Đại án OceanBank: Nguyễn Xuân Sơn “cầu cứu”, xin miễn án tử
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn mong Hội đồng xét xử xác định cho bị cáo đúng hành vi, đúng tội danh, không quy kết tội danh chiếm đoạt và tham ô tài sản
Hôm 20/9, phiên toà xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm tại ngân hàng Đại Dương (OceanBank) tiếp tục với phần tự bào chữa của các bị cáo.
Nguyễn Xuân Sơn “cầu cứu”, xin xem xét miễn án tử
Theo cáo trạng, Nguyễn Xuân Sơn bị truy tố tội tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
“Bị cáo xin gửi tới Toà một lời kêu cứu, lời thỉnh cầu Hội đồng xét xử minh oan, bị cáo không thể phạm tội tham ô, không thể chiếm đoạt tài sản của anh Thắm và của ngân hàng”, Nguyễn Xuân Sơn mở đầu lời tự bào chữa cho mình.
Nguyễn Xuân Sơn cho biết, trong giai đoạn từ năm 2011-2014, bị cáo có hành vi nhận tiền của Thắm để chi cho Petro Vietnam, bị cáo thừa nhận hành vi của mình và cảm thấy ăn năn hối lỗi.
Cụ thể, trong giai đoạn là Tổng giám đốc ngân hàng, bị cáo đã chi chăm sóc khác hàng toàn bộ số tiền mà Hà Văn Thắm đưa, khoảng trên dưới 69 tỷ đồng.
Cũng theo bị cáo Sơn, trong giai đoạn từ năm 2009-2010 và từ 2011-2014, bị cáo có chuyển tiền cho khách hàng Petro Vietnam qua Ninh Văn Quỳnh. Sơn cũng khẳng định, số tiền bị cáo đưa cho Quỳnh nhiều hơn rất nhiều so với số tiền mà Quỳnh đã thừa nhận trong phiên toà trước đó.
Nguyễn Xuân Sơn cũng cho rằng, với hành vi, trách nhiệm và quyền hạn của mình, bị cáo không thể thực hiện việc tham ô tiền của ngân hàng.
“Hai năm bị cáo làm Tổng giám đốc, ngân hàng chỉ chi 69 tỷ đồng chăm sóc khách hàng, trong khi đó, trong giai đoạn này, các ngân hàng thường phải chi chăm sóc từ 1-3% trên tổng huy động, thậm chí có ngân hàng chi tới 5-6%”.
“Bị cáo chỉ làm một phép tính đơn giản, là nếu chi 1% cho tổng số dư của Petro Vietnam gửi tại OceanBank thì con số phải chi lãi ngoài đã là 1.200 tỷ đồng, trong khi bị cáo chỉ chi có 69 tỷ trong 2 năm, đây là con số quá thấp. Nếu bị cáo muốn chiếm đoạt tiền, bị cáo hoàn toàn có thể yêu cầu Thắm chi nhiều hơn rồi mình chiếm đoạt một phần, nhưng bị cáo đã không làm như thế. Nếu mình lấy tiền của người khác làm của riêng thì không thể có uy tín, anh Thắm cũng rất tin tưởng bị cáo không hề chiếm đoạt”, Sơn nói.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cũng thừa nhận, lỗi của mình là đã không khai báo rõ các nguồn tiền đi, đến. Tuy nhiên, trong quá trình xử án, bị cáo nhận rõ việc mình không khai ra là làm cho vụ án đi sai bản chất, nên bị cáo quyết định trình bày hết, không che giấu điều gì.
Theo đó, bị cáo mong muốn Hội đồng xét xử xác định cho bị cáo đúng hành vi, đúng tội danh, đúng sự thật, không quy kết tội danh chiếm đoạt và tham ô tài sản.
“Nếu hành vi của bị cáo có vi phạm pháp luật, bị cáo vô cùng ăn năn hối lỗi, mong cho phép được sử dụng tài sản cá nhân để khắc phục hậu quả, làm giảm thiệt hại, được hưởng khoan hồng của pháp luật”, Nguyễn Xuân Sơn nói.
