Kỷ lục lợi nhuận Vietcombank đến từ đâu?
Lợi nhuận Vietcombank năm 2016 tăng mạnh, cao nhất từ trước tới nay dù rất thận trọng dự phòng rủi ro
Ngày 6/1, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cơ bản hoàn thành báo cáo tổng thể tình hình tài chính và kết quả kinh doanh năm 2016, chuẩn bị cho hội nghị triển khai kế hoạch 2017 vào ngày 7/1.
Như VnEconomy đề cập ở bản tin gần đây, 2016 là năm Vietcombank đạt kết quả lợi nhuận kỷ lục từ trước tới nay, sau hai năm tập trung dồn lực trích lập dự phòng rủi ro và xử lý vấn đề nợ xấu.
Cụ thể, năm 2016, lợi nhuận trước thuế trước dự phòng của ngân hàng này đạt tới 14.605 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Dự phòng rủi ro đã trích 6.392 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế sau trích lập dự phòng theo đó đạt tới 8.212 tỷ đồng, tăng 23,4% so cùng kỳ, đạt 102,7% kế hoạch năm 2016.
Với kết quả trên, các chỉ số sinh lời ROAA và ROAE của Vietcombank ở mức cao, tương ứng 0,9% và 14,2%.
Xét về con số tuyệt đối, lợi nhuận Vietcombank có thể sẽ dẫn đầu toàn hệ thống ngân hàng năm 2016, dù quy mô vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản thấp hơn nhiều so với những thành viên lớn như Agribank, VietinBank và BIDV.
Vậy, lợi nhuận và hiệu quả sinh lời đó đến từ đâu?
Thứ nhất, nhìn vào biểu lãi suất huy động, Vietcombank là ngân hàng thương mại áp thấp nhất thị trường trong suốt năm qua, và cho đến nay. Chi phí vốn đầu vào theo đó thấp nhất.
Mặc dù áp lãi suất thấp như vậy, nhưng huy động vốn lại tăng cao, vượt kế hoạch năm, với 19,4%. Điều này phản ánh uy tín của ngân hàng trong thu hút tiền gửi. Đây cũng chính là điểm mạnh đầu tiên của Vietcombank năm qua.
Cụ thể, cùng với tăng trưởng huy động cao, cơ cấu nguồn vốn đã có sự dịch chuyển giá trị, với tỷ trọng lớn từ khách hàng thể nhân trong cơ cấu (chiếm tới 54,6%) - khu vực vốn có độ ổn định và bền vững hơn.
Thêm nữa, năm qua Vietcombank đã thực hiện được chủ trương gia tăng nguồn vốn giá rẻ. Huy động vốn không kỳ hạn đã tăng 13,9%, chiếm tỷ trọng 28% tổng nguồn vốn. Điều này không trực tiếp góp vào lợi nhuận, khi tỷ lệ lãi biên bình quân của Vietcombank năm qua vẫn khá thấp, khoảng 2,6% so với mức khoảng 2,8% bình quân ngành. Nhưng, nguồn vốn rẻ và chi phí vốn đầu vào thấp giúp cạnh tranh thu hút khách hàng tốt, chất lượng tín dụng theo đó tốt hơn.
Thứ hai, vẫn là trực tiếp cho lợi nhuận, tín dụng năm qua của Vietcombank tăng trưởng khá cao, với 18,9%. Và điểm rất đáng chú ý là sự dịch chuyển cơ cấu tín dụng.
Ngay từ đầu năm Vietcombank định hướng “hãm lại” tín dụng khách hàng doanh nghiệp, và thực tế cả năm chỉ tăng trưởng 8,6%. Trong khi đó, tín dụng khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, tín dụng thể nhân tăng rất mạnh (tương ứng tăng 39% và 38,8%). Sự dịch chuyển này, đặc biệt ở khối khách hàng thể nhân, mang mang lại tỷ lệ lãi biên cao hơn, cũng như kích thích thêm phát triển dịch vụ.
