Đưa “tín dụng đen” vào khung khổ quản lý
Việc đưa “tín dụng đen” vào khung khổ quản lý giúp tránh thất thu thuế, bảo vệ quan hệ vay mượn chính đáng
Hoạt động cho vay ngoài khung khổ luật pháp như cầm đồ, họ, hụi và huy động dưới hình thức “uỷ thác”, “góp vốn làm ăn” đang là mảng tối trên thị trường tài chính vi mô, tài chính tiêu dùng. Do quản lý chưa chặt chẽ nên Nhà nước bị thất thu thuế và cùng đó là hiện tượng vi phạm trật tự xã hội khi các giao dịch bị đổ bể.
Đây là ý kiến chung của một số chuyên gia tại hội thảo chuyên ngành về tài chính tiêu dùng tổ chức tuần trước.
Theo ông Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), tỷ trọng tiêu dùng trên GDP của Việt Nam tăng phi mã từ 52,5% vào năm 2005 lên đến đỉnh điểm 77,7% vào năm 2009. Giai đoạn 2010-2016, khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy giảm tăng trưởng và tỷ lệ tiêu dùng trên GDP cũng suy giảm đến đáy vào năm 2012; tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, tỷ lệ này liên tục tăng cao và đạt 78,34% vào năm 2016.
Bùng nổ cung và cầu
Ông Nguyễn Tú Anh cũng dẫn số liệu từ Tạp chí The Economist cho thấy, tổng mức tiêu dùng của hộ gia đình và cá nhân ở Việt Nam năm 2015 chiếm khoảng 67% GDP. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nước phát triển như Singapore là 37%, Anh là 65%, Đức là 54% và Nhật Bản là 59%. Tại các nước châu Á thì Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ tiêu dùng trên GDP cao nhất.
Đi liền với đó, thị trường tín dụng tiêu dùng Việt Nam từ năm 2011 đến nay liên tục phát triển mạnh. Trong giai đoạn 2011-2014, tốc độ tăng trưởng đạt xấp xỉ 30%/năm, năm 2015 đạt 59%.
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng được cấp cho khách hàng năm 2015 là 583 nghìn tỷ đồng, tương đương với 20,5% giá trị tiêu dùng cuối cùng của cá nhân và hộ gia đình.
Nếu không tính các khoản vay mua nhà và sửa chữa nhà ở (như thông lệ thống kê của các nước) thì tổng mức dư nợ tín dụng tiêu dùng năm 2015 đạt 272.241 tỷ đồng, tương đương 6,62% GDP. Tỷ lệ này vượt qua Trung Quốc (6%) và Nhật Bản nhưng thấp hơn nhiều so với các nước phát triển khác: Mỹ 17%, châu u 14%, Hàn Quốc trên 20%.
Từ phía cầu, yếu tố tốc độ tăng tiêu dùng của Việt Nam tăng mạnh và liên tục trong nhiều năm qua trực tiếp làm tăng nhu cầu về tín dụng tiêu dùng. Ngoài ra do tốc độ tăng trưởng khá ổn định ở mức cao làm tăng niềm tin vào thu nhập trong tương lai của người dân; do đó, họ sẵn sàng vay nợ để tăng tiêu dùng hiện tại.
Thêm vào đó, Việt Nam đang ở trong giai đoạn dân số vàng, tỷ lệ người trẻ tuổi cao và đây là nhóm người có nhu cầu và sẵn sàng vay nợ để tiêu dùng cao nhất.
Cần quản lý “tín dụng đen”
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia thì ở Việt Nam tồn tại rất nhiều quỹ của các hiệp hội, các hụi họ... len lỏi trong cuộc sống hàng ngày của người dân.
Điều này cho thấy một nền kinh tế có nhiều cơ hội làm ăn, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính. “Tín dụng đen là hoạt động phi pháp, tồn tại được là do pháp luật không nghiêm, vẫn đặt ngoài vòng pháp luật. Có những trường hợp chuyên làm tín dụng đen mà quy mô lên tới vài trăm tỷ đồng”, ông Nghĩa cho biết.
