Làng ngân hàng lại rục rịch những cuộc hôn nhân nội - ngoại
Có sự đồng hành thì tốt ở nhiều khía cạnh, nhưng thiếu sự đồng hành hoặc khi buông tay không hẳn là sẽ kém
Bẵng đi nhiều năm sau giai đoạn 2006-2007, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thiếu vắng dần những “cuộc hôn nhân” với cổ đông chiến lược là các ngân hàng nước ngoài.
Nhưng, tại thời điểm này, các sự kiện “dạm ngõ” bắt đầu rục rịch. Dù vậy, sự bất đồng giữa các bên trong tương lai vẫn không loại trừ, mà nếu có thì cũng là bình thường.
Lại bắt đầu nhộn nhịp
Vừa mới vài tháng trước thôi, có sự hoảng hốt nhất định trên thị trường về hiện tượng ngân hàng ngoại rút khỏi Việt Nam. Có lẽ trùng hợp ngẫu nhiên, HSBC thoái vốn tại Techcombank, CBA bán lại toàn bộ chi nhánh, ANZ cũng rút lui ở mảng bán lẻ…
Nhưng cũng ngay sau đó, loạt vốn ngoại đổ bộ vào các ngân hàng Việt dần hé mở.
Cuối tuần qua, giá cổ phiếu BID của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tăng mạnh, có phiên kịch trần. Một phần được cho là nguyên do, nhà đầu tư bàn tán về kế hoạch đối tác Hàn Quốc vào mua 10% cổ phần. Thực ra thông tin này đã đồn đoán từ hơn một tháng trước, nhưng diễn biến giá BID vừa rồi tăng mạnh khi nhà đầu tư kháo nhau về bức ảnh ký kết hợp tác với đồn đoán liên quan. Dĩ nhiên, diễn biến chính thức thuộc diện bảo mật, có trong cam kết hợp đồng (nếu có).
Trước đó, cuối tháng 7, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tạo sự kiện với con số khoảng 1,2 tỷ USD từ một loạt nhà đầu tư nước ngoài đặt mua cổ phiếu; “room” sở hữu nước ngoài cũng gần được lấp đầy.
Cũng ở trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu của Ngân hàng Quốc dân (NCB) vừa trải qua kỳ tăng khá mạnh. Nhà đầu tư nói đến “game” tăng vốn với sự tham gia quy mô lớn của đối tác đến từ Mỹ(?). Thông tin liên quan hiện vẫn lững lờ, nhưng có thể xem là một dấu hiệu.
Cũng ở triển vọng tương lai gần, ngày 29/8 vừa qua, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cũng đã có bước đàm phán với kết quả ban đầu, trong kế hoạch khóa “room” khối ngoại chỉ còn 5% - trước thềm sự kiện đưa cổ phiếu lên giao dịch tại UPCOM.
Và dù chưa chốt lại phương án cuối cùng để đi đến giao dịch, song kế hoạch GIC (quỹ đầu tư của Singapore) mua khoảng 7% cổ phần Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vẫn được bảo lưu từ năm ngoái cho đến nay.
Tất cả những chuyển động trên đang tạo thành một làn sóng mới của vốn ngoại vào các ngân hàng thương mại Việt Nam, sau khoảng trống từ giai đoạn 2006-2007 và sau đó là sự ra đi khá ồn ào.
Trong làn sóng mới đang định hình này, có những trường hợp chỉ là hoạt động đầu tư đơn thuần (dù có các khoảng thời gian cam kết nắm giữ), chứ không hẳn là sự gắn kết lâu dài ở “cuộc hôn nhân” đối tác chiến lược.
Cái buông tay bình thường
Trở lại với sự hoảng hốt với những hoạt động thoái vốn vừa qua, có những lý giải khác nhau về sự ra đi của ngân hàng ngoại.
Điển hình như sự ồn ào về “lỗ lớn” của HSBC sau quá trình đầu tư vào Techcombank, với vai trò cổ đông chiến lược nước ngoài. Kỳ thực, đây là cái buông tay hết sức bình thường - theo góc nhìn của một người trong cuộc.