“Xin hãy trả lại đúng tội danh cho bị cáo”
Cũng trong ngày hôm nay, bị cáo Nguyễn Hoài Nam, nguyên Giám đốc khối nguồn vốn thực hiện tự bào chữa cho mình với cáo buộc đồng phạm với Nguyễn Minh Thu trong việc chi lãi ngoài, phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, phải chịu liên đới trách nhiệm về số tièn hơn 127 tỷ đồng.
Trong phần tự bào chữa của mình, bị cáo Nam nhìn nhận, đúng là OceanBank đã làm sai Thông tư 02 về trần lãi suất, trong đó mỗi đơn vị của ngân hàng cũng tham gia vào quá trình đó nên rõ ràng có sai.
“Khi cỗ xe đang lăn thì mỗi bộ phận chỉ như là một bánh răng. Cỗ xe đi sai hướng thì từng bộ phận của cỗ xe cũng đi sai theo”, bị cáo Nam nói.
“Khi thực hiện hành vi chi lãi ngoài, bị cáo đã rất băn khoăn, nếu không làm thì có thể bị đuổi việc. Nhưng nếu chuyển sang ngân hàng khác thì có gì bảo đảm bị cáo không bị giao việc gì liên quan đến việc chi lãi suất ngoài? Bởi thời điểm đó, hầu hết các ngân hàng đều chi ngoài lãi suất như OceanBank”, bị cáo Nam bộc bạch.
Nguyễn Hoài Nam cũng thừa nhận, nhận thức của bị cáo thời điểm đó không đầy đủ về luật pháp, đúng sai mong manh. Công việc của bị cáo là kiểm tra để giảm rủi ro, cũng là tham gia quy trình.
“Bị cáo thấy mình có lỗi nhưng mong Hội đồng xét xử nhìn từ góc độ của người thực hiện hành vi chứ không nhìn vị trí, chức năng hay con số thiệt hại. Bị cáo là người tổng hợp nên số tiền cũng lớn vì tổng hợp từ các chi nhánh gửi lên”.
Liên quan đến chịu trách nhiệm đối với số tiền 127 tỷ đồng, bị cáo Nam cho rằng, đây là hình phạt nặng nề vì bị cáo không có khả năng trả trong khi việc đi vận động khách hàng trả là điều không tưởng vì bị cáo không phải là người trực tiếp chi.
“Xin Hội đồng xét xử nếu kết tội các bị cáo hãy trả lại đúng tên tội danh cho các bị cáo là làm trái quy định Nhà nước nhưng không làm hại cho OceanBank, không tư lợi. Điều này là để giải thích cho dư luận xã hội, nhất là cho gia đình, con cái của các bị cáo”, bị cáo Nam nói.
Trong khi đó, trong phần tự bào chữa của mình, bị cáo Đỗ Đại Khôi Trang - nguyên Giám đốc khối khách hàng cá nhân OceanBank cũng cho rằng khối do bị cáo phụ trách không liên quan đến số tiền chi ngoài lãi suất, chỉ làm nhiệm vụ xác nhận, xác thực thông tin của khách hàng.
Theo bị cáo Trang, việc Viện kiểm sát đề nghị mức án 7-8 năm tù đối với bị cáo là một hình phạt quá nặng.
“Không chỉ bị cáo mà 227 người không bị truy tố hay hơn 1.000 nhân viên, giao dịch viên cầm tiền cho khách hàng ở OceanBank và hàng trăm nghìn nhân viên ngân hàng khác đều đang nín thở lắng nghe OceanBank. Sẽ không ai muốn làm ngành ngân hàng nữa khi lần đầu tiên trong lịch sử nhân viên ngân hàng bị đi tù vì huy động tiền”, nữ bị cáo nói.
