Đại án Oceanbank: Luật sư kiến nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Phiên toà xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm trong đại án kinh tế tại ngân hàng OceanBank tiếp tục bước sang ngày thứ 12
Hôm nay (15/9), phiên toà xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm trong đại án kinh tế tại ngân hàng OceanBank tiếp tục bước sang ngày thứ 12 với phần bào chữa của các luật sư.
“Cần trả lại hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung”
Trong phần bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, luật sư Nguyễn Thị Minh Phương cho biết, một số tình tiết mới liên quan đến hành vi của Nguyễn Xuân Sơn vừa xảy ra là việc khởi tố vụ án lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP), Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP).
Luật sư đặt câu hỏi việc quy kết Sơn hành vi chiếm đoạt tiền có vô tình cản trở yếu tố điều tra của các vụ án này hay không? Vì theo lời khai của Sơn liên quan đến khách hàng ngành dầu khí thì Sơn đã chi tiền lãi ngoài cho họ.
“Việc luận tội Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tài sản đồng nghĩa với việc công nhận lời khai chối tội của các lãnh đạo đơn vị kia. Vậy hà cớ gì còn cần thiết khởi tố vụ án tại các đơn vị thành viên của Petro Vietnam?”, luật sư đặt câu hỏi.
Theo đó, luật sư kiến nghị cần xác định về khoản tiền được cho là do bị cáo Sơn chiếm đoạt và trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.
Theo luật sư, trong suốt thời gian khởi tố, Nguyễn Xuân Sơn không phải là người đại diện vốn góp, không quyết định nơi gửi tiền của Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) nên không có cơ sở quyết định Sơn có vai trò gì liên quan đến việc gửi tiền của Petro Vietnam.
“Vì xác định đúng chức vụ của Sơn trong thời gian xảy ra vụ án là hết sức quan trọng. Thời gian và khoản tiền Sơn bị quy buộc tham ô là khi bị cáo làm ở Petro Vietnam - không tham gia điều hành tại OceanBank, cũng không phải là người đại diện vốn góp của Petro Vietnam tại OceanBank. Vậy căn cứ vào đâu quy buộc Sơn chiếm đoạt tài sản? Ai là người quản lý 246 tỷ đồng? Ai quyết định chi tiền?”, luật sư đặt câu hỏi.
Theo luật sư Phương, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn không thể là chủ thể của tội tham ô. Số tiền này cũng không phải nguồn từ cổ tức hay từ rút từ vốn điều lệ của OceanBank nên không thuộc về Petro Vietnam.
“Vội vàng”?
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Huy Thiệp bào chữa cho Hà Văn Thắm cũng cho rằng, với tình trạng chứng cứ trong hồ sơ, diễn biến phiên tòa mà Viện Kiểm sát lại đưa ra mức án cao nhất đối với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn và mức chung thân đối với Hà Văn Thắm là “vội vàng”.
“Đơn cử, bây giờ vội vàng quy kết Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt 246 tỷ đồng, một ngày kết quả 3 vụ án khác khai có nhận số tiền từ Nguyễn Xuân Sơn thì chúng ta nghĩ sao đây, vì phán xét rồi”, luật sư nói.
Về căn cứ để quy kết Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt 246 tỷ đồng, theo luật sư Thiệp, có lẽ vì trong quá trình điều tra Sơn không khai nhận số tiền nên không xác định được Sơn chi như thế nào, chi cho ai. Đây là căn cứ cơ bản để quy kết Sơn đã chiếm đoạt số tiền.
Tuy nhiên, luật sư Thiệp cho rằng, việc chi tiền là theo chủ chương chi lãi suất vượt trần thực hiện trên toàn hệ thống, hành vi của Sơn là hành vi của rất nhiều bị cáo khác tại OceanBank.
“Hành vi không khác gì nhau, cùng mục đích nhưng Sơn lại bị truy tố hành vi chiếm đoạt. Trong khi đó, tại phiên toà lần hai, Sơn đã thay đổi lời khai, thừa nhận đã chăm sóc khách hàng, như vậy là hành vi của Sơn đã trở về giống các bị cáo khác”, luật sư nói.
“Lời khai đã được thay đổi, tại sao không xem xét lại để đảm bảo sự bình đẳng, công bằng?”, luật sư Thiệp nói.
