Bắt đầu giai đoạn chính sách tiền tệ “đỉnh cao”
Thời điểm chính sách tiền tệ “đỉnh cao” bắt đầu, nếu vượt qua được hàng loạt thách thức
Tháng 9 đã bắt đầu, năm 2017 chỉ còn lại bốn tháng. Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 vừa qua đã chốt lại những yêu cầu và thách thức lớn đối với chính sách tiền tệ trong khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại đó.
Lần đầu tiên sau nhiều năm, Chính phủ ấn định con số mục tiêu cụ thể về sức rướn của tín dụng và mức co của lãi suất. Trước đây, các con số chỉ tiêu kế hoạch mà Ngân hàng Nhà nước hoạch định từ đầu năm có tính độc lập và chủ động cao hơn, cùng mức độ điều chỉnh thường không quá lớn.
Năm nay, ban đầu Ngân hàng Nhà nước xác định tăng trưởng tín dụng cả năm chỉ khoảng 18%, có linh hoạt theo thực tế. Nay, trong bốn tháng còn lại, Chính phủ đã yêu cầu nâng lên 21-22%. Một điều chỉnh lớn, nhằm góp phần cố gắng đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,7%.
Cùng đó, thay vì định hướng chung về phấn đấu giảm lãi suất, lần này Chính phủ nêu rõ con số cụ thể: phải giảm được 0,5%/năm lãi suất cho vay từ nay đến cuối năm.
Còn đó “xanh vỏ, đỏ lòng”
Cùng thời điểm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản đốc thúc các ngân hàng thương mại nhanh chóng hoàn thiện đề án tái cơ cấu, theo lộ trình thực hiện chỉ còn hơn ba năm nữa.
Quá trình tái cơ cấu hệ thống còn nhiều việc phải làm, nói đúng hơn là còn nhiều tồn tại, khó khăn. Việc thúc ngay tăng trưởng tín dụng với mức độ khá lớn, khoảng 10% trong bốn tháng cuối năm, ngoài phụ thuộc vào sức hấp thụ của nền kinh tế, còn gắn với tình hình sức khỏe chung của hệ thống.
Thử thách lớn nằm ở chỗ: một mặt Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng với tốc độ cao hơn như trên, mặt khác gắn với yêu cầu phải kiểm soát tốt chất lượng tín dụng và kiểm soát được lạm phát. Nếu cùng lúc đảm bảo tốt được những yêu cầu này (có những khía cạnh mâu thuẫn nhau), có thể xem đây là thời điểm chính sách tiền tệ bắt đầu vào giai đoạn “đỉnh cao” trong điều hành.
Và càng được xem là “đỉnh cao” khi gắn với tình hình sức khỏe hệ thống hiện nay.
Đó là một loạt ngân hàng thương mại vẫn đang trong giai đoạn tái cơ cấu vì có vấn đề sức khỏe. Bên cạnh các “ngân hàng 0 đồng” đã mua lại, những trường hợp sáp nhập, hợp nhất những năm qua đến nay vẫn đang ở thực tế “xanh vỏ, đỏ lòng”.
Tỷ lệ nợ xấu của một số thành viên báo cáo chỉ ở mức thấp, các tỷ lệ an toàn hoạt động đảm bảo tiêu chuẩn, nhưng đây là kết quả từ những cơ chế cho giãn lộ trình phân loại hoặc thoái lãi dự thu, giãn trích lập dự phòng; vẫn còn bao gồm cơ chế cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm của những năm trước; hay vẫn còn lượng lớn nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Nếu thực hiện một cách đầy đủ, không nhượng bộ trong cơ chế, thậm chí tiến tới yêu cầu thực hiện các chuẩn mực Basel 2, thì các điều kiện để đẩy mạnh được tăng trưởng tín dụng có thuận lợi không?
Thử nhìn sang khối có quy mô mạnh nhất là “big 4”, gồm: Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV, cũng là nhóm đang quyết định khoảng 50% thị phần tín dụng. Bên cạnh thực tế một phần lớn nợ xấu vẫn đang nằm tại VAMC, thì một trong những điều kiện để đẩy mạnh tín dụng đã gần cạn kiệt - tỷ lệ an toàn vốn (CAR).
