Doanh thu thị trường bảo hiểm chiếm 2,44% GDP
Tính đến 31/12/2014, tổng doanh thu toàn thị trường - bao gồm cả doanh thu đầu tư - chiếm 2,44% GDP
Tổng doanh thu toàn thị trường bảo hiểm (bao gồm cả doanh thu đầu tư) giai đoạn 2011-2014 tăng trưởng bình quân 14,4%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (5,5%).
So sánh này được đưa ra tại báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.
Cập nhật số liệu đến hết tháng 3/2015, Bộ trưởng cho biết thị trường bảo hiểm Việt Nam có 60 doanh nghiệp bảo hiểm và một chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoạt động. Trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Và, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thiết lập được mạng lưới rộng rãi tại tất cả các tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc với tổng cộng khoảng 1.600 chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
Cùng với kết quả đã nêu ở đầu bài viết, báo cáo cho biết thêm là tính đến 31/12/2014, tổng doanh thu toàn thị trường (bao gồm cả doanh thu đầu tư) chiếm 2,44% GDP, hoàn thành chỉ tiêu “đến năm 2015 tổng doanh thu ngành bảo hiểm đạt 2-3% GDP”.
Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân 16%/năm, doanh thu hoạt động đầu tư tăng 8,3%/năm. Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng bình quân 11%/năm còn bảo hiểm nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng bình quân 20%/năm.
Kết quả này, theo đánh giá của Bộ trưởng là “đáng kể”, trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, tăng trưởng kinh tế phục hồi chậm, lãi suất thị trường có xu hướng giảm, tăng trưởng tín dụng thấp, thu nhập của người dân chưa được cải thiện nhiều.
Về các giải pháp tiếp theo, Bộ trưởng Dũng thông tin, trong năm 2015, Bộ Tài chính dự kiến ban hành thông tư hướng dẫn triển khai bảo hiểm vi mô, sửa quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới và trình Chính phủ ban hành nghị định về bảo hiểm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Cùng với mở rộng, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm bảo hiểm, tiếp tục triển khai bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm vi mô, bảo hiểm thủy sản, Bộ cũng sẽ trình Chính phủ quyết định hướng triển khai bảo hiểm nông nghiệp.
Bên cạnh kiểm tra, giám sát, đảm bảo mức độ an toàn vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp với quy mô hoạt động, cơ cấu đầu tư và khả năng thanh toán theo, Bộ Tài chính cũng sẽ tổ chức kiểm tra hoạt động chi trả, giải quyết quyền lợi cho khách hàng của các doanh nghiệp, Bộ trưởng báo cáo.
So sánh này được đưa ra tại báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.
Cập nhật số liệu đến hết tháng 3/2015, Bộ trưởng cho biết thị trường bảo hiểm Việt Nam có 60 doanh nghiệp bảo hiểm và một chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoạt động. Trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Và, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thiết lập được mạng lưới rộng rãi tại tất cả các tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc với tổng cộng khoảng 1.600 chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
Cùng với kết quả đã nêu ở đầu bài viết, báo cáo cho biết thêm là tính đến 31/12/2014, tổng doanh thu toàn thị trường (bao gồm cả doanh thu đầu tư) chiếm 2,44% GDP, hoàn thành chỉ tiêu “đến năm 2015 tổng doanh thu ngành bảo hiểm đạt 2-3% GDP”.
Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân 16%/năm, doanh thu hoạt động đầu tư tăng 8,3%/năm. Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng bình quân 11%/năm còn bảo hiểm nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng bình quân 20%/năm.
Kết quả này, theo đánh giá của Bộ trưởng là “đáng kể”, trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, tăng trưởng kinh tế phục hồi chậm, lãi suất thị trường có xu hướng giảm, tăng trưởng tín dụng thấp, thu nhập của người dân chưa được cải thiện nhiều.
Về các giải pháp tiếp theo, Bộ trưởng Dũng thông tin, trong năm 2015, Bộ Tài chính dự kiến ban hành thông tư hướng dẫn triển khai bảo hiểm vi mô, sửa quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới và trình Chính phủ ban hành nghị định về bảo hiểm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Cùng với mở rộng, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm bảo hiểm, tiếp tục triển khai bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm vi mô, bảo hiểm thủy sản, Bộ cũng sẽ trình Chính phủ quyết định hướng triển khai bảo hiểm nông nghiệp.
Bên cạnh kiểm tra, giám sát, đảm bảo mức độ an toàn vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp với quy mô hoạt động, cơ cấu đầu tư và khả năng thanh toán theo, Bộ Tài chính cũng sẽ tổ chức kiểm tra hoạt động chi trả, giải quyết quyền lợi cho khách hàng của các doanh nghiệp, Bộ trưởng báo cáo.