Giới đầu tư quốc tế ồ ạt bán tháo vàng
Trong tháng 10, giới đầu tư đã rút 1,3 tỷ USD khỏi các quỹ tín thác (ETF) đầu tư kim loại quý, chủ yếu là vàng
Giới đầu tư quốc đã bán tháo các hợp đồng đầu cơ vàng giá lên ngay trước khi giá kim loại quý này rớt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010. Theo hãng tin Bloomberg, nhu cầu mua vàng phòng ngừa lạm phát trên toàn cầu đang sa sút mạnh.
Hãng tin này cho biết, trong tháng 10, giới đầu tư đã rút 1,3 tỷ USD khỏi các quỹ tín thác (ETF) đầu tư kim loại quý, chủ yếu là vàng. Vì thế, lượng nắm giữ của các quỹ ETF vàng trên toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm.
Trong đó, quỹ ETF vàng lớn nhất là SPDR Gold Trust chỉ còn nắm giữ 741,2 tấn, gần thấp nhất trong 6 năm.
Sự khởi sắc của nền kinh tế Mỹ đã làm giảm sức hấp dẫn của vàng với tư cách kênh đầu tư an toàn, đồng thời đẩy tỷ giá đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác lên cao nhất trong 4 năm, gây thêm sức ép giảm giá cho vàng. Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố đã nhận thấy nền kinh tế khởi sắc đủ tới mức để kết thúc chương trình nới lỏng định lượng QE3.
Ngoài ra, nhà phân tích Michael Haigh thuộc ngân hàng Societe Generale nói rằng, việc giá dầu giảm sâu cho thấy lạm phát khó có khả năng và điều này càng khiến áp lực giảm giá đối với vàng thêm lớn. Chính nhà phân tích Haigh là người đã dự đoán chuẩn xác về việc vàng rơi vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market) hồi năm 2013.
“Chúng tôi tin là giá vàng sẽ giảm thêm và khuyến nghị khách hàng không nên phân bổ vốn vào vàng”, nhà quản lý quỹ Atul Lele thuộc công ty Deltec International cho biết. “Đồng USD sẽ tiếp tục mạnh lên trong bối cảnh các nước khác tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ lỏng lẻo còn nước Mỹ đã kết thúc nới lỏng định lượng. Sự khởi sắc của nền kinh tế Mỹ là một lý do khác khiến mọi người không mua vàng”.
Tuần trước, giá vàng giao sau tại thị trường New York giảm 4,9%, chốt tuần ở mức 1.171,6 USD/oz. Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá vàng giao sau có thời điểm còn 1.160,5 USD/oz, thấp nhất kể từ năm 2010.
Cùng ngày, chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index, một thước đo sức mạnh của đồng USD, tăng 1,2%, lên mức cao nhất trong 52 tháng. Số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm thứ Năm tuần trước cho thấy, trong quý 3, nền kinh tế nước này tăng 3,5%, cao hơn dự báo trước đó.
Tuần trước, giá dầu thô tại thị trường New York giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm. Trong tháng 10, giá dầu thô ngọt nhẹ giảm 12%, còn 80,54 USD/thùng.
Trả lời phỏng vấn Bloomberg, nhà phân tích Haigh của Societe Generale cho rằng, sự giảm giá này của dầu thô làm gia tăng khả năng giá vàng giảm về ngưỡng 1.000 USD/oz trong vòng 2 năm tới. Giá năng lượng giảm “đồng nghĩa với lạm phát thấp và gia tăng áp lực giảm giá đối với vàng”, Haigh nói.
Tuy vậy, một số chuyên gia cho rằng, triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm sẽ đến lúc kéo nhu cầu nắm giữ vàng gia tăng trở lại. Ngoài ra, nhu cầu nắm giữ vàng gia tăng trong dự trữ ngoại hối của một số quốc gia, cũng như hoạt động nới lỏng tiền tệ của một số ngân hàng trung ương cũng được cho sẽ là những nhân tố sẽ hỗ trợ cho giá vàng.
Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015 xuống còn 3,8% từ mức 4% đưa ra hồi tháng 7. IMF cho biết, trong tháng 9, Nga đã tăng mạnh dự trữ vàng với mức mua vào mạnh nhất kể từ năm 1998, đưa dự trữ vàng của nước này lên mức cao nhất trong 2 thập niên. Trong tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) bất ngờ tuyên bố sẽ tăng mục tiêu bơm tiền ra thị trường nhằm hỗ trợ tăng trưởng.
Giá vàng đã tăng 70% trong thời gian từ tháng 12/2008 đến tháng 6/2011 do FED bơm tiền vào nền kinh tế và duy trì lãi suất đồng USD trong khoảng 0-0,25% để kích thích tăng trưởng. Năm ngoái, giá vàng sụt 28%, mạnh nhất trong 3 thập kỷ.
