Luẩn quẩn ngân hàng dưới chuẩn
Nhà nước từng phải bỏ lượng tiền lớn để cải thiện tình trạng này
Hai tuần trôi qua, sự kiện Bộ Tài chính “đòi” cổ tức bằng tiền mặt tại BIDV và VietinBank vẫn chưa chốt lại. Đây như một khó khăn điển hình được đẩy cao và thu hút sự chú ý của thị trường mà thôi, còn thực trạng chung đã luẩn quẩn suốt nhiều năm nay.
Luẩn quẩn, Ngân hàng Nhà nước không thể tự xử lý được, mà chủ yếu chỉ quản lý và giám sát. Vì phần lớn còn lại phụ thuộc vào yếu tố Nhà nước.
“Truyền thống” hàng chục năm
Ở sự kiện trên, cả BIDV và VietinBank đều có nguyên do chính từ yêu cầu bảo đảm hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Đúng hơn, cả khối ngân hàng thương mại nhà nước đang gặp khó ở điểm này. Riêng Vietcombank, do thặng dư vốn của Nhà nước được giữ lại lớn (trên 9.000 tỷ đồng), cùng tỷ lệ sở hữu Nhà nước có thể giảm thêm, nên có kế hoạch tăng vốn khác để đảm bảo CAR an toàn.
Vì lần đầu tiên cổ tức của Nhà nước tại hai “ông lớn” này bị “đụng chạm”, phải “đòi” nên nguyên do của vấn đề trên mới nổi bật trong dòng thông tin thời sự. Thực tế, hai thập kỷ qua, rất nhiều thời điểm CAR của các ngân hàng thương mại nhà nước nằm dưới chuẩn.
Những năm 1990, các ngân hàng thương mại cổ phần bắt đầu ra đời. Nhưng khi đó, khoảng 80% thị phần thuộc về khối ngân hàng thương mại nhà nước, nên an toàn hệ thống gần như nằm trọn ở khối trụ cột này.
Đến năm 2000, khối trụ cột gặp khó khăn, nợ xấu tăng cao và bào mòn vốn tự có, CAR của các thành viên triền miên nằm dưới chuẩn quy định. Để tránh rủi ro, Chính phủ đã phải dốc 12.000 tỷ đồng nhằm cải thiện và nâng CAR của các ngân hàng quốc doanh. Tại thời điểm đó, 12.000 tỷ đồng là quy mô rất lớn.
Nhưng ngân sách và sự hỗ trợ là có hạn. Mãi đến gần chục năm sau, CAR của cả Agribank, Vietcombank và BIDV nhiều thời điểm nằm sâu dưới chuẩn (8%).
Ngay cả sau khi lần lượt cổ phần hóa, gọi vốn tư nhân vào, nhưng tỷ lệ sở hữu Nhà nước chiếm quá lớn khiến hoạt động tăng vốn, cải thiện vốn tự có và hệ số CAR của nhóm trên luôn khó khăn. Điều này cũng thể hiện rõ ở Vietcombank những năm 2008-2009, trong khi ba ngân hàng quốc doanh lớn còn lại CAR còn thấp hơn nữa.
Đến 2010, Ngân hàng Nhà nước ra Thông tư số 13, nâng yêu cầu CAR tối thiểu 9%, khó khăn và áp lực đối với khối trụ cột trên càng nổi bật. Mà đến nay, sự kiện Bộ Tài chính “đòi” cổ tức nói trên chỉ là để thị trường chú ý hơn mà thôi.
Như trên, khối ngân hàng thương mại nhà nước có “truyền thống” hàng chục năm CAR dưới chuẩn quy định, nhưng Ngân hàng Nhà nước không thể xử lý dứt điểm được. Vì một phần nguyên do vẫn phải nhìn vào yếu tố Nhà nước.
Vì sao luẩn quẩn?
Có một góc nhìn: các ngân hàng quốc doanh để CAR dưới chuẩn thì phải tự chịu trách nhiệm và khắc phục.
CAR được tính theo quy mô tổng tài sản. Khối trụ cột trên liên tục mở rộng và nhanh quy mô tổng tài sản trong khi quy mô vốn tự có tăng không tương ứng, dẫn đến CAR hụt hơi.
Lại thêm góc nhìn: vì khối trụ cột này mở rộng cho vay quá nhiều, không liệu cơm gắp mắm để rồi cứ luẩn quẩn dưới chuẩn như vậy.
Sự luẩn quẩn dưới chuẩn, ngoài CAR, liên quan còn có ở thực tế tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) của khối này vẫn vượt xa quy định tối đa 90% theo Thông tư 36.
Đó là những góc nhìn trực diện. Có lẽ cũng cần nhìn ở hướng khác nữa để có thêm cân bằng.
Ngoài nguyên do nội tại, với thị phần tới 80% trước đây và nay hơn 50%, bốn ngân hàng thương mại nhà nước liên tục phải giữ vai trò đẩy vốn ra cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng.
Kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào đòn bẩy tín dụng, tỷ lệ này thường xuyên duy trì ở mức cao, từ 100-120% GDP. Từ 2012, khi tăng trưởng tín dụng bắt đầu thấp đi, các áp lực và yêu cầu dồn về Ngân hàng Nhà nước, mà các trụ cột chính để thúc đẩy vẫn phụ thuộc vào 4 ngân hàng thương mại nhà nước chiếm thị phần lớn nói trên.
Như năm nay, mặc dù các tổ chức quốc tế hạ và thận trọng với dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, thực tế quý 1 vừa qua đã cho thấy khó khăn, nhưng Chính phủ mới vẫn quyết tâm đạt tốc độ cao.
Tín dụng vẫn là một nguồn lực đòn bẩy chính, mà để tăng vẫn phải nhìn vào khối ngân hàng trụ cột nói trên; nhưng càng tăng tín dụng, mở rộng tài sản thì CAR lại càng nguy cơ luẩn quẩn dưới chuẩn.
Để cải thiện CAR, các ngân hàng có thể phanh bớt mẫu số tổng tài sản. Hạn chế chỗ này sẽ ảnh hưởng đến yêu cầu bơm tín dụng ra cho nền kinh tế, mà họ là các đầu mối lớn.
Trước mâu thuẫn này, vai trò của khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân thể hiện. Khối này không ngừng nâng cao vai trò và thị phần bơm vốn những năm qua. Nhưng ở đây lại có sự giằng co. Liệu khối ngân hàng thương mại nhà nước có nhường bớt thị phần và khách hàng hay không?
Theo đó, mở rộng tổng tài sản còn có mục đích nội tại khác nữa là cạnh tranh và tăng thị phần, chứ không chỉ ở nhiệm vụ bơm vốn hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Cách mà các ngân hàng thương mại nhà nước đang làm hiện nay là tập trung cải thiện tử số vốn tự có để tránh CAR dưới chuẩn. Để tăng vốn tự có, Nhà nước phải rót thêm tiền, hoặc phải chấp nhận giảm tỷ lệ sở hữu, thu hút thêm vốn tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
Nhưng còn có một cách khác ít được nói đến trong các bình luận về tình trạng CAR của khối trụ cột nói trên, cũng như trách nhiệm liên quan: nợ xấu lớn dẫn tới trích lập dự phòng cao, bào mòn hoặc kìm hãm vốn tự có; xử lý được thực chất nợ xấu cũng là giải pháp giúp cải thiện CAR, chứ không hẳn chỉ chờ đợi sự ủng hộ của cổ đông lớn là Nhà nước.
Luẩn quẩn, Ngân hàng Nhà nước không thể tự xử lý được, mà chủ yếu chỉ quản lý và giám sát. Vì phần lớn còn lại phụ thuộc vào yếu tố Nhà nước.
“Truyền thống” hàng chục năm
Ở sự kiện trên, cả BIDV và VietinBank đều có nguyên do chính từ yêu cầu bảo đảm hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Đúng hơn, cả khối ngân hàng thương mại nhà nước đang gặp khó ở điểm này. Riêng Vietcombank, do thặng dư vốn của Nhà nước được giữ lại lớn (trên 9.000 tỷ đồng), cùng tỷ lệ sở hữu Nhà nước có thể giảm thêm, nên có kế hoạch tăng vốn khác để đảm bảo CAR an toàn.
Vì lần đầu tiên cổ tức của Nhà nước tại hai “ông lớn” này bị “đụng chạm”, phải “đòi” nên nguyên do của vấn đề trên mới nổi bật trong dòng thông tin thời sự. Thực tế, hai thập kỷ qua, rất nhiều thời điểm CAR của các ngân hàng thương mại nhà nước nằm dưới chuẩn.
Những năm 1990, các ngân hàng thương mại cổ phần bắt đầu ra đời. Nhưng khi đó, khoảng 80% thị phần thuộc về khối ngân hàng thương mại nhà nước, nên an toàn hệ thống gần như nằm trọn ở khối trụ cột này.
Đến năm 2000, khối trụ cột gặp khó khăn, nợ xấu tăng cao và bào mòn vốn tự có, CAR của các thành viên triền miên nằm dưới chuẩn quy định. Để tránh rủi ro, Chính phủ đã phải dốc 12.000 tỷ đồng nhằm cải thiện và nâng CAR của các ngân hàng quốc doanh. Tại thời điểm đó, 12.000 tỷ đồng là quy mô rất lớn.
Nhưng ngân sách và sự hỗ trợ là có hạn. Mãi đến gần chục năm sau, CAR của cả Agribank, Vietcombank và BIDV nhiều thời điểm nằm sâu dưới chuẩn (8%).
