Chi thêm 15.000 tỷ đồng trả nợ nước ngoài vì tăng tỷ giá?
Ghi nhận diễn biến thị trường những ngày sau quyết định điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước
Một trong những động thái chính sách quan trọng nhất trong tuần giao dịch đầu tiên của năm 2015 là việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Thị trường đã sớm có đồng thuận.
Ngày 7/1, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng USD với VND, từ 21.216 lên 21.458 VND/USD, tương ứng mức giao dịch sàn - trần là 21.243 - 21.673.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh hơn một tháng qua thị trường ngoại hối biến động mạnh, giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng duy trì ở mức trên 21.400 đồng (mức định hướng bán ra can thiệp của nhà điều hành). Thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã phải bán mạnh ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đặc biệt, ngày 6/1 tỷ giá giao dịch sát mức trần 21.458 VND, mặc dù trước đó đã có nguồn cung can thiệp mạnh của Ngân hàng Nhà nước.
Cũng như một số nhận định trong tuần qua, bộ phận nghiên cứu của công ty TNG Holdings Việt Nam vừa có báo cáo gửi các nhà đầu tư, các thành viên trong hệ thống của mình với những đánh giá khá tích cực về quyết định điều chỉnh trên cùng diễn biến của thị trường.
Theo báo cáo, tác động của quyết định tăng tỷ giá lần này có nhiều mặt, tuy nhiên xét về khía cạnh thị trường và thời điểm có thể nói quyết định này khá kịp thời, đặc biệt là giúp ổn định tâm lý thị trường.
Ngay sau quyết định này, thị trường đã có dấu hiệu ổn định hơn, tỷ giá có xu hướng giảm dần và giảm nhanh, nguồn cung cải thiện. Tính đến phiên cuối tuần 9/1, tỷ giá liên ngân hàng giao dịch ở mức 21.355 - 21.365 đồng, tương đương giảm khoảng 50 VND so với ngày 31/12/2014.
Với mức giá giao dịch trên thị trường đã trở về dưới mức 21.400 VND, gần như có thể khẳng định Ngân hàng Nhà nước không phải bán ngoại tệ can thiệp thị trường nữa.
Điểm tích cực nhất, theo quan điểm của khối phân tích TNG Holdings, là việc tăng tỷ giá ngay những ngày đầu năm mới đã đưa ra một thông điệp khẳng định trong thời gian gần sẽ không có điều chỉnh tỷ giá.
Từ đó, tâm lý của nhà đầu tư ổn định hơn, doanh nghiệp cũng có căn cứ về tỷ giá để xây dựng kế hoạch kinh doanh không phải lo ngại việc tỷ giá sẽ bất ngờ thay đổi.
“Ổn định tâm lý trên thị trường, hạn chế đà tăng của tỷ giá - đó chính là những hiệu quả tích cực mà quyết định thay đổi tỷ giá lần này đã mang lại. Khi kỳ vọng thay đổi tỷ giá trong ngắn hạn không còn, nguồn cung ngoại tệ được đánh giá là vẫn dồi dào (xuất siêu trên 2 tỷ USD, kiều hối 11 tỷ USD…), thị trường ngoại hối thời gian tới dự báo sẽ ổn định trở lại, tỷ giá có thể xác lập một mặt bằng mới và giao dịch quanh mức 21.300 USD”, báo cáo trên đưa ra nhận định.
Tuy nhiên, có một điểm được báo cáo trên lưu ý: một trong những lo ngại của nhà điều hành khi quyết định tăng tỷ giá, là gia tăng áp lực đối với việc trả nợ nước ngoài của Chính phủ trong năm 2015.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính về nợ công, ước nợ công đến ngày 31/12/2014 ở mức 2.395.488 tỷ đồng, bằng 60,3% GDP; trong đó nợ nước ngoài tương đương 39,9% GDP.
Như vậy, nếu ước tính GDP khoảng 183 tỷ USD năm 2014 thì dư nợ nước ngoài sẽ ở mức khoảng 73 tỷ USD. Với tỷ giá vừa được điều chỉnh tăng 1% từ 21.246 VND lên 21.458 VND, Việt Nam sẽ phải chi thêm hơn 15.000 tỷ đồng để trả nợ nước ngoài.