Theo luật sư, quy kết như vậy dẫn đến thực trạng bất cập là từ hành vi chi lãi ngoài Nguyễn Xuân Sơn bị truy tố thêm hai tội theo điều 278 và 280 còn Hà Văn Thắm - thân chủ của ông cũng bị quy kết đồng phạm, giúp sức cho Sơn.
“Tôi xin nhấn mạnh, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn không chiếm đoạt, thậm chí không thể chiếm đoạt, nhất là khoản 49 tỷ đồng”, luật sư Thiệp nói.
49 tỷ đồng có thuộc Petro Vietnam?
Theo luật sư Thiệp, 49 tỷ đồng được kết luận là của Petro Vietnam như cáo trạng nêu chỉ là phép tính số học thuần tuý, còn để xem xét đánh giá dưới góc độ tài chính, pháp lý thì phép tính đã phù hợp hay chưa cần phải xem xét lại trước khi dùng để kết tội đối với các bị cáo.
“Cơ quan điều tra đã đưa ra phép tính mà không dựa trên nguồn gốc phát sinh số tiền này. Thậm chí Petro Vietnam - vốn được xác định nguyên đơn dân sự trong vụ án này, cũng không xác định được mức bồi thường và cũng không có đơn đòi bồi thường. Petro Vietnam chỉ yêu cầu bồi thường căn cứ vào cơ quan điều tra và phán xét của Hội đồng xét xử”, luật sư Thiệp cho hay.
“Petro Vietnam có mất số tiền này không? Hồ sơ không cho thấy có căn chứ chứng tỏ Petro Vietnam bị mất số tiền này, cũng không xác định đây là tiền gì? Tiền vốn hay là cổ tức của Petro Vietnam?”, luật sư đặt câu hỏi.
Thứ nhất, số tiền 1.576 tỷ đồng hoàn toàn không lấy từ vốn điều lệ vì theo quy định, vốn điều lệ chỉ dùng để mua tài sản, mở công ty con, đầu tư chứng khoán...
Thứ hai, nếu xác định đây là lợi nhuận, thì trước khi chia cổ tức còn phải trích dự phòng, nộp thuế, phần còn lại mới được chia, mà trước khi chia còn phải qua kiểm toán,…
“Tóm lại, không có căn cứ, cơ sở xác định 49 tỷ đồng là của Petro Vietnam vì số tiền đó không phải vốn góp, không phải cổ tức, lợi nhuận đã được chia, theo đó không có cơ sở để quy kết Sơn chiếm đoạt của Petro Vietnam”, luật sư Thiệp kết luận.
Với Hà Văn Thắm, theo luật sư, hồ sơ cho thấy không đủ chứng cứ quy kết Sơn chiếm đoạt 246 tỷ, trong đó có 49 tỷ Petro Vietnam thì không thể kết luận Thắm đồng phạm, giúp sức.
Về dấu hiệu hành động giúp sức, theo luật sư Thiệp, có lẽ hành vi duy nhất của Thắm là đã đưa tiền cho Sơn chăm sóc khách hàng.
“Thắm đưa tiền cho Sơn để Sơn chủ động chuyển tiền chăm sóc Petro Vietnam, còn chi cho ai, như thế nào thì Thắm không theo dõi mà chỉ cân đối dựa trên lượng tiền huy động được. Khi lượng tiền được duy trì và tăng trưởng thì tức là mục đích của chi chăm sóc lãi ngoài đã được thực hiện”, luật sư Thiệp nói.
“Cần trả lại hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung”
Trong phần bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, luật sư Nguyễn Thị Minh Phương cho biết, một số tình tiết mới liên quan đến hành vi của Nguyễn Xuân Sơn vừa xảy ra là việc khởi tố vụ án lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP), Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP).
Luật sư đặt câu hỏi việc quy kết Sơn hành vi chiếm đoạt tiền có vô tình cản trở yếu tố điều tra của các vụ án này hay không? Vì theo lời khai của Sơn liên quan đến khách hàng ngành dầu khí thì Sơn đã chi tiền lãi ngoài cho họ.
“Việc luận tội Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tài sản đồng nghĩa với việc công nhận lời khai chối tội của các lãnh đạo đơn vị kia. Vậy hà cớ gì còn cần thiết khởi tố vụ án tại các đơn vị thành viên của Petro Vietnam?”, luật sư đặt câu hỏi.
Theo đó, luật sư kiến nghị cần xác định về khoản tiền được cho là do bị cáo Sơn chiếm đoạt và trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.