Trước hết, một lý do chính là tránh xung đột lợi ích, khi HSBC đã có ngân hàng 100% vốn tại Việt Nam. Sâu xa hơn, một lãnh đạo từng gắn bó nhiều năm tại Techcombank, từng có quá trình làm việc lâu dài với HSBC lý giải về cái buông tay bình thường đó.
Nhìn lại chặng đường đã đi, khoảng chục năm trước, người trong cuộc này nhắc lại rằng: hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam khi đó đều có quy mô nhỏ, thậm chí rất nhỏ trong con mắt của nhiều ngân hàng ngoại. Vì quá nhỏ, mục tiêu phải lớn nhanh, lớn nhanh phải bước nhanh. Trong khi đó, phần lớn các ngân hàng ngoại đều có quy mô lớn, mục tiêu an toàn, ổn định và tăng trưởng vừa phải là khẩu vị rủi ro của họ. Bất đồng quan điểm được nhìn nhận ở đây.
“Chúng ta đã nói nhiều về sự phát triển nóng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vốn, quy mô tổng tài sản và cả lợi nhuận tăng trưởng hàng năm cỡ vài chục phần trăm. Còn với nước ngoài, họ đã có quy mô và sức tăng trưởng hơn ta hàng chục năm rồi, nên khẩu vị của họ ưa ở những bước đi chậm hơn để chắc chắn. Tôi làm việc với nhiều đối tác, các chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 5% với họ là đã hài lòng. Còn ta, nếu các ngân hàng chỉ tăng trưởng được 5% mỗi năm thì bao giờ mới sánh vai được với khu vực”, người trong cuộc trên nói.
Vậy nên, khi có sự lệch nhịp giữa quan điểm bước nhanh và đi chậm, hai bên khó tìm được tiếng nói chung. Khi không có được tiếng nói chung về tốc độ và chiến lược, cái nắm tay bị với rồi buông. Thậm chí, theo cách nói đời thường của người trong cuộc trên, khi bất đồng quan điểm thì khó mà ngồi được với nhau.
Đó cũng là một trong những lý do chính, căn bản khi nhìn về cái buông tay giữa HSBC với Techcombank vừa qua, hay giữa OCBC với VPBank bốn năm trước…, chứ không phải theo thuyết âm mưu phân tích hay sự ồn ào “thua lỗ” mà một số thông tin xới lên vừa qua.
Có những lựa chọn khác
Trên còn đường phát triển đó, có sự đồng hành, có những cái buông tay. Song, điểm có lẽ đáng chú ý hơn là cách đi của mỗi ngân hàng Việt.
Việc có đối tác chiến lược là ngân hàng ngoại hay không không hẳn sẽ quyết định con đường thành bại. Có sự đồng hành thì tốt ở nhiều khía cạnh, nhưng thiếu sự đồng hành hoặc khi buông tay không hẳn là sẽ kém.
Tại thời điểm này, một số ngân hàng thương mại Việt Nam chuẩn bị nhập cuộc chuyên biệt vào phân khúc tín dụng tiêu dùng. Điểm chung, họ có nhu cầu tìm kiếm đối tác ngân hàng nước ngoài, đặc biệt từng có kinh nghiệm trong cuộc khủng hoảng tín dụng tiêu dùng chục năm về trước. Nhu cầu, để tranh thủ kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ và các giải pháp phòng ngừa rủi ro ở một lĩnh vực còn rất mới tại Việt Nam (về phạm vi và tính chuyên biệt).
Tuy nhiên, cũng có lựa chọn khác: nếu không hoặc chưa có đối tác ngân hàng ngoại, ngân hàng Việt hoàn toàn có thể chủ động bằng cách thuê hẳn những chuyên gia trong các lĩnh vực cần về làm việc cho mình.
Như trên, với đặc điểm đi nhanh, tốc độ các chỉ tiêu tài chính thường ở mức độ hai con số mỗi năm, bước chân có thể vấp và ngã. Để tránh vấp ngã, việc thuê các chuyên gia nước ngoài như trên là một lựa chọn để có thể vững vàng hơn, thay vì nhất thiết phải có đối tác chiến lược là ngân hàng ngoại.