Suốt giai đoạn 2011-2015, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tài sản có rủi ro của khối này liên tục tăng mạnh và vượt xa tốc độ tăng của vốn tự có, bình quân 19,4% so với 15,43% mỗi năm. Hệ quả là CAR từ mức 10,8% xuống chỉ còn 9,4%, sát với yêu cầu tối thiểu Ngân hàng Nhà nước quy định. Hiện CAR của nhóm nay ở khoảng 9,7%, nhưng áp lực thực hiện các chuẩn mức Basel 2 đã gần kề, trong khi nhóm này đang mắc kẹt với yêu cầu tăng vốn điều lệ suốt từ 2016 đến nay để có thể cải thiện và gồng sức tăng mạnh tín dụng.
Và như trên, về vĩ mô, vừa tăng mạnh tín dụng vừa phải đảm bảo chất lượng cho vay, vừa phải kiểm soát được lạm phát ở mức thấp đang là một yêu cầu đầy thử thách cho việc điều hành chính sách tiền tệ.
Thử thách này còn có một tham số là sức hấp thụ của nền kinh tế, sức khỏe nói chung của các doanh nghiệp vay vốn.
Lãi suất còn kê cao
Đã hơn hai tháng qua, hệ thống các tổ chức tín dụng có biểu hiện “thừa tiền”. Ngân hàng Nhà nước gần như hàng ngày phải phát hành tín phiếu để hút bớt tiền về, với số dư phát hành xoay quanh 25.000 tỷ đồng thời gian gần đây.
Nhưng, như vậy không có nghĩa áp lực chi phí đầu vào tại nhiều ngân hàng thương mại giảm bớt - một trong những yếu tố liên quan đến yêu cầu giảm lãi suất cho vay thêm 0,5% từ nay đến cuối năm mà Chính phủ vừa đưa ra.
Áp lực đó vẫn ở mức cao trên thị trường hiện nay.
Với khoảng 1 tỷ đồng, tại thời điểm này người gửi tiền vẫn dễ dàng tìm thấy các điểm thu hút có lãi suất lên tới 8,4-8,5%/năm; mức huy động trên 8%/năm có tại nhiều ngân hàng, dĩ nhiên ở các kỳ hạn dài, chủ yếu ở kênh gửi trực tuyến cùng chính sách cộng thưởng lãi suất.
Ở một mặt bằng đại trà hơn, ngay ở các kỳ hạn 6-9 tháng, một số ngân hàng thương mại đã áp mức cao từ 7-7,6%/năm, cao hơn cả mức trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện hành.
Tất nhiên, lãi suất huy động đầu vào là một phần, cần xét theo mặt bằng bình quân, còn để tiếp tục giảm được lãi suất cho vay có lẽ phải chờ các biện pháp tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước.
Hồi đầu tháng 7 vừa qua, nhà điều hành chính sách tiền tệ đã đồng loạt giảm các lãi suất điều hành. Tuy nhiên, đây là những loại lãi suất tính tác động hiện thực còn hạn chế đối với lãi suất cho vay trên thị trường. Sự chờ đợi tiếp theo ở lãi suất cho vay cầm cố trên thị trường mở (OMO), mà hồi tháng 7 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng từng đề cập có thể xem xét giảm (hiện ở mức 5%/năm).
Và vừa qua, để hạn chế áp lực đối với lãi suất trong ngắn hạn, Ngân hàng Nhà nước đã sớm công bố dự thảo sửa Thông tư 36 quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trong đó, hướng mở và “khoan sức” có ở dự kiến giãn lộ trình giảm giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nới ra trong hai năm (từng bước đến 2019).
Và từ ngày 15/8 vừa qua, nghị quyết về xử lý nợ xấu của Quốc hội đã đi vào thực tiễn, tạo cú hích cụ thể cho triển vọng tái tạo lượng vốn đã khê đọng trong nợ xấu, góp phần hỗ trợ yêu cầu giảm lãi suất cho vay. Điển hình như “tiếng cồng đầu tiên” ở sự kiện VAMC thu giữ tài sản bảo đảm của Công ty cổ phần Sài Gòn One Tower từ khoản nợ xấu lên tới 7.000 tỷ đồng…
Dĩ nhiên, từ nghị quyết đến triển khai, đặc biệt là quy trình thu giữ tài sản đảm bảo nợ xấu đến tái tạo lại vốn cho hệ thống, sẽ còn mất nhiều thời gian, mà chưa phải là “cây đũa thần” cho yêu cầu giảm được lãi suất cho vay trong bốn tháng còn lại của năm.
Theo đó, yêu cầu giảm lãi suất tiếp tục chờ đợi những hành động tiếp theo của chính sách tiền tệ. Một mặt, nếu có cung lớn như yêu cầu tăng tín dụng lên 21-22% có thể tạo thêm điều kiện để giá giảm (lãi suất). Mặt khác, sau khi liên tiếp đẩy mạnh phát hành trái phiếu Chính phủ, thì sự chèn lấn từ chính sách tài khóa dự kiến cũng thuyên giảm trong những tháng cuối năm.
