Khối lượng tiền trong nền kinh tế Việt Nam tăng đột biến
Tổng phương tiện thanh toán đang tăng nhanh và đột biến so với nhiều năm qua
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tình hình huy động vốn, tín dụng và tổng phương tiện thanh toán cùng tăng khá cao trong 7 tháng đầu năm nay.
Cụ thể, đến ngày 29/7/2016 so với cuối 2015, tổng phương tiện thanh toán đã tăng 9,45%, huy động vốn tăng 9,94% (huy động bằng VND tăng 12,28%, bằng ngoại tệ giảm 6,25%), tín dụng tăng 8,54%.
Các chỉ tiêu trên đều tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, trong đó mức tăng trưởng 9,45% tổng phương tiện thanh toán là đột biến so với cùng kỳ nhiều năm qua.
Dữ liệu thống kê về chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán trên website Ngân hàng Nhà nước (chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác trong nước mua) cho thấy, cùng kỳ tháng 7 các năm từ 2011 đều thấp hơn nhiều so với năm nay.
Cụ thể, so với cuối năm liền trước, tổng phương tiện thanh toán tháng 7/2015 tăng 6,3%; tháng 7/2014 tăng 6,85%; tháng 7/2013 tăng 7,51%; tháng 7/2012 tăng 6,81%; và tổng phương tiện thanh toán theo báo cáo cập nhật hàng tháng mà Ngân hàng Nhà nước công bố trước đây tính đến 20/7/2011 chỉ tăng 3,57% so với cuối năm 2010.
Gắn với mức tăng đột biến của tổng phương tiện thanh toán trong 7 tháng đầu năm nay, thông cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết thanh khoản của tổ chức tín dụng tiếp tục được đảm bảo và có dư thừa, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm so với cuối năm trước; nhà điều hành đã mua được lượng lớn ngoại tệ để gia tăng dự trữ ngoại hối…
Trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, theo Tổng cục Thống kê, tổng phương tiện thanh toán (M2) phản ánh khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế tại một thời điểm nhất định, giúp các nhà hoạch định chính sách có thể theo dõi, đánh giá diễn biến khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế, từ đó đưa ra quyết định việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát cung ứng tiền tệ, duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể, đến ngày 29/7/2016 so với cuối 2015, tổng phương tiện thanh toán đã tăng 9,45%, huy động vốn tăng 9,94% (huy động bằng VND tăng 12,28%, bằng ngoại tệ giảm 6,25%), tín dụng tăng 8,54%.
Các chỉ tiêu trên đều tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, trong đó mức tăng trưởng 9,45% tổng phương tiện thanh toán là đột biến so với cùng kỳ nhiều năm qua.
Dữ liệu thống kê về chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán trên website Ngân hàng Nhà nước (chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác trong nước mua) cho thấy, cùng kỳ tháng 7 các năm từ 2011 đều thấp hơn nhiều so với năm nay.
Cụ thể, so với cuối năm liền trước, tổng phương tiện thanh toán tháng 7/2015 tăng 6,3%; tháng 7/2014 tăng 6,85%; tháng 7/2013 tăng 7,51%; tháng 7/2012 tăng 6,81%; và tổng phương tiện thanh toán theo báo cáo cập nhật hàng tháng mà Ngân hàng Nhà nước công bố trước đây tính đến 20/7/2011 chỉ tăng 3,57% so với cuối năm 2010.
Gắn với mức tăng đột biến của tổng phương tiện thanh toán trong 7 tháng đầu năm nay, thông cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết thanh khoản của tổ chức tín dụng tiếp tục được đảm bảo và có dư thừa, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm so với cuối năm trước; nhà điều hành đã mua được lượng lớn ngoại tệ để gia tăng dự trữ ngoại hối…
Trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, theo Tổng cục Thống kê, tổng phương tiện thanh toán (M2) phản ánh khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế tại một thời điểm nhất định, giúp các nhà hoạch định chính sách có thể theo dõi, đánh giá diễn biến khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế, từ đó đưa ra quyết định việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát cung ứng tiền tệ, duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.