Chính thức mở lại cho vay ngoại tệ từ 1/6
Các doanh nghiệp xuất khẩu được trở lại vay vốn bằng ngoại tệ, theo cơ chế vừa mở
Ngày 27/5, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 07/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN quy định hoạt động cho vay bằng ngoại tệ.
Theo đó, một nhóm đối tượng là các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được trở lại vay vốn bằng ngoại tệ, sau khi cơ chế đã khép lại từ ngày 1/4 vừa qua.
Cụ thể, Thông tư 07 vừa ban hành cho phép tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối xem xét quyết định cho khách hàng là người cư trú vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay.
Điều kiện đi kèm, khi được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot), trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền giao dịch phải bằng ngoại tệ.
Quy định trên được thực hiện đến hết ngày 31/12/2016.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc mở lại cơ chế trên nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình kinh tế - xã hội còn khó khăn.
Thực tế trong những tháng đầu năm nay, tăng trưởng kinh tế thấp hơn cùng kỳ năm trước. Cùng đó, tình hình hạn hán tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và hạn hán, xâm mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp, sự cố bất thường tại một số tỉnh ven biển miền Trung đã tác động tiêu cực tới hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản và du lịch biển.
Việc điều chỉnh chính sách trên của Ngân hàng Nhà nước đặt trong bối cảnh khó khăn đó. Đáng chú ý, những khó khăn đó diễn ra khách quan, ngoài dự tính của chính sách tín dụng ngoại tệ đã xác định cuối 2015.
Trước đây, từ năm 2012, Ngân hàng Nhà nước cũng đã hai lần đóng rồi mở lại tín dụng ngoại tệ như trên, do hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn và cần hỗ trợ.
Trong nhiều giai đoạn, dù có những biến động và rủi ro tỷ giá, nhưng tín dụng ngoại tệ là nguồn vốn có lãi suất vay thấp hơn nhiều so với lãi vay VND, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn giảm thiểu chi phí và tăng cường năng lực cạnh tranh.
Theo đó, một nhóm đối tượng là các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được trở lại vay vốn bằng ngoại tệ, sau khi cơ chế đã khép lại từ ngày 1/4 vừa qua.
Cụ thể, Thông tư 07 vừa ban hành cho phép tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối xem xét quyết định cho khách hàng là người cư trú vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay.
Điều kiện đi kèm, khi được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot), trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền giao dịch phải bằng ngoại tệ.
Quy định trên được thực hiện đến hết ngày 31/12/2016.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc mở lại cơ chế trên nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình kinh tế - xã hội còn khó khăn.
Thực tế trong những tháng đầu năm nay, tăng trưởng kinh tế thấp hơn cùng kỳ năm trước. Cùng đó, tình hình hạn hán tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và hạn hán, xâm mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp, sự cố bất thường tại một số tỉnh ven biển miền Trung đã tác động tiêu cực tới hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản và du lịch biển.
Việc điều chỉnh chính sách trên của Ngân hàng Nhà nước đặt trong bối cảnh khó khăn đó. Đáng chú ý, những khó khăn đó diễn ra khách quan, ngoài dự tính của chính sách tín dụng ngoại tệ đã xác định cuối 2015.
Trước đây, từ năm 2012, Ngân hàng Nhà nước cũng đã hai lần đóng rồi mở lại tín dụng ngoại tệ như trên, do hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn và cần hỗ trợ.
Trong nhiều giai đoạn, dù có những biến động và rủi ro tỷ giá, nhưng tín dụng ngoại tệ là nguồn vốn có lãi suất vay thấp hơn nhiều so với lãi vay VND, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn giảm thiểu chi phí và tăng cường năng lực cạnh tranh.