15:50 27/09/2016

Không thuộc lĩnh vực ưu tiên, vẫn vay ưu đãi

Bùi Mai

Mức 7-8,5%/năm lãi suất cho vay một số ngân hàng đưa ra là ưu đãi trong mùa cao điểm cuối năm

Ở chương trình triển khai đến hết năm nay, HDBank áp dụng lãi vay chỉ 7%/năm trong 3 tháng đầu, hoặc 8%/năm trong 6 tháng đầu, hoặc 8,5%/năm trong 9 tháng đầu.
Ở chương trình triển khai đến hết năm nay, HDBank áp dụng lãi vay chỉ 7%/năm trong 3 tháng đầu, hoặc 8%/năm trong 6 tháng đầu, hoặc 8,5%/năm trong 9 tháng đầu.
Thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng bắt đầu bước vào quý cao điểm cuối năm. Nhu cầu theo đó sẽ tăng, nhưng khách vay vẫn có thể tiếp cận được lãi vay thấp, dù không thuộc lĩnh vực ưu tiên.

Thông thường hàng năm, vào mùa cao điểm nhu cầu vốn, việc tiếp cận vay lãi suất thấp càng trở nên khó khăn, nhất là với các nhu cầu thuộc lĩnh vực không ưu tiên như bất động sản, tiêu dùng cá nhân…

Ngược lại, bối cảnh đó là cơ hội để các ngân hàng có nguồn vốn lãi suất ưu đãi tập trung thu hút khách hàng.

Lãi suất cho vay vẫn khó giảm

Theo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay đang phổ biến với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6 - 7%/năm đối với ngắn hạn, lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9 - 10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8 - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3 - 11%/năm đối với trung và dài hạn.

Tổng hợp chung thị trường chung trên thị trường cũng cho thấy lãi suất cho vay các lĩnh vực không ưu tiên hoặc không trực tiếp vào sản xuất như bất động sản hoặc tiêu dùng đang được một số tổ chức tín dụng áp dụng cao hơn mặt bằng lãi suất cho vay thông thường, từ trên 9%. Đặc biệt lãi vay tiêu dùng cao hơn mặt bằng các lĩnh vực khác.

Trên thực tế, nhiều trường hợp những mức lãi suất trên chưa hẳn đã thực, khi bên vay ghi nhận các chi phí khác vào lãi.

Trước mắt, mặc dù đầu tuần này các ngân hàng thương mại nhà nước bắt đầu giảm lãi suất huy động, thanh khoản hệ thống tiếp tục có dấu hiệu dư thừa, nhưng với cầu vốn thường tăng lên mùa cao điểm, lãi suất huy động vẫn ở mặt bằng khá cao tại nhiều ngân hàng thương mại, lãi suất cho vay vẫn khó giảm ngay.

Mặt khác, mặc dù kế hoạch huy động vốn qua trái phiếu Chính phủ năm nay đã xong, nhưng hạn mức phát hành thêm có thể mở rộng, cùng kế hoạch huy động thêm 17.000 tỷ đồng qua trái phiếu ngoại tệ vẫn còn đó.

Trong bối cảnh đó, cơ hội tìm và tiếp cận được mức lãi suất vay vốn thấp càng hạn chế, nhất là với những đối tượng không thuộc lĩnh vực ưu tiên.

Nhưng bối cảnh trên cũng là nền để các ngân hàng có chương trình cho vay lãi suất ưu đãi dễ nổi bật và thu hút khách. HDBank là một ví dụ, khi mở gói cho vay ưu đãi lãi suất chỉ từ 7%/năm.

Lợi ích rõ ràng

Chương trình trên của HDBank có tên “Vay tiền Phát Lộc”, tập trung từ nay cho đến 31/12/2016 - mùa cao điểm nhu cầu nói trên. Quy mô cũng khá lớn với 6.000 tỷ đồng.

Theo chị Kiều Bích Ngân, giám đốc một công ty TNHH nhỏ ở Tp.HCM, vào thời điểm cuối năm, với doanh nghiệp kinh doanh quy mô nhỏ, lại không thuộc lĩnh vực sản xuất ưu tiên, đôi khi số tiền vay lưu động, đột xuất chỉ một vài tỷ đồng cũng không đơn giản.

Tiếp cận chương trình trên của HDBank, nhu cầu vốn công ty của chị Ngân được đáp ứng, và đặc biệt là có lợi ích rõ ràng trong cơ chế lãi suất ưu đãi có nhiều lựa chọn, giúp khách vay chủ động chi phí.

Cụ thể, HDBank áp dụng lãi vay chỉ 7%/năm trong 3 tháng đầu, hoặc 8%/năm trong 6 tháng đầu, hoặc 8,5%/năm trong 9 tháng đầu, hoặc 10,5%/năm trong 12 tháng đầu.

“Khá bất ngờ là điều kiện ưu đãi, nhưng thủ tục thẩm định cũng rất linh hoạt, nhanh gọn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Khoảng thời gian ưu đãi xác định rõ ràng, thực sự tạo lợi ích cho các doanh nghiệp vay vốn lưu động kỳ hạn ngắn”, chị Ngân cho biết.

Đáng chú ý, không chỉ doanh nghiệp, các cá nhân vay tiêu dùng như vay mua bất động sản, xe ôtô… cũng có thể tiếp cận chương trình trên, vẫn được áp lãi suất ưu đãi cụ thể, cùng cam kết xử lý thủ tục và giải ngân nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tập trung vào cuối năm.

Theo HDBank, sự phân biệt trong ưu đãi và lợi ích vay gói trên không quá lớn giữa đối tượng vay là doanh nghiệp, hộ kinh doanh với khách hàng cá nhân tiêu dùng, cũng như không có sự phân biệt lớn giữa lĩnh vực sản xuất được ưu tiên hay không thuộc lĩnh vực ưu tiên.