Ngày 7/1, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng USD với VND, từ 21.216 lên 21.458 VND/USD, tương ứng mức giao dịch sàn - trần là 21.243 - 21.673.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh hơn một tháng qua thị trường ngoại hối biến động mạnh, giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng duy trì ở mức trên 21.400 đồng (mức định hướng bán ra can thiệp của nhà điều hành). Thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã phải bán mạnh ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đặc biệt, ngày 6/1 tỷ giá giao dịch sát mức trần 21.458 VND, mặc dù trước đó đã có nguồn cung can thiệp mạnh của Ngân hàng Nhà nước.
Cũng như một số nhận định trong tuần qua, bộ phận nghiên cứu của công ty TNG Holdings Việt Nam vừa có báo cáo gửi các nhà đầu tư, các thành viên trong hệ thống của mình với những đánh giá khá tích cực về quyết định điều chỉnh trên cùng diễn biến của thị trường.
Theo báo cáo, tác động của quyết định tăng tỷ giá lần này có nhiều mặt, tuy nhiên xét về khía cạnh thị trường và thời điểm có thể nói quyết định này khá kịp thời, đặc biệt là giúp ổn định tâm lý thị trường.
Ngay sau quyết định này, thị trường đã có dấu hiệu ổn định hơn, tỷ giá có xu hướng giảm dần và giảm nhanh, nguồn cung cải thiện. Tính đến phiên cuối tuần 9/1, tỷ giá liên ngân hàng giao dịch ở mức 21.355 - 21.365 đồng, tương đương giảm khoảng 50 VND so với ngày 31/12/2014.
Với mức giá giao dịch trên thị trường đã trở về dưới mức 21.400 VND, gần như có thể khẳng định Ngân hàng Nhà nước không phải bán ngoại tệ can thiệp thị trường nữa.
Điểm tích cực nhất, theo quan điểm của khối phân tích TNG Holdings, là việc tăng tỷ giá ngay những ngày đầu năm mới đã đưa ra một thông điệp khẳng định trong thời gian gần sẽ không có điều chỉnh tỷ giá.
Từ đó, tâm lý của nhà đầu tư ổn định hơn, doanh nghiệp cũng có căn cứ về tỷ giá để xây dựng kế hoạch kinh doanh không phải lo ngại việc tỷ giá sẽ bất ngờ thay đổi.
“Ổn định tâm lý trên thị trường, hạn chế đà tăng của tỷ giá - đó chính là những hiệu quả tích cực mà quyết định thay đổi tỷ giá lần này đã mang lại. Khi kỳ vọng thay đổi tỷ giá trong ngắn hạn không còn, nguồn cung ngoại tệ được đánh giá là vẫn dồi dào (xuất siêu trên 2 tỷ USD, kiều hối 11 tỷ USD…), thị trường ngoại hối thời gian tới dự báo sẽ ổn định trở lại, tỷ giá có thể xác lập một mặt bằng mới và giao dịch quanh mức 21.300 USD”, báo cáo trên đưa ra nhận định.
Tuy nhiên, có một điểm được báo cáo trên lưu ý: một trong những lo ngại của nhà điều hành khi quyết định tăng tỷ giá, là gia tăng áp lực đối với việc trả nợ nước ngoài của Chính phủ trong năm 2015.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính về nợ công, ước nợ công đến ngày 31/12/2014 ở mức 2.395.488 tỷ đồng, bằng 60,3% GDP; trong đó nợ nước ngoài tương đương 39,9% GDP.
Như vậy, nếu ước tính GDP khoảng 183 tỷ USD năm 2014 thì dư nợ nước ngoài sẽ ở mức khoảng 73 tỷ USD. Với tỷ giá vừa được điều chỉnh tăng 1% từ 21.246 VND lên 21.458 VND, Việt Nam sẽ phải chi thêm hơn 15.000 tỷ đồng để trả nợ nước ngoài.