Lần đầu tiên sau nhiều năm, Chính phủ ấn định con số mục tiêu cụ thể về sức rướn của tín dụng và mức co của lãi suất. Trước đây, các con số chỉ tiêu kế hoạch mà Ngân hàng Nhà nước hoạch định từ đầu năm có tính độc lập và chủ động cao hơn, cùng mức độ điều chỉnh thường không quá lớn.
Năm nay, ban đầu Ngân hàng Nhà nước xác định tăng trưởng tín dụng cả năm chỉ khoảng 18%, có linh hoạt theo thực tế. Nay, trong bốn tháng còn lại, Chính phủ đã yêu cầu nâng lên 21-22%. Một điều chỉnh lớn, nhằm góp phần cố gắng đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,7%.
Cùng đó, thay vì định hướng chung về phấn đấu giảm lãi suất, lần này Chính phủ nêu rõ con số cụ thể: phải giảm được 0,5%/năm lãi suất cho vay từ nay đến cuối năm.
Còn đó “xanh vỏ, đỏ lòng”
Cùng thời điểm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản đốc thúc các ngân hàng thương mại nhanh chóng hoàn thiện đề án tái cơ cấu, theo lộ trình thực hiện chỉ còn hơn ba năm nữa.
Quá trình tái cơ cấu hệ thống còn nhiều việc phải làm, nói đúng hơn là còn nhiều tồn tại, khó khăn. Việc thúc ngay tăng trưởng tín dụng với mức độ khá lớn, khoảng 10% trong bốn tháng cuối năm, ngoài phụ thuộc vào sức hấp thụ của nền kinh tế, còn gắn với tình hình sức khỏe chung của hệ thống.
Thử thách lớn nằm ở chỗ: một mặt Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng với tốc độ cao hơn như trên, mặt khác gắn với yêu cầu phải kiểm soát tốt chất lượng tín dụng và kiểm soát được lạm phát. Nếu cùng lúc đảm bảo tốt được những yêu cầu này (có những khía cạnh mâu thuẫn nhau), có thể xem đây là thời điểm chính sách tiền tệ bắt đầu vào giai đoạn “đỉnh cao” trong điều hành.
Và càng được xem là “đỉnh cao” khi gắn với tình hình sức khỏe hệ thống hiện nay.
Đó là một loạt ngân hàng thương mại vẫn đang trong giai đoạn tái cơ cấu vì có vấn đề sức khỏe. Bên cạnh các “ngân hàng 0 đồng” đã mua lại, những trường hợp sáp nhập, hợp nhất những năm qua đến nay vẫn đang ở thực tế “xanh vỏ, đỏ lòng”.
Tỷ lệ nợ xấu của một số thành viên báo cáo chỉ ở mức thấp, các tỷ lệ an toàn hoạt động đảm bảo tiêu chuẩn, nhưng đây là kết quả từ những cơ chế cho giãn lộ trình phân loại hoặc thoái lãi dự thu, giãn trích lập dự phòng; vẫn còn bao gồm cơ chế cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm của những năm trước; hay vẫn còn lượng lớn nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Nếu thực hiện một cách đầy đủ, không nhượng bộ trong cơ chế, thậm chí tiến tới yêu cầu thực hiện các chuẩn mực Basel 2, thì các điều kiện để đẩy mạnh được tăng trưởng tín dụng có thuận lợi không?
Thử nhìn sang khối có quy mô mạnh nhất là “big 4”, gồm: Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV, cũng là nhóm đang quyết định khoảng 50% thị phần tín dụng. Bên cạnh thực tế một phần lớn nợ xấu vẫn đang nằm tại VAMC, thì một trong những điều kiện để đẩy mạnh tín dụng đã gần cạn kiệt - tỷ lệ an toàn vốn (CAR).
Suốt giai đoạn 2011-2015, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tài sản có rủi ro của khối này liên tục tăng mạnh và vượt xa tốc độ tăng của vốn tự có, bình quân 19,4% so với 15,43% mỗi năm. Hệ quả là CAR từ mức 10,8% xuống chỉ còn 9,4%, sát với yêu cầu tối thiểu Ngân hàng Nhà nước quy định. Hiện CAR của nhóm nay ở khoảng 9,7%, nhưng áp lực thực hiện các chuẩn mức Basel 2 đã gần kề, trong khi nhóm này đang mắc kẹt với yêu cầu tăng vốn điều lệ suốt từ 2016 đến nay để có thể cải thiện và gồng sức tăng mạnh tín dụng.