Lựa chọn đó cũng đã trở thành xu hướng, mở rộng ở nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam những năm gần đây. Tại những thành viên như Techcombank, VIB, VPBank…, hiện lãnh đạo các khối, lĩnh vực là chuyên gia nước ngoài đã chiếm từ 30-50% trong cơ cấu.
Nhưng, tại thời điểm này, các sự kiện “dạm ngõ” bắt đầu rục rịch. Dù vậy, sự bất đồng giữa các bên trong tương lai vẫn không loại trừ, mà nếu có thì cũng là bình thường.
Lại bắt đầu nhộn nhịp
Vừa mới vài tháng trước thôi, có sự hoảng hốt nhất định trên thị trường về hiện tượng ngân hàng ngoại rút khỏi Việt Nam. Có lẽ trùng hợp ngẫu nhiên, HSBC thoái vốn tại Techcombank, CBA bán lại toàn bộ chi nhánh, ANZ cũng rút lui ở mảng bán lẻ…
Nhưng cũng ngay sau đó, loạt vốn ngoại đổ bộ vào các ngân hàng Việt dần hé mở.
Cuối tuần qua, giá cổ phiếu BID của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tăng mạnh, có phiên kịch trần. Một phần được cho là nguyên do, nhà đầu tư bàn tán về kế hoạch đối tác Hàn Quốc vào mua 10% cổ phần. Thực ra thông tin này đã đồn đoán từ hơn một tháng trước, nhưng diễn biến giá BID vừa rồi tăng mạnh khi nhà đầu tư kháo nhau về bức ảnh ký kết hợp tác với đồn đoán liên quan. Dĩ nhiên, diễn biến chính thức thuộc diện bảo mật, có trong cam kết hợp đồng (nếu có).
Trước đó, cuối tháng 7, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tạo sự kiện với con số khoảng 1,2 tỷ USD từ một loạt nhà đầu tư nước ngoài đặt mua cổ phiếu; “room” sở hữu nước ngoài cũng gần được lấp đầy.
Cũng ở trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu của Ngân hàng Quốc dân (NCB) vừa trải qua kỳ tăng khá mạnh. Nhà đầu tư nói đến “game” tăng vốn với sự tham gia quy mô lớn của đối tác đến từ Mỹ(?). Thông tin liên quan hiện vẫn lững lờ, nhưng có thể xem là một dấu hiệu.
Cũng ở triển vọng tương lai gần, ngày 29/8 vừa qua, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cũng đã có bước đàm phán với kết quả ban đầu, trong kế hoạch khóa “room” khối ngoại chỉ còn 5% - trước thềm sự kiện đưa cổ phiếu lên giao dịch tại UPCOM.
Và dù chưa chốt lại phương án cuối cùng để đi đến giao dịch, song kế hoạch GIC (quỹ đầu tư của Singapore) mua khoảng 7% cổ phần Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vẫn được bảo lưu từ năm ngoái cho đến nay.
Tất cả những chuyển động trên đang tạo thành một làn sóng mới của vốn ngoại vào các ngân hàng thương mại Việt Nam, sau khoảng trống từ giai đoạn 2006-2007 và sau đó là sự ra đi khá ồn ào.
Trong làn sóng mới đang định hình này, có những trường hợp chỉ là hoạt động đầu tư đơn thuần (dù có các khoảng thời gian cam kết nắm giữ), chứ không hẳn là sự gắn kết lâu dài ở “cuộc hôn nhân” đối tác chiến lược.
Cái buông tay bình thường
Trở lại với sự hoảng hốt với những hoạt động thoái vốn vừa qua, có những lý giải khác nhau về sự ra đi của ngân hàng ngoại.
Điển hình như sự ồn ào về “lỗ lớn” của HSBC sau quá trình đầu tư vào Techcombank, với vai trò cổ đông chiến lược nước ngoài. Kỳ thực, đây là cái buông tay hết sức bình thường - theo góc nhìn của một người trong cuộc.
Trước hết, một lý do chính là tránh xung đột lợi ích, khi HSBC đã có ngân hàng 100% vốn tại Việt Nam. Sâu xa hơn, một lãnh đạo từng gắn bó nhiều năm tại Techcombank, từng có quá trình làm việc lâu dài với HSBC lý giải về cái buông tay bình thường đó.
