứng thứ 5 là AIA:136.317 hợp đồng.

Theo sát AIA là Prevoir ở vị trí thứ 6 với 135.807 hợp đồng, tuy nhiên về giá trị hợp đồng khai thác mới, giữa AIA (1.896,079 tỷ đồng) và Prevoir (149,679 tỷ đồng) vẫn là một khoảng cách xa.
 
Rõ ràng, với sự hiện diện ngày một nhiều hơn các gương mặt mới, thị phần của nhiều người mới giảm sút nhẹ. Những gương mặt mới như Generali, Sun Life, FWD với chiến lược kinh doanh “thần tốc” đều đang đầy nhiệt huyết chinh phục một thị trường bảo hiểm nhân thọ đầy tiềm năng và cơ hội như Việt Nam.
 
Dự báo nền kinh tế xã hội Việt Nam năm 2017 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, số doanh nghiệp được thành lập mới vượt số 100.000 cùng với số lượng người có công ăn việc làm tăng cao, nông nghiệp công nghệ cao và startup sẽ phát triển mạnh mẽ, GDP tăng trưởng 6,7% các chỉ tiêu kinh tế xã hội đề ra đều đạt tốt.

Đây là cơ sở để bảo hiểm nhân thọ duy trì mức tăng trưởng khoảng 30% năm 2017 và cuộc đua thị phần trong năm 2017 dự báo sẽ còn nóng hơn rất nhiều.