Theo ông, quy mô “tín dụng đen” của cả nước lên tới hàng chục triệu USD. Trong khi đó, chế tài về luật lệ quá yếu kém nên “tín dụng đen” không những hoạt động ngoài vòng pháp luật mà còn có một bộ máy khủng khiếp. “Tín dụng đen” đang là gánh nặng về mặt xã hội ghê gớm, là u nhọt của tài chính Việt Nam, phản ánh sự yếu kém về hệ thống pháp luật trong việc xử lý vi phạm tài chính.
Để khắc phục những tồn tại này, ông Nghĩa cho rằng, nên dẹp bỏ “tín dụng đen” bằng cách cấp phép, tạo điều kiện cho các công ty tài chính hoạt động minh bạch nhưng chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan khác như luật pháp, bảo vệ người tiêu dùng cũng vậy.
Ví dụ như, ngày 30/12/2016, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2017. Theo đó, hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính hiện đã có một khung pháp lý riêng, không còn bị đối xử như một ngân hàng thương mại như trước đây.
Đây là một thay đổi lớn, tích cực trong quản lý của cơ quan chức năng có ghi nhận sự khác biệt trong hoạt động của các công ty tài chính và ngân hàng thương mại, một loại hình hoạt động được xem là mới nhưng có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, thông tư 43 có những quy định mới liên quan đến quy đổi lãi suất theo năm, thời gian gọi điện nhắc nợ với khách hàng, đơn giản hóa về hồ sơ vay vốn...
Những điều khoản này sẽ góp phần tăng cường việc minh bạch hóa hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính, đơn giản hóa các thủ tục vay, cũng như hướng đến bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng.
Ông Nghĩa cũng cho rằng, khi đưa hoạt động “tín dụng đen” vào các pháp nhân, có khung khổ luật pháp quản lý và đáp ứng ứng yêu cầu minh bạch, sẽ đạt được hai lợi ích: Nhà nước thu được thuế nhiều hơn so với mức thuế khoán hiện nay.
Đồng thời, khi các giao dịch bị đổ bể, sẽ có hệ thống luật pháp bảo vệ các bên, tránh tình trạng sử dụng “xã hội đen” đi đòi nợ như diễn ra trên thực tế.
Đây là ý kiến chung của một số chuyên gia tại hội thảo chuyên ngành về tài chính tiêu dùng tổ chức tuần trước.
Theo ông Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), tỷ trọng tiêu dùng trên GDP của Việt Nam tăng phi mã từ 52,5% vào năm 2005 lên đến đỉnh điểm 77,7% vào năm 2009. Giai đoạn 2010-2016, khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy giảm tăng trưởng và tỷ lệ tiêu dùng trên GDP cũng suy giảm đến đáy vào năm 2012; tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, tỷ lệ này liên tục tăng cao và đạt 78,34% vào năm 2016.
Bùng nổ cung và cầu
Ông Nguyễn Tú Anh cũng dẫn số liệu từ Tạp chí The Economist cho thấy, tổng mức tiêu dùng của hộ gia đình và cá nhân ở Việt Nam năm 2015 chiếm khoảng 67% GDP. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nước phát triển như Singapore là 37%, Anh là 65%, Đức là 54% và Nhật Bản là 59%. Tại các nước châu Á thì Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ tiêu dùng trên GDP cao nhất.
Đi liền với đó, thị trường tín dụng tiêu dùng Việt Nam từ năm 2011 đến nay liên tục phát triển mạnh. Trong giai đoạn 2011-2014, tốc độ tăng trưởng đạt xấp xỉ 30%/năm, năm 2015 đạt 59%.
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng được cấp cho khách hàng năm 2015 là 583 nghìn tỷ đồng, tương đương với 20,5% giá trị tiêu dùng cuối cùng của cá nhân và hộ gia đình.
