Dưới 15 tuổi vẫn có thể mở tài khoản thanh toán từ 1/7 tới
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 80/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016.
Trong nghị định này, đáng chú ý là việc sửa đổi quy định về việc mở tài khoản thanh toán cho cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng.
Theo đó, người từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, người có đủ năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự được mở tài khoản thanh toán.
Người chưa đủ 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, vẫn có thể mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.
Về phong tỏa tài khoản thanh toán, khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền thì tài khoản thanh toán bị phong tỏa. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.
Cũng theo nghị định, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là tổ chức không phải là ngân hàng, nhưng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, sẽ được phép cung ứng dịch vụ ví điện tử.
Cũng theo Nghị định 80/2016, ngoài các hành vi bị cấm như: cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán; mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh thì hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp cũng bị cấm.
Trong nghị định này, đáng chú ý là việc sửa đổi quy định về việc mở tài khoản thanh toán cho cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng.
Theo đó, người từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, người có đủ năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự được mở tài khoản thanh toán.
Người chưa đủ 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, vẫn có thể mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.
Về phong tỏa tài khoản thanh toán, khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền thì tài khoản thanh toán bị phong tỏa. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.
Cũng theo nghị định, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là tổ chức không phải là ngân hàng, nhưng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, sẽ được phép cung ứng dịch vụ ví điện tử.
Cũng theo Nghị định 80/2016, ngoài các hành vi bị cấm như: cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán; mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh thì hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp cũng bị cấm.