Có hai yếu tố lớn đang tác động tỷ giá USD/VND
Lần đầu tiên tỷ giá USD/VND hướng gần đến mức trần biên độ, kể từ sau đợt biến động cuối 2016
Cuối ngày 21/2, giá USD bán ra trên biểu niêm yết của một số ngân hàng thương mại đã lên mức 22.870 - 22.880 VND, chỉ cách trần biên độ một bước nhỏ.
Đây là lần đầu tiên tỷ giá USD/VND hướng gần đến mức trần biên độ, kể từ sau đợt biến động cuối 2016. Cũng là lần đầu tiên từ thời điểm đó giá USD giao dịch trên thị trường liên ngân hàng thử thách “ngưỡng chặn” mà Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước yết bán ra (22.848 VND ngày 21/2).
Tuy vậy, trong giao dịch giữa ngân hàng với dân cư và doanh nghiệp, mức giá mua vào - bán ra chưa có biểu hiện căng thẳng, chênh lệch vẫn doãng rộng từ 70 - 100 VND.
Trong diễn biến này, có một yếu tố ban đầu được chú ý là lãi suất VND trên liên ngân hàng giảm rất nhanh và xuống mức thấp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Điển hình như lãi suất qua đêm rơi nhanh từ trên 5%/năm xuống dưới 2%/năm. Chênh lệch lãi suất “đô - đồng” co hẹp hẳn khiến giá trị VND bất lợi, một phần ảnh hưởng đến tỷ giá.
Nhưng kịp thời, Ngân hàng Nhà nước vào cuộc điều tiết nhanh và mạnh, liên tục hút bớt VND về qua kênh tín phiếu với khối lượng khá lớn trong thời gian ngắn, cùng lượng lớn tiền đồng các ngân hàng vay cầm cố trong mùa cao điểm chi trả cận Tết vừa qua lần lượt phải trả lại nhà điều hành. Lãi suất VND trên liên ngân hàng từ tuần trước theo đó đã bật mạnh trở lại, nhanh chóng tái lập mốc 5%/năm ở các kỳ hạn ngắn. Chênh lệch lãi suất “đô - đồng” theo đó cũng đã doãng rộng.
Yếu tố lãi suất được điều tiết lại, nhưng diễn biến tỷ giá gần đây lại có yếu tố tác động lớn hơn - một trong hai tác động đáng chú ý nhất hiện nay. Đó là cầu ngoại tệ tăng lên và nhập siêu đột ngột tăng cao.
Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan, cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ 1 tháng 2/2017 (từ 1-15/2) thâm hụt tới gần 2,45 tỷ USD. Theo đó, tiếng nói có trọng lượng đầu tiên trong đợt biến động tỷ giá này là cầu ngoại tệ thực cho thanh toán nhập khẩu lên tiếng.
Trong tác động đó, trong kỳ nhập siêu lớn đó, điểm được chú ý là thanh khoản ngoại tệ vẫn tốt và thị trường vẫn tự cân đối, đảm bảo được, mà Ngân hàng Nhà nước chưa phải bán ra hỗ trợ.
Thứ hai, có yếu tố tâm lý thị trường về tình huống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể tăng lãi suất thêm hai lần nữa trong năm 2017, thậm chí được chờ đợi ở kỳ họp gần kề ngày 14/3 tới. Suốt từ năm 2015 đến nay, tình huống FED tăng lãi suất vẫn luôn là điểm được chú ý trong tác động đến tỷ giá USD/VND.
Theo TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tình huống FED có thể tăng lãi suất được nhìn nhận ở hai tác động trái chiếu đối với tỷ giá USD/VND.
Một là, với lãi suất USD có trần 0%/năm, chênh lệch lãi suất “đô - đồng” vẫn duy trì ở mức lớn, có lợi cho việc nắm giữ VND, qua đó góp phần giúp ổn định tỷ giá.
Tuy nhiên, chiều tác động thứ hai, lãi suất USD tăng lên trên thế giới trong khi tại Việt Nam trần 0%/năm thì có khả năng vốn ngoại tệ vào, ra khỏi Việt Nam sẽ khó lường hơn.
“Tuy nhiên, dù thế nào chăng nữa, nếu tỷ giá trung tâm mà Ngân hàng Nhà nước công bố tăng liều lượng như hiện nay thì không quá lo ngại tình huống FED tăng lãi suất, mà FED cũng sẽ tăng một cách thận trọng thôi”, ông Phước nhìn nhận.
Nhìn lại, từ đầu năm 2017 đến nay, tỷ giá trung tâm giữa VND với đồng đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước công bố đã có “liều lượng” tăng đáng kể, từ mức 22.158 VND lên 22.231 VND.
Cũng nhìn lại diễn biến từ đầu năm 2017 đến nay, tỷ giá USD/VND đã có khác biệt lớn, tăng lên khá mạnh thay vì ổn định quãng đầu các năm 2015 và 2016. Trong đó, nhập siêu tăng mạnh lên nửa đầu tháng 2 vừa qua là tác động đáng chú ý nhất, còn cùng kỳ 2015 và 2016 từng ghi nhận thuận lợi của xuất siêu.