Thứ ba, thế mạnh về phát triển dịch vụ và thu từ dịch vụ nhiều năm qua của Vietcombank tiếp tục thể hiện và đóng góp lớn vào cơ cấu lợi nhuận.
Hầu hết các chỉ tiêu dịch vụ năm 2016 của ngân hàng này đều vượt kế hoạch, gắn với gia tăng thị phần và củng cố vị thế dẫn đầu trên thị trường.
Cụ thể như, doanh số thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại đạt tới 54,02 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ, hoàn thành 102,4% kế hoạch; thị phần cải thiện ở mức 15,47%.
Vị thế dẫn đầu hệ thống về thị phần kinh doanh và dịch vụ ngoại tệ tiếp tục củng cố bằng doanh số mua bán ngoại tệ (không bao gồm giao dịch liên ngân hàng) đạt 34,63 tỷ USD, tăng 14,6% so cùng kỳ, đạt 102,2% kế hoạch 2016. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt 1,64 tỷ USD, tăng 8,5% so cùng kỳ, đạt 96,9% kế hoạch.
Hoạt động thẻ cũng tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường, với doanh số thanh toán thẻ quốc tế tăng 28,7% so cùng kỳ, đạt 107,3% kế hoạch 2016; thẻ nội địa tăng 58,0% so với cùng kỳ, đạt 107,5% kế hoạch 2016.
Với những kết quả đó, Vietcombank tiếp tục là một trong số ít ngân hàng thương mại có tỷ trọng thu ngoài lãi/tổng thu nhập ở mức cao, với khoảng 26,1% năm qua.
Thứ tư, như VnEconomy đề cập vừa qua, kết quả xử lý nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín dụng giúp lợi nhuận của Vietcombank bền vững hơn, thậm chí ngân hàng này đang sở hữu lượng lớn “của để dành” ở dự phòng rủi ro mà cứ thu hồi được nợ xấu là hoàn nhập thẳng vào lợi nhuận thời gian tới.
Đến 31/12/2016, dư nợ nhóm 2 của Vietcombank đã giảm rất mạnh so với cuối 2015, giảm tới 21,5% tương ứng với 2.033 tỷ đồng; dư nợ xấu nội bảng là 6.787 tỷ đồng, giảm 309 tỷ đồng so với 2015 (giảm khoảng 4,4%), tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1,44%, giảm 0,4% so với cuối 2015. Và năm qua ngân hàng này đã thu hồi được 2.267 tỷ đồng nợ ngoại bảng.
Dư quỹ dự phòng rủi ro của Vietcombank đến cuối 2016 đã lên tới 8.202 tỷ đồng, bằng 121% tổng dư nợ xấu - dự kiến đây là tỷ lệ cao nhất trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam.
Đáng chú ý, chất lượng và kết quả xử lý nợ xấu nói trên khá đặc biệt, khi toàn bộ nợ xấu bán cho VAMC hai năm trước đã được Vietcombank mua lại, đưa về một sổ để tự xử lý, và cũng là ngân hàng thương mại đầu tiên sạch nợ xấu tại VAMC.
Tuy nhiên, một hạn chế nổi bật tại Vietcombank, cũng như được đề cập nhiều tại khối ngân hàng thương mại nhà nước năm qua, là hệ số an toàn vốn (CAR) khó nâng cao, hoặc dự báo sẽ hạn chế trong tăng tổng tài sản.
Năm qua, Vietcombank đã tăng được vốn điều lệ từ tranh thủ nguồn lực của các cổ đông hiện hữu, qua chính sách cổ phiếu thưởng 35%, nhưng vẫn chưa thực hiện được kế hoạch tăng vốn từ bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khoảng hai tháng cuối năm, Vietcombank đã nhanh chóng khắc phục hạn chế trên bằng phát hành thành công 8.000 tỷ đồng trái phiếu dài hạn, trong đó có 6.000 tỷ đồng được tính cho vốn cấp 2 để cải thiện hệ số CAR. Và đến cuối 2016, CAR đã ở mức 10,29%, cao hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước (tối thiểu 9%).