Theo luật sư, trong suốt thời gian khởi tố, Nguyễn Xuân Sơn không phải là người đại diện vốn góp, không quyết định nơi gửi tiền của Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) nên không có cơ sở quyết định Sơn có vai trò gì liên quan đến việc gửi tiền của Petro Vietnam.
“Vì xác định đúng chức vụ của Sơn trong thời gian xảy ra vụ án là hết sức quan trọng. Thời gian và khoản tiền Sơn bị quy buộc tham ô là khi bị cáo làm ở Petro Vietnam - không tham gia điều hành tại OceanBank, cũng không phải là người đại diện vốn góp của Petro Vietnam tại OceanBank. Vậy căn cứ vào đâu quy buộc Sơn chiếm đoạt tài sản? Ai là người quản lý 246 tỷ đồng? Ai quyết định chi tiền?”, luật sư đặt câu hỏi.
Theo luật sư Phương, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn không thể là chủ thể của tội tham ô. Số tiền này cũng không phải nguồn từ cổ tức hay từ rút từ vốn điều lệ của OceanBank nên không thuộc về Petro Vietnam.
“Vội vàng”?
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Huy Thiệp bào chữa cho Hà Văn Thắm cũng cho rằng, với tình trạng chứng cứ trong hồ sơ, diễn biến phiên tòa mà Viện Kiểm sát lại đưa ra mức án cao nhất đối với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn và mức chung thân đối với Hà Văn Thắm là “vội vàng”.
“Đơn cử, bây giờ vội vàng quy kết Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt 246 tỷ đồng, một ngày kết quả 3 vụ án khác khai có nhận số tiền từ Nguyễn Xuân Sơn thì chúng ta nghĩ sao đây, vì phán xét rồi”, luật sư nói.
Về căn cứ để quy kết Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt 246 tỷ đồng, theo luật sư Thiệp, có lẽ vì trong quá trình điều tra Sơn không khai nhận số tiền nên không xác định được Sơn chi như thế nào, chi cho ai. Đây là căn cứ cơ bản để quy kết Sơn đã chiếm đoạt số tiền.
Tuy nhiên, luật sư Thiệp cho rằng, việc chi tiền là theo chủ chương chi lãi suất vượt trần thực hiện trên toàn hệ thống, hành vi của Sơn là hành vi của rất nhiều bị cáo khác tại OceanBank.
“Hành vi không khác gì nhau, cùng mục đích nhưng Sơn lại bị truy tố hành vi chiếm đoạt. Trong khi đó, tại phiên toà lần hai, Sơn đã thay đổi lời khai, thừa nhận đã chăm sóc khách hàng, như vậy là hành vi của Sơn đã trở về giống các bị cáo khác”, luật sư nói.
“Lời khai đã được thay đổi, tại sao không xem xét lại để đảm bảo sự bình đẳng, công bằng?”, luật sư Thiệp nói.
Theo luật sư, quy kết như vậy dẫn đến thực trạng bất cập là từ hành vi chi lãi ngoài Nguyễn Xuân Sơn bị truy tố thêm hai tội theo điều 278 và 280 còn Hà Văn Thắm - thân chủ của ông cũng bị quy kết đồng phạm, giúp sức cho Sơn.
“Tôi xin nhấn mạnh, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn không chiếm đoạt, thậm chí không thể chiếm đoạt, nhất là khoản 49 tỷ đồng”, luật sư Thiệp nói.
49 tỷ đồng có thuộc Petro Vietnam?
Theo luật sư Thiệp, 49 tỷ đồng được kết luận là của Petro Vietnam như cáo trạng nêu chỉ là phép tính số học thuần tuý, còn để xem xét đánh giá dưới góc độ tài chính, pháp lý thì phép tính đã phù hợp hay chưa cần phải xem xét lại trước khi dùng để kết tội đối với các bị cáo.
“Cơ quan điều tra đã đưa ra phép tính mà không dựa trên nguồn gốc phát sinh số tiền này. Thậm chí Petro Vietnam - vốn được xác định nguyên đơn dân sự trong vụ án này, cũng không xác định được mức bồi thường và cũng không có đơn đòi bồi thường. Petro Vietnam chỉ yêu cầu bồi thường căn cứ vào cơ quan điều tra và phán xét của Hội đồng xét xử”, luật sư Thiệp cho hay.