Nhìn lại chặng đường đã đi, khoảng chục năm trước, người trong cuộc này nhắc lại rằng: hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam khi đó đều có quy mô nhỏ, thậm chí rất nhỏ trong con mắt của nhiều ngân hàng ngoại. Vì quá nhỏ, mục tiêu phải lớn nhanh, lớn nhanh phải bước nhanh. Trong khi đó, phần lớn các ngân hàng ngoại đều có quy mô lớn, mục tiêu an toàn, ổn định và tăng trưởng vừa phải là khẩu vị rủi ro của họ. Bất đồng quan điểm được nhìn nhận ở đây.
“Chúng ta đã nói nhiều về sự phát triển nóng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vốn, quy mô tổng tài sản và cả lợi nhuận tăng trưởng hàng năm cỡ vài chục phần trăm. Còn với nước ngoài, họ đã có quy mô và sức tăng trưởng hơn ta hàng chục năm rồi, nên khẩu vị của họ ưa ở những bước đi chậm hơn để chắc chắn. Tôi làm việc với nhiều đối tác, các chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 5% với họ là đã hài lòng. Còn ta, nếu các ngân hàng chỉ tăng trưởng được 5% mỗi năm thì bao giờ mới sánh vai được với khu vực”, người trong cuộc trên nói.
Vậy nên, khi có sự lệch nhịp giữa quan điểm bước nhanh và đi chậm, hai bên khó tìm được tiếng nói chung. Khi không có được tiếng nói chung về tốc độ và chiến lược, cái nắm tay bị với rồi buông. Thậm chí, theo cách nói đời thường của người trong cuộc trên, khi bất đồng quan điểm thì khó mà ngồi được với nhau.
Đó cũng là một trong những lý do chính, căn bản khi nhìn về cái buông tay giữa HSBC với Techcombank vừa qua, hay giữa OCBC với VPBank bốn năm trước…, chứ không phải theo thuyết âm mưu phân tích hay sự ồn ào “thua lỗ” mà một số thông tin xới lên vừa qua.
Có những lựa chọn khác
Trên còn đường phát triển đó, có sự đồng hành, có những cái buông tay. Song, điểm có lẽ đáng chú ý hơn là cách đi của mỗi ngân hàng Việt.
Việc có đối tác chiến lược là ngân hàng ngoại hay không không hẳn sẽ quyết định con đường thành bại. Có sự đồng hành thì tốt ở nhiều khía cạnh, nhưng thiếu sự đồng hành hoặc khi buông tay không hẳn là sẽ kém.
Tại thời điểm này, một số ngân hàng thương mại Việt Nam chuẩn bị nhập cuộc chuyên biệt vào phân khúc tín dụng tiêu dùng. Điểm chung, họ có nhu cầu tìm kiếm đối tác ngân hàng nước ngoài, đặc biệt từng có kinh nghiệm trong cuộc khủng hoảng tín dụng tiêu dùng chục năm về trước. Nhu cầu, để tranh thủ kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ và các giải pháp phòng ngừa rủi ro ở một lĩnh vực còn rất mới tại Việt Nam (về phạm vi và tính chuyên biệt).
Tuy nhiên, cũng có lựa chọn khác: nếu không hoặc chưa có đối tác ngân hàng ngoại, ngân hàng Việt hoàn toàn có thể chủ động bằng cách thuê hẳn những chuyên gia trong các lĩnh vực cần về làm việc cho mình.
Như trên, với đặc điểm đi nhanh, tốc độ các chỉ tiêu tài chính thường ở mức độ hai con số mỗi năm, bước chân có thể vấp và ngã. Để tránh vấp ngã, việc thuê các chuyên gia nước ngoài như trên là một lựa chọn để có thể vững vàng hơn, thay vì nhất thiết phải có đối tác chiến lược là ngân hàng ngoại.
Lựa chọn đó cũng đã trở thành xu hướng, mở rộng ở nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam những năm gần đây. Tại những thành viên như Techcombank, VIB, VPBank…, hiện lãnh đạo các khối, lĩnh vực là chuyên gia nước ngoài đã chiếm từ 30-50% trong cơ cấu.