Như VnEconomy đề cập ở bản tin gần đây, 2016 là năm Vietcombank đạt kết quả lợi nhuận kỷ lục từ trước tới nay, sau hai năm tập trung dồn lực trích lập dự phòng rủi ro và xử lý vấn đề nợ xấu.
Cụ thể, năm 2016, lợi nhuận trước thuế trước dự phòng của ngân hàng này đạt tới 14.605 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Dự phòng rủi ro đã trích 6.392 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế sau trích lập dự phòng theo đó đạt tới 8.212 tỷ đồng, tăng 23,4% so cùng kỳ, đạt 102,7% kế hoạch năm 2016.
Với kết quả trên, các chỉ số sinh lời ROAA và ROAE của Vietcombank ở mức cao, tương ứng 0,9% và 14,2%.
Xét về con số tuyệt đối, lợi nhuận Vietcombank có thể sẽ dẫn đầu toàn hệ thống ngân hàng năm 2016, dù quy mô vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản thấp hơn nhiều so với những thành viên lớn như Agribank, VietinBank và BIDV.
Vậy, lợi nhuận và hiệu quả sinh lời đó đến từ đâu?
Thứ nhất, nhìn vào biểu lãi suất huy động, Vietcombank là ngân hàng thương mại áp thấp nhất thị trường trong suốt năm qua, và cho đến nay. Chi phí vốn đầu vào theo đó thấp nhất.
Mặc dù áp lãi suất thấp như vậy, nhưng huy động vốn lại tăng cao, vượt kế hoạch năm, với 19,4%. Điều này phản ánh uy tín của ngân hàng trong thu hút tiền gửi. Đây cũng chính là điểm mạnh đầu tiên của Vietcombank năm qua.
Cụ thể, cùng với tăng trưởng huy động cao, cơ cấu nguồn vốn đã có sự dịch chuyển giá trị, với tỷ trọng lớn từ khách hàng thể nhân trong cơ cấu (chiếm tới 54,6%) - khu vực vốn có độ ổn định và bền vững hơn.
Thêm nữa, năm qua Vietcombank đã thực hiện được chủ trương gia tăng nguồn vốn giá rẻ. Huy động vốn không kỳ hạn đã tăng 13,9%, chiếm tỷ trọng 28% tổng nguồn vốn. Điều này không trực tiếp góp vào lợi nhuận, khi tỷ lệ lãi biên bình quân của Vietcombank năm qua vẫn khá thấp, khoảng 2,6% so với mức khoảng 2,8% bình quân ngành. Nhưng, nguồn vốn rẻ và chi phí vốn đầu vào thấp giúp cạnh tranh thu hút khách hàng tốt, chất lượng tín dụng theo đó tốt hơn.
Thứ hai, vẫn là trực tiếp cho lợi nhuận, tín dụng năm qua của Vietcombank tăng trưởng khá cao, với 18,9%. Và điểm rất đáng chú ý là sự dịch chuyển cơ cấu tín dụng.
Ngay từ đầu năm Vietcombank định hướng “hãm lại” tín dụng khách hàng doanh nghiệp, và thực tế cả năm chỉ tăng trưởng 8,6%. Trong khi đó, tín dụng khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, tín dụng thể nhân tăng rất mạnh (tương ứng tăng 39% và 38,8%). Sự dịch chuyển này, đặc biệt ở khối khách hàng thể nhân, mang mang lại tỷ lệ lãi biên cao hơn, cũng như kích thích thêm phát triển dịch vụ.
Thứ ba, thế mạnh về phát triển dịch vụ và thu từ dịch vụ nhiều năm qua của Vietcombank tiếp tục thể hiện và đóng góp lớn vào cơ cấu lợi nhuận.