Ngay cả sau khi lần lượt cổ phần hóa, gọi vốn tư nhân vào, nhưng tỷ lệ sở hữu Nhà nước chiếm quá lớn khiến hoạt động tăng vốn, cải thiện vốn tự có và hệ số CAR của nhóm trên luôn khó khăn. Điều này cũng thể hiện rõ ở Vietcombank những năm 2008-2009, trong khi ba ngân hàng quốc doanh lớn còn lại CAR còn thấp hơn nữa.
Đến 2010, Ngân hàng Nhà nước ra Thông tư số 13, nâng yêu cầu CAR tối thiểu 9%, khó khăn và áp lực đối với khối trụ cột trên càng nổi bật. Mà đến nay, sự kiện Bộ Tài chính “đòi” cổ tức nói trên chỉ là để thị trường chú ý hơn mà thôi.
Như trên, khối ngân hàng thương mại nhà nước có “truyền thống” hàng chục năm CAR dưới chuẩn quy định, nhưng Ngân hàng Nhà nước không thể xử lý dứt điểm được. Vì một phần nguyên do vẫn phải nhìn vào yếu tố Nhà nước.
Vì sao luẩn quẩn?
Có một góc nhìn: các ngân hàng quốc doanh để CAR dưới chuẩn thì phải tự chịu trách nhiệm và khắc phục.
CAR được tính theo quy mô tổng tài sản. Khối trụ cột trên liên tục mở rộng và nhanh quy mô tổng tài sản trong khi quy mô vốn tự có tăng không tương ứng, dẫn đến CAR hụt hơi.
Lại thêm góc nhìn: vì khối trụ cột này mở rộng cho vay quá nhiều, không liệu cơm gắp mắm để rồi cứ luẩn quẩn dưới chuẩn như vậy.
Sự luẩn quẩn dưới chuẩn, ngoài CAR, liên quan còn có ở thực tế tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) của khối này vẫn vượt xa quy định tối đa 90% theo Thông tư 36.
Đó là những góc nhìn trực diện. Có lẽ cũng cần nhìn ở hướng khác nữa để có thêm cân bằng.
Ngoài nguyên do nội tại, với thị phần tới 80% trước đây và nay hơn 50%, bốn ngân hàng thương mại nhà nước liên tục phải giữ vai trò đẩy vốn ra cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng.
Kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào đòn bẩy tín dụng, tỷ lệ này thường xuyên duy trì ở mức cao, từ 100-120% GDP. Từ 2012, khi tăng trưởng tín dụng bắt đầu thấp đi, các áp lực và yêu cầu dồn về Ngân hàng Nhà nước, mà các trụ cột chính để thúc đẩy vẫn phụ thuộc vào 4 ngân hàng thương mại nhà nước chiếm thị phần lớn nói trên.
Như năm nay, mặc dù các tổ chức quốc tế hạ và thận trọng với dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, thực tế quý 1 vừa qua đã cho thấy khó khăn, nhưng Chính phủ mới vẫn quyết tâm đạt tốc độ cao.
Tín dụng vẫn là một nguồn lực đòn bẩy chính, mà để tăng vẫn phải nhìn vào khối ngân hàng trụ cột nói trên; nhưng càng tăng tín dụng, mở rộng tài sản thì CAR lại càng nguy cơ luẩn quẩn dưới chuẩn.
Để cải thiện CAR, các ngân hàng có thể phanh bớt mẫu số tổng tài sản. Hạn chế chỗ này sẽ ảnh hưởng đến yêu cầu bơm tín dụng ra cho nền kinh tế, mà họ là các đầu mối lớn.
Trước mâu thuẫn này, vai trò của khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân thể hiện. Khối này không ngừng nâng cao vai trò và thị phần bơm vốn những năm qua. Nhưng ở đây lại có sự giằng co. Liệu khối ngân hàng thương mại nhà nước có nhường bớt thị phần và khách hàng hay không?
Theo đó, mở rộng tổng tài sản còn có mục đích nội tại khác nữa là cạnh tranh và tăng thị phần, chứ không chỉ ở nhiệm vụ bơm vốn hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Cách mà các ngân hàng thương mại nhà nước đang làm hiện nay là tập trung cải thiện tử số vốn tự có để tránh CAR dưới chuẩn. Để tăng vốn tự có, Nhà nước phải rót thêm tiền, hoặc phải chấp nhận giảm tỷ lệ sở hữu, thu hút thêm vốn tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
Nhưng còn có một cách khác ít được nói đến trong các bình luận về tình trạng CAR của khối trụ cột nói trên, cũng như trách nhiệm liên quan: nợ xấu lớn dẫn tới trích lập dự phòng cao, bào mòn hoặc kìm hãm vốn tự có; xử lý được thực chất nợ xấu cũng là giải pháp giúp cải thiện CAR, chứ không hẳn chỉ chờ đợi sự ủng hộ của cổ đông lớn là Nhà nước.