Chứng khoán thế giới “đỏ lửa” sau khi Triều Tiên phóng tên lửa
Trong nước, giá vàng sáng nay cũng tăng khá mạnh, nhưng chỉ phản ánh một phần mức tăng của giá vàng quốc tế
Vụ phóng tên lửa bay qua Nhật Bản vào sáng nay (29/8) của Triều Tiên đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu sụt điểm, trong khi những tài sản an toàn như vàng và Yên Nhật tăng giá mạnh.
Hãng tin Reuters cho biết, chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật có lúc giảm 0,9%, chạm đáy 4 tháng, trong khi chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc giảm tới 1,6%. Mức giảm mạnh của Kospi góp phần khiến chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản giảm 0,7%.
Tại thị trường Mỹ, chỉ số S&P tương lai có lúc giảm 0,85% do giới đầu tư lo ngại động thái của Triều Tiên sẽ thổi bùng căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Quả tên lửa mà Triều Tiên phóng vào sáng sớm ngày thứ Ba đã bay qua Nhật Bản và rơi xuống khu vực trên Thái Bình Dương cách đảo Hokkaido khoảng 1.200 km về phía Bắc. Triều Tiên thường xuyên phóng thử tên lửa đạn đạo trong những năm gần đây, nhưng hiếm khi phóng tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật.
Tâm lý lo ngại của thị trường không chỉ được thể hiện qua sắc đỏ của các chỉ số chứng khoán, mà còn qua sự tăng giá mạnh của những tài sản được xem là an toàn. Đồng Yên Nhật tăng giá 0,8% so với USD, lên mức 108,33 Yên/USD, mức cao nhất kể từ tháng 4.
Đồng Yên thường tăng giá mỗi khi căng thẳng địa chính trị gia tăng hoặc có biến động tài chính, bởi Nhật Bản là quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới và thị trường tin rằng các nhà đầu tư Nhật sẽ chuyển vốn về nước khi có khủng hoảng.
Trái với sự tăng giá của đồng Yên, đồng Won Hàn Quốc giảm 0,8% so với USD, còn 1.127 Won/USD.
Đồng Franc Thụy Sỹ cũng được coi là một đồng tiền an toàn và cũng tăng giá sau khi Triều Tiên phóng tên lửa. Tỷ giá đồng Franc đã lên cao nhất trong 1 tháng so với USD, với 0,9498 Franc đổi 1 USD.
Trong khi đó, đồng Euro lập đỉnh mới của hai năm rưỡi so với USD, đạt 1,1986 USD/Euro. Đồng tiền chung châu Âu giữ đà tăng giá so với đồng bạc xanh kể từ khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi không bày tỏ lo ngại gì về sự tăng giá của đồng Euro khi có bài phát biểu tại Jackson Hole, Mỹ vào hôm thứ Sáu tuần trước.
“Thị trường tài chính tin rằng lựa chọn thực tế duy nhất cho Mỹ và Triều Tiên là ngồi vào bàn đàm phán, bởi các lựa chọn khác đều quá tốn kém cho tất cả các bên”, chiến lược gia trưởng Masayoshi Kichikawa của Sumitomo Mitsui Asset Management nhận định. “Nhưng không ai có thể loại trừ khả năng xảy ra sự cố. Thị trường cho rằng trò chơi cút bắt sẽ tiếp tục và Triều Tiên sẽ tiếp tục là một rủi ro”.
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh trong phiên sáng nay sau khi có tin Triều Tiên phóng tên lửa. Trước đó, giá kim loại quý này đã vọt qua ngưỡng 1.300 USD/oz vào đêm qua do đồng USD giảm giá so với Euro.
Lúc gần 11h trưa nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 7 USD/oz so với đóng cửa phiên Mỹ, đạt mức 1.317,5 USD/oz. Trước đó, có lúc giá vàng lên gần 1.325 USD/oz, cao nhất từ ngày 9/11/2016.
Phiên ngày thứ Hai tại New York, giá vàng tăng 18,7 USD/oz, chốt ở 1.310,5 USD/oz.
Trong nước, giá vàng sáng nay cũng tăng khá mạnh, nhưng chỉ phản ánh một phần mức tăng của giá vàng quốc tế.
Lúc gần 11h, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,47 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,55 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng tương ứng 120.000 đồng/lượng và 100.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua.
So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng SJC bán lẻ đang chênh cao hơn khoảng 500.000 đồng/lượng. Đây là mức chênh lệch thấp hiếm gặp giữa giá vàng trong nước và thế giới trong mấy năm trở lại đây.
Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 22.720 đồng (mua vào) và 22.740 đồng (bán ra), giảm 10 đồng so với sáng qua. Ngân hàng Vietcombank tiếp tục báo giá USD ở mức 22.695 đồng (mua vào) và 22.765 đồng (bán ra).
