Cấp thêm 20.800 tỷ cho ngân hàng của người nghèo
Một mục đích chính của nguồn vốn bố trí này nhằm tiếp tục duy trì lãi suất cho vay ưu đãi cho hộ nghèo
Theo dự kiến phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 và năm 2017 của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Chính phủ dự kiến sẽ bố trí hơn 20.800 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP).
Quy mô vốn dự kiến được bố trí nói trên sẽ giúp năng lực tài chính của ngân hàng này tăng đột biến, có điều kiện thuận lợi hơn để mở rộng hoạt động.
Tuy nhiên, đó không hẳn là quy mô lớn, do khoản tiền này đắp vào nhu cầu tăng vốn điều lệ cho VBSP mà ngân sách chưa bố trí được trong các năm 2013, 2015 và 2016, cũng như để tăng vốn điều lệ cho các năm tiếp theo, cấp bù các khoản chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý để đảm bảo tiếp tục duy trì mức lãi suất cho vay ưu đãi dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong 5 năm tới.
Tính đến 31/12/2016, vốn điều lệ của VBSP đạt gần 10.700 tỷ; tổng nguồn vốn đạt 162.380 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nguồn vốn huy động và vay lãi suất thị trường, vốn ngân sách Trung ương cấp chỉ chiếm 17,1%.
VBSP là ngân hàng có nhiệm vụ thực hiện chính sách đối với người nghèo và đối tượng chính sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Năm 2016, ngân hàng này đã đạt tổng dư nợ trên 157 nghìn tỷ đồng với hơn 6,7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Chất lượng tín dụng được kiểm soát ở mức thấp, nợ quá hạn, nợ khoanh chỉ chiếm 0,75% tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn là 0,34% và nợ khoanh là 0,41%.
Cũng trong năm 2016, đã có trên 2.297 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ VBSP.
Đến nay, vốn tín dụng chính sách qua VBSP đã góp phần giúp trên 493 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 171 nghìn lao động, trong đó có trên 2,7 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 74 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 1,3 triệu công trình cung cấp nước sạch, công trình nhà tiêu hợp vệ sinh ở nông thôn; gần 21 nghìn căn nhà cho hộ nghèo, trong đó có gần 5,5 nghìn căn nhà phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung.
Quy mô vốn dự kiến được bố trí nói trên sẽ giúp năng lực tài chính của ngân hàng này tăng đột biến, có điều kiện thuận lợi hơn để mở rộng hoạt động.
Tuy nhiên, đó không hẳn là quy mô lớn, do khoản tiền này đắp vào nhu cầu tăng vốn điều lệ cho VBSP mà ngân sách chưa bố trí được trong các năm 2013, 2015 và 2016, cũng như để tăng vốn điều lệ cho các năm tiếp theo, cấp bù các khoản chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý để đảm bảo tiếp tục duy trì mức lãi suất cho vay ưu đãi dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong 5 năm tới.
Tính đến 31/12/2016, vốn điều lệ của VBSP đạt gần 10.700 tỷ; tổng nguồn vốn đạt 162.380 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nguồn vốn huy động và vay lãi suất thị trường, vốn ngân sách Trung ương cấp chỉ chiếm 17,1%.
VBSP là ngân hàng có nhiệm vụ thực hiện chính sách đối với người nghèo và đối tượng chính sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Năm 2016, ngân hàng này đã đạt tổng dư nợ trên 157 nghìn tỷ đồng với hơn 6,7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Chất lượng tín dụng được kiểm soát ở mức thấp, nợ quá hạn, nợ khoanh chỉ chiếm 0,75% tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn là 0,34% và nợ khoanh là 0,41%.
Cũng trong năm 2016, đã có trên 2.297 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ VBSP.
Đến nay, vốn tín dụng chính sách qua VBSP đã góp phần giúp trên 493 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 171 nghìn lao động, trong đó có trên 2,7 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 74 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 1,3 triệu công trình cung cấp nước sạch, công trình nhà tiêu hợp vệ sinh ở nông thôn; gần 21 nghìn căn nhà cho hộ nghèo, trong đó có gần 5,5 nghìn căn nhà phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung.