Giá vàng, USD tự do và ngân hàng cùng tăng
Giá USD tự do và ngân hàng tăng theo giá USD thế giới, trong đó giá USD ngân hàng bán ra cao hơn giá tự do
Giá vàng thế giới chững, nhưng với lực hỗ trợ từ tỷ giá USD/VND, giá vàng miếng trong nước sáng nay (2/3) tăng lên ngưỡng 36,9 triệu đồng/lượng. Giá USD tự do và ngân hàng tăng theo giá USD thế giới, trong đó giá USD ngân hàng bán ra cao hơn giá tự do.
Lúc gần 10h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 36,82 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,9 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng miếng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 50.000 đồng/lượng.
Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 36,67 triệu đồng/lượng và 36,94 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.
Theo giới kinh doanh vàng, giá vàng trong nước chịu tác động của ba yếu tố chính là giá vàng thế giới, nhu cầu thị trường vàng trong nước, và tỷ giá USD/VND. “Cả ba yếu tố này đều ít có sự biến động trong mấy tuần trở lại đây, khiến giá vàng trong nước chững”, một nhà kinh doanh vàng tại Hà Nội nói.
Dù đi ngang gần 1 tháng nay, giá vàng miếng đã tăng được khoảng 500.000 đồng/lượng trong 2 tháng đầu năm.
Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 22.805 đồng (mua vào) và 22.825 đồng (bán ra), tăng tương ứng 25 đồng và 15 đồng so với sáng qua. So với giá USD ngân hàng, giá USD tự do đang thấp hươn 25-35 đồng/USD ở chiều bán ra.
Ngân hàng Vietcombank sáng nay nâng báo giá USD lên mức 22.780 đồng (mua vào) và 22.850 đồng (bán ra), cao hơn 10 đồng/USD so với hôm qua. Eximbank cũng nâng niêm yết giá USD thêm 10 đồng, lên mức 22.760 đồng và 22.860 đồng, tương ứng giá mua và bán.
Trên thị trường quốc tế, tỷ giá đồng USD giữ xu hướng tăng giá do giới đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp vào giữa tháng này. Theo hãng tin Reuters, giới giao dịch đang đặt cược khả năng FED tăng lãi suất trong tháng 3 ở mức 70%, từ mức chỉ 30% vào tuần trước.
Khả năng FED nâng lãi suất ngay trong tháng này đã gia tăng nhanh chóng sau khi một loạt quan chức quan trọng của FED phát tín hiệu không nên tiếp tục trì hoãn nâng lãi suất. Những số liệu khả quan về ngành sản xuất và lạm phát của Mỹ mới được công bố củng cố thêm khả năng FED hành động trong tháng 3.
Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ tiền tệ mạnh đã tăng lên mức cao nhất 7 tuần trong sáng nay, gần mức 101,8 điểm.
USD mạnh gây sức ép giảm giá đối với vàng. Ngoài ra, vàng còn giảm sức hấp dẫn do thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm sau bài phát biểu đầu tiên của ông Donald Trump trên cương vị Tổng thống Mỹ trước hai viện Quốc hội nước này vào ngày 28/2. Phiên ngày 1/3, chứng khoán Mỹ lập kỷ lục mới và ghi nhận phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ đầu năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/3 tại New York, giá vàng giao ngay tăng 1,2 USD/oz, chốt ở 1.250 USD/oz. Phiên sáng nay tại châu Á, lúc hơn 10h theo giờ Việt Nam, giá vàng giảm 2,7 USD/oz so với chốt phiên Mỹ, còn 1.247,3 USD/oz.
Mức giá này tương đương khoảng 34,3 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán lẻ 2,6 triệu đồng/lượng.
Lúc gần 10h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 36,82 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,9 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng miếng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 50.000 đồng/lượng.
Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 36,67 triệu đồng/lượng và 36,94 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.
Theo giới kinh doanh vàng, giá vàng trong nước chịu tác động của ba yếu tố chính là giá vàng thế giới, nhu cầu thị trường vàng trong nước, và tỷ giá USD/VND. “Cả ba yếu tố này đều ít có sự biến động trong mấy tuần trở lại đây, khiến giá vàng trong nước chững”, một nhà kinh doanh vàng tại Hà Nội nói.
Dù đi ngang gần 1 tháng nay, giá vàng miếng đã tăng được khoảng 500.000 đồng/lượng trong 2 tháng đầu năm.
Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 22.805 đồng (mua vào) và 22.825 đồng (bán ra), tăng tương ứng 25 đồng và 15 đồng so với sáng qua. So với giá USD ngân hàng, giá USD tự do đang thấp hươn 25-35 đồng/USD ở chiều bán ra.
Ngân hàng Vietcombank sáng nay nâng báo giá USD lên mức 22.780 đồng (mua vào) và 22.850 đồng (bán ra), cao hơn 10 đồng/USD so với hôm qua. Eximbank cũng nâng niêm yết giá USD thêm 10 đồng, lên mức 22.760 đồng và 22.860 đồng, tương ứng giá mua và bán.
Trên thị trường quốc tế, tỷ giá đồng USD giữ xu hướng tăng giá do giới đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp vào giữa tháng này. Theo hãng tin Reuters, giới giao dịch đang đặt cược khả năng FED tăng lãi suất trong tháng 3 ở mức 70%, từ mức chỉ 30% vào tuần trước.
Khả năng FED nâng lãi suất ngay trong tháng này đã gia tăng nhanh chóng sau khi một loạt quan chức quan trọng của FED phát tín hiệu không nên tiếp tục trì hoãn nâng lãi suất. Những số liệu khả quan về ngành sản xuất và lạm phát của Mỹ mới được công bố củng cố thêm khả năng FED hành động trong tháng 3.
Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ tiền tệ mạnh đã tăng lên mức cao nhất 7 tuần trong sáng nay, gần mức 101,8 điểm.
USD mạnh gây sức ép giảm giá đối với vàng. Ngoài ra, vàng còn giảm sức hấp dẫn do thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm sau bài phát biểu đầu tiên của ông Donald Trump trên cương vị Tổng thống Mỹ trước hai viện Quốc hội nước này vào ngày 28/2. Phiên ngày 1/3, chứng khoán Mỹ lập kỷ lục mới và ghi nhận phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ đầu năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/3 tại New York, giá vàng giao ngay tăng 1,2 USD/oz, chốt ở 1.250 USD/oz. Phiên sáng nay tại châu Á, lúc hơn 10h theo giờ Việt Nam, giá vàng giảm 2,7 USD/oz so với chốt phiên Mỹ, còn 1.247,3 USD/oz.
Mức giá này tương đương khoảng 34,3 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán lẻ 2,6 triệu đồng/lượng.