“Petro Vietnam có mất số tiền này không? Hồ sơ không cho thấy có căn chứ chứng tỏ Petro Vietnam bị mất số tiền này, cũng không xác định đây là tiền gì? Tiền vốn hay là cổ tức của Petro Vietnam?”, luật sư đặt câu hỏi.
Thứ nhất, số tiền 1.576 tỷ đồng hoàn toàn không lấy từ vốn điều lệ vì theo quy định, vốn điều lệ chỉ dùng để mua tài sản, mở công ty con, đầu tư chứng khoán...
Thứ hai, nếu xác định đây là lợi nhuận, thì trước khi chia cổ tức còn phải trích dự phòng, nộp thuế, phần còn lại mới được chia, mà trước khi chia còn phải qua kiểm toán,…
“Tóm lại, không có căn cứ, cơ sở xác định 49 tỷ đồng là của Petro Vietnam vì số tiền đó không phải vốn góp, không phải cổ tức, lợi nhuận đã được chia, theo đó không có cơ sở để quy kết Sơn chiếm đoạt của Petro Vietnam”, luật sư Thiệp kết luận.
Với Hà Văn Thắm, theo luật sư, hồ sơ cho thấy không đủ chứng cứ quy kết Sơn chiếm đoạt 246 tỷ, trong đó có 49 tỷ Petro Vietnam thì không thể kết luận Thắm đồng phạm, giúp sức.
Về dấu hiệu hành động giúp sức, theo luật sư Thiệp, có lẽ hành vi duy nhất của Thắm là đã đưa tiền cho Sơn chăm sóc khách hàng.
“Thắm đưa tiền cho Sơn để Sơn chủ động chuyển tiền chăm sóc Petro Vietnam, còn chi cho ai, như thế nào thì Thắm không theo dõi mà chỉ cân đối dựa trên lượng tiền huy động được. Khi lượng tiền được duy trì và tăng trưởng thì tức là mục đích của chi chăm sóc lãi ngoài đã được thực hiện”, luật sư Thiệp nói.
Trước đó, trong phiên toà ngày 14/9, Viện Kiểm sát toà án Nhân dân thành phố Hà Nội kết luận bị cáo Nguyễn Xuân Sơn đã lợi dụng chức vụ của mình và lợi thế của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) là cổ đông chiến lược, yêu sách áp đặt chi lãi ngoài. Bị cáo đã nhận chiếm đoạt số tiền lớn. Trong quá trình điều tra, bị cáo chưa thành khẩn khai báo, quanh co chối tội, nhằm trốn tránh trách nhiệm, thái độ coi thường pháp luật, thách thức các giới hạn pháp luật. Do đó, cần xử lý nghiêm khắc, nhằm đảm bảo răn đe phòng chống tội phạm. Theo đó, Viện Kiểm sát đề nghị mức án với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn: 16-18 năm về tội cố ý làm trái, chung thân về tội lạm dụng quyền hạn, tử hình với tội tham ô. Theo đó, hình phạt chung là tử hình. Đối với Hà Văn Thắm, xuất phát từ động cơ cá nhân, đồng thời, cũng chịu áp lực từ Petro Vietnam, bị cáo đã chỉ đạo nhân viên thu tiền trái pháp luật qua Công ty BSC. Đối với hành vi chi lãi ngoài, Hà Văn Thắm là chủ mưu khởi xướng, chỉ đạo chi lãi ngoài trên toàn hệ thống Ngân hàng Đại Dương. Hành vi kéo dài công khai trên toàn hệ thống, gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn, gây ảnh hưởng lớn tới chính sác tiền tệ tiền của Ngân hàng Nhà nước. Ở hành vi vi phạm quy định cho vay, Hà Văn Thắm chỉ đạo cấp dưới cho vay trái quy định gây thiệt hại cho ngân hàng nhưng chưa thành khẩn, chưa nhận thức được sai phạm, hậu quả chưa được khắc phục, gây thiệt hại tài sản Nhà nước, thiệt hại cho OceanBank, kéo theo hệ lụy cho hàng chục nhân viên khác bị truy tố xét xử. Theo đó, Viện Kiểm sát cho rằng cần có một mức án nghiêm khắc đối với Hà Văn Thắm và đề nghị 19-20 năm tội cố ý làm trái, 18-20 năm về vi phạm cho vay, 20 năm tội lạm dụng chức vụ, chung thân tội tham ô. Hình phạt chung là chung thân. |