Lãi suất tiền Việt 2017 còn nhìn sang... Mỹ
Không riêng tỷ giá, lãi suất VND dự báo sẽ chịu tác động bởi yếu tố từ bên kia bán cầu
Ngày 5/12, ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, đưa ra góc nhìn về triển vọng kinh tế 2017. Lãi suất VND được dự tính sẽ nằm trong một xu hướng chung, quan ngại.
Ông Hải nhận định, 2017 sẽ là một năm nhiều biến động và thử thách cho các thị trường mới nổi bao gồm cả Việt Nam. Nhân tố đầu tiên được chuyên gia này nhấn mạnh là diễn biến tiếp theo của nền kinh tế Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống, cùng chính sách của chính phủ mới.
Đó là tình huống dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất vào tháng 12/2016. Chưa hết, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam còn trù tính FED có thể tăng thêm khoảng 2 - 3 lần nữa trong năm 2017 do tăng trưởng kinh tế và lạm phát tăng.
“Đây là một bài toán khó cho rất nhiều nền kinh tế mới nổi khi chi phí vay vốn bằng USD sẽ tăng cao. Ngoài ra, đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá so với các đồng tiền của các thị trường mới nổi do kỳ vọng FED tăng lãi suất. Xu hướng này sẽ gây khó cho các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi khi dư địa cắt giảm lãi suất hầu như còn rất ít”, ông Hải dự báo.
Chuyên gia này phân tích thêm tình huống: thông thường, các ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, khi đồng nội tệ mất giá so với USD và lãi suất USD có xu hướng tăng, việc cắt giảm lãi suất sẽ khó thực hiện được.
Triển vọng lãi suất VND năm 2017 cũng có thể đặt trong tình huống và dự báo tác động trên. Nói cách khác, như phân tích trên của ông Hải, liên quan đến tỷ giá, việc cắt giảm lãi suất hay kỳ vọng lãi suất VND có thể giảm tiếp trong năm tới là hạn chế.
Khớp với dự báo tác động trên, như VnEconomy đề cập ở mới đây, trong năm 2017, Ngân hàng Nhà nước bước đầu định hướng “phấn đấu ổn định lãi suất như năm 2016”, thay vì đặt mục tiêu tiếp tục giảm được lãi suất cho vay VND.
Bên cạnh mối liên hệ về lãi suất, ông Phạm Hồng Hải cũng dự tính đến một năm đầy biến động của kinh tế thế giới và thị trường tài chính, gắn với nhân tố Mỹ.
Cụ thể, tổng thống mới của Mỹ Donald Trump đã đưa ra nhiều tuyên bố hạn chế thương mại toàn cầu và tập trung vào nền kinh tế nội địa. Nếu xảy ra, theo Tổng giam đốc HSBC Việt Nam, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các quốc gia tập trung vào xuất khẩu qua thị trường Mỹ.
“Hiện chúng ta chưa biết Tổng thống Trump thực tế sẽ làm gì khi tiếp nhận nhiệm vụ vào tháng 1/2017. Tuy nhiên, điều chúng ta biết chắc chắn nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính thế giới sẽ gặp nhiều biến động vì sẽ phải đương đầu với rủi ro khó kiểm soát, rủi ro chính trị”, ông Hải nhận định.
Ông Hải nhận định, 2017 sẽ là một năm nhiều biến động và thử thách cho các thị trường mới nổi bao gồm cả Việt Nam. Nhân tố đầu tiên được chuyên gia này nhấn mạnh là diễn biến tiếp theo của nền kinh tế Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống, cùng chính sách của chính phủ mới.
Đó là tình huống dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất vào tháng 12/2016. Chưa hết, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam còn trù tính FED có thể tăng thêm khoảng 2 - 3 lần nữa trong năm 2017 do tăng trưởng kinh tế và lạm phát tăng.
“Đây là một bài toán khó cho rất nhiều nền kinh tế mới nổi khi chi phí vay vốn bằng USD sẽ tăng cao. Ngoài ra, đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá so với các đồng tiền của các thị trường mới nổi do kỳ vọng FED tăng lãi suất. Xu hướng này sẽ gây khó cho các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi khi dư địa cắt giảm lãi suất hầu như còn rất ít”, ông Hải dự báo.
Chuyên gia này phân tích thêm tình huống: thông thường, các ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, khi đồng nội tệ mất giá so với USD và lãi suất USD có xu hướng tăng, việc cắt giảm lãi suất sẽ khó thực hiện được.
Triển vọng lãi suất VND năm 2017 cũng có thể đặt trong tình huống và dự báo tác động trên. Nói cách khác, như phân tích trên của ông Hải, liên quan đến tỷ giá, việc cắt giảm lãi suất hay kỳ vọng lãi suất VND có thể giảm tiếp trong năm tới là hạn chế.
Khớp với dự báo tác động trên, như VnEconomy đề cập ở mới đây, trong năm 2017, Ngân hàng Nhà nước bước đầu định hướng “phấn đấu ổn định lãi suất như năm 2016”, thay vì đặt mục tiêu tiếp tục giảm được lãi suất cho vay VND.
Bên cạnh mối liên hệ về lãi suất, ông Phạm Hồng Hải cũng dự tính đến một năm đầy biến động của kinh tế thế giới và thị trường tài chính, gắn với nhân tố Mỹ.
Cụ thể, tổng thống mới của Mỹ Donald Trump đã đưa ra nhiều tuyên bố hạn chế thương mại toàn cầu và tập trung vào nền kinh tế nội địa. Nếu xảy ra, theo Tổng giam đốc HSBC Việt Nam, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các quốc gia tập trung vào xuất khẩu qua thị trường Mỹ.
“Hiện chúng ta chưa biết Tổng thống Trump thực tế sẽ làm gì khi tiếp nhận nhiệm vụ vào tháng 1/2017. Tuy nhiên, điều chúng ta biết chắc chắn nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính thế giới sẽ gặp nhiều biến động vì sẽ phải đương đầu với rủi ro khó kiểm soát, rủi ro chính trị”, ông Hải nhận định.