Từ cuối năm 2008 đến khi QE3 kết thúc mới đây, FED đã bơm ra thị trường 4 nghìn tỷ USD nhưng lạm phát toàn cầu không hề tăng như kỳ vọng của nhiều người.
Hãng tin này cho biết, trong tháng 10, giới đầu tư đã rút 1,3 tỷ USD khỏi các quỹ tín thác (ETF) đầu tư kim loại quý, chủ yếu là vàng. Vì thế, lượng nắm giữ của các quỹ ETF vàng trên toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm.
Trong đó, quỹ ETF vàng lớn nhất là SPDR Gold Trust chỉ còn nắm giữ 741,2 tấn, gần thấp nhất trong 6 năm.
Sự khởi sắc của nền kinh tế Mỹ đã làm giảm sức hấp dẫn của vàng với tư cách kênh đầu tư an toàn, đồng thời đẩy tỷ giá đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác lên cao nhất trong 4 năm, gây thêm sức ép giảm giá cho vàng. Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố đã nhận thấy nền kinh tế khởi sắc đủ tới mức để kết thúc chương trình nới lỏng định lượng QE3.
Ngoài ra, nhà phân tích Michael Haigh thuộc ngân hàng Societe Generale nói rằng, việc giá dầu giảm sâu cho thấy lạm phát khó có khả năng và điều này càng khiến áp lực giảm giá đối với vàng thêm lớn. Chính nhà phân tích Haigh là người đã dự đoán chuẩn xác về việc vàng rơi vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market) hồi năm 2013.
“Chúng tôi tin là giá vàng sẽ giảm thêm và khuyến nghị khách hàng không nên phân bổ vốn vào vàng”, nhà quản lý quỹ Atul Lele thuộc công ty Deltec International cho biết. “Đồng USD sẽ tiếp tục mạnh lên trong bối cảnh các nước khác tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ lỏng lẻo còn nước Mỹ đã kết thúc nới lỏng định lượng. Sự khởi sắc của nền kinh tế Mỹ là một lý do khác khiến mọi người không mua vàng”.
Tuần trước, giá vàng giao sau tại thị trường New York giảm 4,9%, chốt tuần ở mức 1.171,6 USD/oz. Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá vàng giao sau có thời điểm còn 1.160,5 USD/oz, thấp nhất kể từ năm 2010.
Cùng ngày, chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index, một thước đo sức mạnh của đồng USD, tăng 1,2%, lên mức cao nhất trong 52 tháng. Số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm thứ Năm tuần trước cho thấy, trong quý 3, nền kinh tế nước này tăng 3,5%, cao hơn dự báo trước đó.
Tuần trước, giá dầu thô tại thị trường New York giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm. Trong tháng 10, giá dầu thô ngọt nhẹ giảm 12%, còn 80,54 USD/thùng.
Trả lời phỏng vấn Bloomberg, nhà phân tích Haigh của Societe Generale cho rằng, sự giảm giá này của dầu thô làm gia tăng khả năng giá vàng giảm về ngưỡng 1.000 USD/oz trong vòng 2 năm tới. Giá năng lượng giảm “đồng nghĩa với lạm phát thấp và gia tăng áp lực giảm giá đối với vàng”, Haigh nói.
Tuy vậy, một số chuyên gia cho rằng, triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm sẽ đến lúc kéo nhu cầu nắm giữ vàng gia tăng trở lại. Ngoài ra, nhu cầu nắm giữ vàng gia tăng trong dự trữ ngoại hối của một số quốc gia, cũng như hoạt động nới lỏng tiền tệ của một số ngân hàng trung ương cũng được cho sẽ là những nhân tố sẽ hỗ trợ cho giá vàng.
Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015 xuống còn 3,8% từ mức 4% đưa ra hồi tháng 7. IMF cho biết, trong tháng 9, Nga đã tăng mạnh dự trữ vàng với mức mua vào mạnh nhất kể từ năm 1998, đưa dự trữ vàng của nước này lên mức cao nhất trong 2 thập niên. Trong tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) bất ngờ tuyên bố sẽ tăng mục tiêu bơm tiền ra thị trường nhằm hỗ trợ tăng trưởng.
Giá vàng đã tăng 70% trong thời gian từ tháng 12/2008 đến tháng 6/2011 do FED bơm tiền vào nền kinh tế và duy trì lãi suất đồng USD trong khoảng 0-0,25% để kích thích tăng trưởng. Năm ngoái, giá vàng sụt 28%, mạnh nhất trong 3 thập kỷ.
Từ cuối năm 2008 đến khi QE3 kết thúc mới đây, FED đã bơm ra thị trường 4 nghìn tỷ USD nhưng lạm phát toàn cầu không hề tăng như kỳ vọng của nhiều người.