Đây là lần đầu tiên tỷ giá USD/VND hướng gần đến mức trần biên độ, kể từ sau đợt biến động cuối 2016. Cũng là lần đầu tiên từ thời điểm đó giá USD giao dịch trên thị trường liên ngân hàng thử thách “ngưỡng chặn” mà Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước yết bán ra (22.848 VND ngày 21/2).
Tuy vậy, trong giao dịch giữa ngân hàng với dân cư và doanh nghiệp, mức giá mua vào - bán ra chưa có biểu hiện căng thẳng, chênh lệch vẫn doãng rộng từ 70 - 100 VND.
Trong diễn biến này, có một yếu tố ban đầu được chú ý là lãi suất VND trên liên ngân hàng giảm rất nhanh và xuống mức thấp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Điển hình như lãi suất qua đêm rơi nhanh từ trên 5%/năm xuống dưới 2%/năm. Chênh lệch lãi suất “đô - đồng” co hẹp hẳn khiến giá trị VND bất lợi, một phần ảnh hưởng đến tỷ giá.
Nhưng kịp thời, Ngân hàng Nhà nước vào cuộc điều tiết nhanh và mạnh, liên tục hút bớt VND về qua kênh tín phiếu với khối lượng khá lớn trong thời gian ngắn, cùng lượng lớn tiền đồng các ngân hàng vay cầm cố trong mùa cao điểm chi trả cận Tết vừa qua lần lượt phải trả lại nhà điều hành. Lãi suất VND trên liên ngân hàng từ tuần trước theo đó đã bật mạnh trở lại, nhanh chóng tái lập mốc 5%/năm ở các kỳ hạn ngắn. Chênh lệch lãi suất “đô - đồng” theo đó cũng đã doãng rộng.
Yếu tố lãi suất được điều tiết lại, nhưng diễn biến tỷ giá gần đây lại có yếu tố tác động lớn hơn - một trong hai tác động đáng chú ý nhất hiện nay. Đó là cầu ngoại tệ tăng lên và nhập siêu đột ngột tăng cao.
Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan, cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ 1 tháng 2/2017 (từ 1-15/2) thâm hụt tới gần 2,45 tỷ USD. Theo đó, tiếng nói có trọng lượng đầu tiên trong đợt biến động tỷ giá này là cầu ngoại tệ thực cho thanh toán nhập khẩu lên tiếng.
Trong tác động đó, trong kỳ nhập siêu lớn đó, điểm được chú ý là thanh khoản ngoại tệ vẫn tốt và thị trường vẫn tự cân đối, đảm bảo được, mà Ngân hàng Nhà nước chưa phải bán ra hỗ trợ.
Thứ hai, có yếu tố tâm lý thị trường về tình huống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể tăng lãi suất thêm hai lần nữa trong năm 2017, thậm chí được chờ đợi ở kỳ họp gần kề ngày 14/3 tới. Suốt từ năm 2015 đến nay, tình huống FED tăng lãi suất vẫn luôn là điểm được chú ý trong tác động đến tỷ giá USD/VND.
Theo TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tình huống FED có thể tăng lãi suất được nhìn nhận ở hai tác động trái chiếu đối với tỷ giá USD/VND.
Một là, với lãi suất USD có trần 0%/năm, chênh lệch lãi suất “đô - đồng” vẫn duy trì ở mức lớn, có lợi cho việc nắm giữ VND, qua đó góp phần giúp ổn định tỷ giá.
Tuy nhiên, chiều tác động thứ hai, lãi suất USD tăng lên trên thế giới trong khi tại Việt Nam trần 0%/năm thì có khả năng vốn ngoại tệ vào, ra khỏi Việt Nam sẽ khó lường hơn.
“Tuy nhiên, dù thế nào chăng nữa, nếu tỷ giá trung tâm mà Ngân hàng Nhà nước công bố tăng liều lượng như hiện nay thì không quá lo ngại tình huống FED tăng lãi suất, mà FED cũng sẽ tăng một cách thận trọng thôi”, ông Phước nhìn nhận.
Nhìn lại, từ đầu năm 2017 đến nay, tỷ giá trung tâm giữa VND với đồng đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước công bố đã có “liều lượng” tăng đáng kể, từ mức 22.158 VND lên 22.231 VND.
Cũng nhìn lại diễn biến từ đầu năm 2017 đến nay, tỷ giá USD/VND đã có khác biệt lớn, tăng lên khá mạnh thay vì ổn định quãng đầu các năm 2015 và 2016. Trong đó, nhập siêu tăng mạnh lên nửa đầu tháng 2 vừa qua là tác động đáng chú ý nhất, còn cùng kỳ 2015 và 2016 từng ghi nhận thuận lợi của xuất siêu.