Và như trên, về vĩ mô, vừa tăng mạnh tín dụng vừa phải đảm bảo chất lượng cho vay, vừa phải kiểm soát được lạm phát ở mức thấp đang là một yêu cầu đầy thử thách cho việc điều hành chính sách tiền tệ.
Thử thách này còn có một tham số là sức hấp thụ của nền kinh tế, sức khỏe nói chung của các doanh nghiệp vay vốn.
Lãi suất còn kê cao
Đã hơn hai tháng qua, hệ thống các tổ chức tín dụng có biểu hiện “thừa tiền”. Ngân hàng Nhà nước gần như hàng ngày phải phát hành tín phiếu để hút bớt tiền về, với số dư phát hành xoay quanh 25.000 tỷ đồng thời gian gần đây.
Nhưng, như vậy không có nghĩa áp lực chi phí đầu vào tại nhiều ngân hàng thương mại giảm bớt - một trong những yếu tố liên quan đến yêu cầu giảm lãi suất cho vay thêm 0,5% từ nay đến cuối năm mà Chính phủ vừa đưa ra.
Áp lực đó vẫn ở mức cao trên thị trường hiện nay.
Với khoảng 1 tỷ đồng, tại thời điểm này người gửi tiền vẫn dễ dàng tìm thấy các điểm thu hút có lãi suất lên tới 8,4-8,5%/năm; mức huy động trên 8%/năm có tại nhiều ngân hàng, dĩ nhiên ở các kỳ hạn dài, chủ yếu ở kênh gửi trực tuyến cùng chính sách cộng thưởng lãi suất.
Ở một mặt bằng đại trà hơn, ngay ở các kỳ hạn 6-9 tháng, một số ngân hàng thương mại đã áp mức cao từ 7-7,6%/năm, cao hơn cả mức trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện hành.
Tất nhiên, lãi suất huy động đầu vào là một phần, cần xét theo mặt bằng bình quân, còn để tiếp tục giảm được lãi suất cho vay có lẽ phải chờ các biện pháp tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước.
Hồi đầu tháng 7 vừa qua, nhà điều hành chính sách tiền tệ đã đồng loạt giảm các lãi suất điều hành. Tuy nhiên, đây là những loại lãi suất tính tác động hiện thực còn hạn chế đối với lãi suất cho vay trên thị trường. Sự chờ đợi tiếp theo ở lãi suất cho vay cầm cố trên thị trường mở (OMO), mà hồi tháng 7 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng từng đề cập có thể xem xét giảm (hiện ở mức 5%/năm).
Và vừa qua, để hạn chế áp lực đối với lãi suất trong ngắn hạn, Ngân hàng Nhà nước đã sớm công bố dự thảo sửa Thông tư 36 quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trong đó, hướng mở và “khoan sức” có ở dự kiến giãn lộ trình giảm giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nới ra trong hai năm (từng bước đến 2019).
Và từ ngày 15/8 vừa qua, nghị quyết về xử lý nợ xấu của Quốc hội đã đi vào thực tiễn, tạo cú hích cụ thể cho triển vọng tái tạo lượng vốn đã khê đọng trong nợ xấu, góp phần hỗ trợ yêu cầu giảm lãi suất cho vay. Điển hình như “tiếng cồng đầu tiên” ở sự kiện VAMC thu giữ tài sản bảo đảm của Công ty cổ phần Sài Gòn One Tower từ khoản nợ xấu lên tới 7.000 tỷ đồng…
Dĩ nhiên, từ nghị quyết đến triển khai, đặc biệt là quy trình thu giữ tài sản đảm bảo nợ xấu đến tái tạo lại vốn cho hệ thống, sẽ còn mất nhiều thời gian, mà chưa phải là “cây đũa thần” cho yêu cầu giảm được lãi suất cho vay trong bốn tháng còn lại của năm.
Theo đó, yêu cầu giảm lãi suất tiếp tục chờ đợi những hành động tiếp theo của chính sách tiền tệ. Một mặt, nếu có cung lớn như yêu cầu tăng tín dụng lên 21-22% có thể tạo thêm điều kiện để giá giảm (lãi suất). Mặt khác, sau khi liên tiếp đẩy mạnh phát hành trái phiếu Chính phủ, thì sự chèn lấn từ chính sách tài khóa dự kiến cũng thuyên giảm trong những tháng cuối năm.