Các nhà đầu tư hiện đang chờ xem Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có phản ứng như thế nào với Triều Tiên và thúc đẩy ra sao kế hoạch cải cách thuế. Theo dự kiến, trong tuần này, ông Trump sẽ bắt đầu một nỗ lực quan trọng nhằm thuyết phục cử tri Mỹ và giới doanh nghiệp Mỹ về sự cần thiết của chương trình cải cách thuế mà ông dự kiến.
Hãng tin Reuters cho biết, chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật có lúc giảm 0,9%, chạm đáy 4 tháng, trong khi chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc giảm tới 1,6%. Mức giảm mạnh của Kospi góp phần khiến chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản giảm 0,7%.
Tại thị trường Mỹ, chỉ số S&P tương lai có lúc giảm 0,85% do giới đầu tư lo ngại động thái của Triều Tiên sẽ thổi bùng căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Quả tên lửa mà Triều Tiên phóng vào sáng sớm ngày thứ Ba đã bay qua Nhật Bản và rơi xuống khu vực trên Thái Bình Dương cách đảo Hokkaido khoảng 1.200 km về phía Bắc. Triều Tiên thường xuyên phóng thử tên lửa đạn đạo trong những năm gần đây, nhưng hiếm khi phóng tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật.
Tâm lý lo ngại của thị trường không chỉ được thể hiện qua sắc đỏ của các chỉ số chứng khoán, mà còn qua sự tăng giá mạnh của những tài sản được xem là an toàn. Đồng Yên Nhật tăng giá 0,8% so với USD, lên mức 108,33 Yên/USD, mức cao nhất kể từ tháng 4.
Đồng Yên thường tăng giá mỗi khi căng thẳng địa chính trị gia tăng hoặc có biến động tài chính, bởi Nhật Bản là quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới và thị trường tin rằng các nhà đầu tư Nhật sẽ chuyển vốn về nước khi có khủng hoảng.
Trái với sự tăng giá của đồng Yên, đồng Won Hàn Quốc giảm 0,8% so với USD, còn 1.127 Won/USD.
Đồng Franc Thụy Sỹ cũng được coi là một đồng tiền an toàn và cũng tăng giá sau khi Triều Tiên phóng tên lửa. Tỷ giá đồng Franc đã lên cao nhất trong 1 tháng so với USD, với 0,9498 Franc đổi 1 USD.
Trong khi đó, đồng Euro lập đỉnh mới của hai năm rưỡi so với USD, đạt 1,1986 USD/Euro. Đồng tiền chung châu Âu giữ đà tăng giá so với đồng bạc xanh kể từ khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi không bày tỏ lo ngại gì về sự tăng giá của đồng Euro khi có bài phát biểu tại Jackson Hole, Mỹ vào hôm thứ Sáu tuần trước.
“Thị trường tài chính tin rằng lựa chọn thực tế duy nhất cho Mỹ và Triều Tiên là ngồi vào bàn đàm phán, bởi các lựa chọn khác đều quá tốn kém cho tất cả các bên”, chiến lược gia trưởng Masayoshi Kichikawa của Sumitomo Mitsui Asset Management nhận định. “Nhưng không ai có thể loại trừ khả năng xảy ra sự cố. Thị trường cho rằng trò chơi cút bắt sẽ tiếp tục và Triều Tiên sẽ tiếp tục là một rủi ro”.
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh trong phiên sáng nay sau khi có tin Triều Tiên phóng tên lửa. Trước đó, giá kim loại quý này đã vọt qua ngưỡng 1.300 USD/oz vào đêm qua do đồng USD giảm giá so với Euro.
Lúc gần 11h trưa nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 7 USD/oz so với đóng cửa phiên Mỹ, đạt mức 1.317,5 USD/oz. Trước đó, có lúc giá vàng lên gần 1.325 USD/oz, cao nhất từ ngày 9/11/2016.
Phiên ngày thứ Hai tại New York, giá vàng tăng 18,7 USD/oz, chốt ở 1.310,5 USD/oz.
Trong nước, giá vàng sáng nay cũng tăng khá mạnh, nhưng chỉ phản ánh một phần mức tăng của giá vàng quốc tế.
Lúc gần 11h, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,47 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,55 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng tương ứng 120.000 đồng/lượng và 100.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua.
So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng SJC bán lẻ đang chênh cao hơn khoảng 500.000 đồng/lượng. Đây là mức chênh lệch thấp hiếm gặp giữa giá vàng trong nước và thế giới trong mấy năm trở lại đây.
Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 22.720 đồng (mua vào) và 22.740 đồng (bán ra), giảm 10 đồng so với sáng qua. Ngân hàng Vietcombank tiếp tục báo giá USD ở mức 22.695 đồng (mua vào) và 22.765 đồng (bán ra).
Các nhà đầu tư hiện đang chờ xem Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có phản ứng như thế nào với Triều Tiên và thúc đẩy ra sao kế hoạch cải cách thuế. Theo dự kiến, trong tuần này, ông Trump sẽ bắt đầu một nỗ lực quan trọng nhằm thuyết phục cử tri Mỹ và giới doanh nghiệp Mỹ về sự cần thiết của chương trình cải cách thuế mà ông dự kiến.