Kết thúc phần tự bào chữa, bị cáo Trang nhắn nhủ Hà Văn Thắm, “Giá như năm 2011 ngân hàng ngừng chi vượt trần, ngân hàng khó khăn thì anh cứ để cho phá sản, có khi bây giờ anh và các anh chị em ở đây không ai phải đứng trước vành móng ngựa”!.
Nguyễn Xuân Sơn “cầu cứu”, xin xem xét miễn án tử
Theo cáo trạng, Nguyễn Xuân Sơn bị truy tố tội tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
“Bị cáo xin gửi tới Toà một lời kêu cứu, lời thỉnh cầu Hội đồng xét xử minh oan, bị cáo không thể phạm tội tham ô, không thể chiếm đoạt tài sản của anh Thắm và của ngân hàng”, Nguyễn Xuân Sơn mở đầu lời tự bào chữa cho mình.
Nguyễn Xuân Sơn cho biết, trong giai đoạn từ năm 2011-2014, bị cáo có hành vi nhận tiền của Thắm để chi cho Petro Vietnam, bị cáo thừa nhận hành vi của mình và cảm thấy ăn năn hối lỗi.
Cụ thể, trong giai đoạn là Tổng giám đốc ngân hàng, bị cáo đã chi chăm sóc khác hàng toàn bộ số tiền mà Hà Văn Thắm đưa, khoảng trên dưới 69 tỷ đồng.
Cũng theo bị cáo Sơn, trong giai đoạn từ năm 2009-2010 và từ 2011-2014, bị cáo có chuyển tiền cho khách hàng Petro Vietnam qua Ninh Văn Quỳnh. Sơn cũng khẳng định, số tiền bị cáo đưa cho Quỳnh nhiều hơn rất nhiều so với số tiền mà Quỳnh đã thừa nhận trong phiên toà trước đó.
Nguyễn Xuân Sơn cũng cho rằng, với hành vi, trách nhiệm và quyền hạn của mình, bị cáo không thể thực hiện việc tham ô tiền của ngân hàng.
“Hai năm bị cáo làm Tổng giám đốc, ngân hàng chỉ chi 69 tỷ đồng chăm sóc khách hàng, trong khi đó, trong giai đoạn này, các ngân hàng thường phải chi chăm sóc từ 1-3% trên tổng huy động, thậm chí có ngân hàng chi tới 5-6%”.
“Bị cáo chỉ làm một phép tính đơn giản, là nếu chi 1% cho tổng số dư của Petro Vietnam gửi tại OceanBank thì con số phải chi lãi ngoài đã là 1.200 tỷ đồng, trong khi bị cáo chỉ chi có 69 tỷ trong 2 năm, đây là con số quá thấp. Nếu bị cáo muốn chiếm đoạt tiền, bị cáo hoàn toàn có thể yêu cầu Thắm chi nhiều hơn rồi mình chiếm đoạt một phần, nhưng bị cáo đã không làm như thế. Nếu mình lấy tiền của người khác làm của riêng thì không thể có uy tín, anh Thắm cũng rất tin tưởng bị cáo không hề chiếm đoạt”, Sơn nói.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cũng thừa nhận, lỗi của mình là đã không khai báo rõ các nguồn tiền đi, đến. Tuy nhiên, trong quá trình xử án, bị cáo nhận rõ việc mình không khai ra là làm cho vụ án đi sai bản chất, nên bị cáo quyết định trình bày hết, không che giấu điều gì.
Theo đó, bị cáo mong muốn Hội đồng xét xử xác định cho bị cáo đúng hành vi, đúng tội danh, đúng sự thật, không quy kết tội danh chiếm đoạt và tham ô tài sản.
“Nếu hành vi của bị cáo có vi phạm pháp luật, bị cáo vô cùng ăn năn hối lỗi, mong cho phép được sử dụng tài sản cá nhân để khắc phục hậu quả, làm giảm thiệt hại, được hưởng khoan hồng của pháp luật”, Nguyễn Xuân Sơn nói.