Nếu không tính các khoản vay mua nhà và sửa chữa nhà ở (như thông lệ thống kê của các nước) thì tổng mức dư nợ tín dụng tiêu dùng năm 2015 đạt 272.241 tỷ đồng, tương đương 6,62% GDP. Tỷ lệ này vượt qua Trung Quốc (6%) và Nhật Bản nhưng thấp hơn nhiều so với các nước phát triển khác: Mỹ 17%, châu u 14%, Hàn Quốc trên 20%.
Từ phía cầu, yếu tố tốc độ tăng tiêu dùng của Việt Nam tăng mạnh và liên tục trong nhiều năm qua trực tiếp làm tăng nhu cầu về tín dụng tiêu dùng. Ngoài ra do tốc độ tăng trưởng khá ổn định ở mức cao làm tăng niềm tin vào thu nhập trong tương lai của người dân; do đó, họ sẵn sàng vay nợ để tăng tiêu dùng hiện tại.
Thêm vào đó, Việt Nam đang ở trong giai đoạn dân số vàng, tỷ lệ người trẻ tuổi cao và đây là nhóm người có nhu cầu và sẵn sàng vay nợ để tiêu dùng cao nhất.
Cần quản lý “tín dụng đen”
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia thì ở Việt Nam tồn tại rất nhiều quỹ của các hiệp hội, các hụi họ... len lỏi trong cuộc sống hàng ngày của người dân.
Điều này cho thấy một nền kinh tế có nhiều cơ hội làm ăn, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính. “Tín dụng đen là hoạt động phi pháp, tồn tại được là do pháp luật không nghiêm, vẫn đặt ngoài vòng pháp luật. Có những trường hợp chuyên làm tín dụng đen mà quy mô lên tới vài trăm tỷ đồng”, ông Nghĩa cho biết.
Theo ông, quy mô “tín dụng đen” của cả nước lên tới hàng chục triệu USD. Trong khi đó, chế tài về luật lệ quá yếu kém nên “tín dụng đen” không những hoạt động ngoài vòng pháp luật mà còn có một bộ máy khủng khiếp. “Tín dụng đen” đang là gánh nặng về mặt xã hội ghê gớm, là u nhọt của tài chính Việt Nam, phản ánh sự yếu kém về hệ thống pháp luật trong việc xử lý vi phạm tài chính.
Để khắc phục những tồn tại này, ông Nghĩa cho rằng, nên dẹp bỏ “tín dụng đen” bằng cách cấp phép, tạo điều kiện cho các công ty tài chính hoạt động minh bạch nhưng chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan khác như luật pháp, bảo vệ người tiêu dùng cũng vậy.
Ví dụ như, ngày 30/12/2016, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2017. Theo đó, hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính hiện đã có một khung pháp lý riêng, không còn bị đối xử như một ngân hàng thương mại như trước đây.
Đây là một thay đổi lớn, tích cực trong quản lý của cơ quan chức năng có ghi nhận sự khác biệt trong hoạt động của các công ty tài chính và ngân hàng thương mại, một loại hình hoạt động được xem là mới nhưng có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, thông tư 43 có những quy định mới liên quan đến quy đổi lãi suất theo năm, thời gian gọi điện nhắc nợ với khách hàng, đơn giản hóa về hồ sơ vay vốn...
Những điều khoản này sẽ góp phần tăng cường việc minh bạch hóa hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính, đơn giản hóa các thủ tục vay, cũng như hướng đến bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng.
Ông Nghĩa cũng cho rằng, khi đưa hoạt động “tín dụng đen” vào các pháp nhân, có khung khổ luật pháp quản lý và đáp ứng ứng yêu cầu minh bạch, sẽ đạt được hai lợi ích: Nhà nước thu được thuế nhiều hơn so với mức thuế khoán hiện nay.
Đồng thời, khi các giao dịch bị đổ bể, sẽ có hệ thống luật pháp bảo vệ các bên, tránh tình trạng sử dụng “xã hội đen” đi đòi nợ như diễn ra trên thực tế.