Hầu hết các chỉ tiêu dịch vụ năm 2016 của ngân hàng này đều vượt kế hoạch, gắn với gia tăng thị phần và củng cố vị thế dẫn đầu trên thị trường.
Cụ thể như, doanh số thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại đạt tới 54,02 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ, hoàn thành 102,4% kế hoạch; thị phần cải thiện ở mức 15,47%.
Vị thế dẫn đầu hệ thống về thị phần kinh doanh và dịch vụ ngoại tệ tiếp tục củng cố bằng doanh số mua bán ngoại tệ (không bao gồm giao dịch liên ngân hàng) đạt 34,63 tỷ USD, tăng 14,6% so cùng kỳ, đạt 102,2% kế hoạch 2016. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt 1,64 tỷ USD, tăng 8,5% so cùng kỳ, đạt 96,9% kế hoạch.
Hoạt động thẻ cũng tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường, với doanh số thanh toán thẻ quốc tế tăng 28,7% so cùng kỳ, đạt 107,3% kế hoạch 2016; thẻ nội địa tăng 58,0% so với cùng kỳ, đạt 107,5% kế hoạch 2016.
Với những kết quả đó, Vietcombank tiếp tục là một trong số ít ngân hàng thương mại có tỷ trọng thu ngoài lãi/tổng thu nhập ở mức cao, với khoảng 26,1% năm qua.
Thứ tư, như VnEconomy đề cập vừa qua, kết quả xử lý nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín dụng giúp lợi nhuận của Vietcombank bền vững hơn, thậm chí ngân hàng này đang sở hữu lượng lớn “của để dành” ở dự phòng rủi ro mà cứ thu hồi được nợ xấu là hoàn nhập thẳng vào lợi nhuận thời gian tới.
Đến 31/12/2016, dư nợ nhóm 2 của Vietcombank đã giảm rất mạnh so với cuối 2015, giảm tới 21,5% tương ứng với 2.033 tỷ đồng; dư nợ xấu nội bảng là 6.787 tỷ đồng, giảm 309 tỷ đồng so với 2015 (giảm khoảng 4,4%), tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1,44%, giảm 0,4% so với cuối 2015. Và năm qua ngân hàng này đã thu hồi được 2.267 tỷ đồng nợ ngoại bảng.
Dư quỹ dự phòng rủi ro của Vietcombank đến cuối 2016 đã lên tới 8.202 tỷ đồng, bằng 121% tổng dư nợ xấu - dự kiến đây là tỷ lệ cao nhất trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam.
Đáng chú ý, chất lượng và kết quả xử lý nợ xấu nói trên khá đặc biệt, khi toàn bộ nợ xấu bán cho VAMC hai năm trước đã được Vietcombank mua lại, đưa về một sổ để tự xử lý, và cũng là ngân hàng thương mại đầu tiên sạch nợ xấu tại VAMC.
Tuy nhiên, một hạn chế nổi bật tại Vietcombank, cũng như được đề cập nhiều tại khối ngân hàng thương mại nhà nước năm qua, là hệ số an toàn vốn (CAR) khó nâng cao, hoặc dự báo sẽ hạn chế trong tăng tổng tài sản.
Năm qua, Vietcombank đã tăng được vốn điều lệ từ tranh thủ nguồn lực của các cổ đông hiện hữu, qua chính sách cổ phiếu thưởng 35%, nhưng vẫn chưa thực hiện được kế hoạch tăng vốn từ bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khoảng hai tháng cuối năm, Vietcombank đã nhanh chóng khắc phục hạn chế trên bằng phát hành thành công 8.000 tỷ đồng trái phiếu dài hạn, trong đó có 6.000 tỷ đồng được tính cho vốn cấp 2 để cải thiện hệ số CAR. Và đến cuối 2016, CAR đã ở mức 10,29%, cao hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước (tối thiểu 9%).