“Xin hãy trả lại đúng tội danh cho bị cáo”
Cũng trong ngày hôm nay, bị cáo Nguyễn Hoài Nam, nguyên Giám đốc khối nguồn vốn thực hiện tự bào chữa cho mình với cáo buộc đồng phạm với Nguyễn Minh Thu trong việc chi lãi ngoài, phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, phải chịu liên đới trách nhiệm về số tièn hơn 127 tỷ đồng.
Trong phần tự bào chữa của mình, bị cáo Nam nhìn nhận, đúng là OceanBank đã làm sai Thông tư 02 về trần lãi suất, trong đó mỗi đơn vị của ngân hàng cũng tham gia vào quá trình đó nên rõ ràng có sai.
“Khi cỗ xe đang lăn thì mỗi bộ phận chỉ như là một bánh răng. Cỗ xe đi sai hướng thì từng bộ phận của cỗ xe cũng đi sai theo”, bị cáo Nam nói.
“Khi thực hiện hành vi chi lãi ngoài, bị cáo đã rất băn khoăn, nếu không làm thì có thể bị đuổi việc. Nhưng nếu chuyển sang ngân hàng khác thì có gì bảo đảm bị cáo không bị giao việc gì liên quan đến việc chi lãi suất ngoài? Bởi thời điểm đó, hầu hết các ngân hàng đều chi ngoài lãi suất như OceanBank”, bị cáo Nam bộc bạch.
Nguyễn Hoài Nam cũng thừa nhận, nhận thức của bị cáo thời điểm đó không đầy đủ về luật pháp, đúng sai mong manh. Công việc của bị cáo là kiểm tra để giảm rủi ro, cũng là tham gia quy trình.
“Bị cáo thấy mình có lỗi nhưng mong Hội đồng xét xử nhìn từ góc độ của người thực hiện hành vi chứ không nhìn vị trí, chức năng hay con số thiệt hại. Bị cáo là người tổng hợp nên số tiền cũng lớn vì tổng hợp từ các chi nhánh gửi lên”.
Liên quan đến chịu trách nhiệm đối với số tiền 127 tỷ đồng, bị cáo Nam cho rằng, đây là hình phạt nặng nề vì bị cáo không có khả năng trả trong khi việc đi vận động khách hàng trả là điều không tưởng vì bị cáo không phải là người trực tiếp chi.
“Xin Hội đồng xét xử nếu kết tội các bị cáo hãy trả lại đúng tên tội danh cho các bị cáo là làm trái quy định Nhà nước nhưng không làm hại cho OceanBank, không tư lợi. Điều này là để giải thích cho dư luận xã hội, nhất là cho gia đình, con cái của các bị cáo”, bị cáo Nam nói.
Trong khi đó, trong phần tự bào chữa của mình, bị cáo Đỗ Đại Khôi Trang - nguyên Giám đốc khối khách hàng cá nhân OceanBank cũng cho rằng khối do bị cáo phụ trách không liên quan đến số tiền chi ngoài lãi suất, chỉ làm nhiệm vụ xác nhận, xác thực thông tin của khách hàng.
Theo bị cáo Trang, việc Viện kiểm sát đề nghị mức án 7-8 năm tù đối với bị cáo là một hình phạt quá nặng.
“Không chỉ bị cáo mà 227 người không bị truy tố hay hơn 1.000 nhân viên, giao dịch viên cầm tiền cho khách hàng ở OceanBank và hàng trăm nghìn nhân viên ngân hàng khác đều đang nín thở lắng nghe OceanBank. Sẽ không ai muốn làm ngành ngân hàng nữa khi lần đầu tiên trong lịch sử nhân viên ngân hàng bị đi tù vì huy động tiền”, nữ bị cáo nói.
Kết thúc phần tự bào chữa, bị cáo Trang nhắn nhủ Hà Văn Thắm, “Giá như năm 2011 ngân hàng ngừng chi vượt trần, ngân hàng khó khăn thì anh cứ để cho phá sản, có khi bây giờ anh và các anh chị em ở đây không ai phải đứng trước vành móng ngựa”!.