Ngân hàng lớn bắt đầu “đấu tay đôi” lãi suất
Ngoại trừ Agribank và Vietcombank, cạnh tranh lãi suất đã không theo các “hạng cân” như trước
Tuần qua, một số ngân hàng thương mại tiếp tục tăng nhẹ lãi suất huy động VND. Đây là diễn biến thường thấy trước mùa cao điểm chi trả cuối năm, nhưng nay, “cuộc đấu tay đôi” trở nên rõ nét hơn.
Những năm gần đây, cạnh tranh lãi suất huy động VND định hình rõ các “hạng cân” giữa hai khối, ngân hàng thương mại nhà nước với ngân hàng thương mại cổ phần. Mức chênh lệch thường có từ 0,5-1,5%/năm, tùy kỳ hạn, cao hơn ở khối cổ phần.
Chênh lệch trên xuất phát từ ưu thế lớn, có cả một số yếu tố đặc quyền, của khối ngân hàng thương mại nhà nước, trong khi khối ngân hàng thương mại cổ phần còn nhiều thành viên quy mô nhỏ và vẫn phải cạnh tranh huy động chủ yếu bằng lãi suất.
Nhưng, với diễn biến gần đây, chênh lệch trên đã thu hẹp, đã trở thành cuộc “đấu tay đôi” thực sự giữa hai khối, thậm chí một số “ông lớn” quốc doanh còn đẩy lãi suất lên cao hơn.
Đến thời điểm này, ngoại trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ngoài cuộc các đợt tăng lãi suất diễn ra nửa cuối năm nay, cũng như là hai thành viên đang áp thấp nhất trong hệ thống, thì cả Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) đều đã thể hiện sự nổi trội.
Đặc biệt tại BIDV. Biểu lãi suất ngân hàng này vừa công bố, như tại địa bàn Hà Nội, đã xóa hết khoảng cách so với nhiều ngân hàng cổ phần khác, thậm chí vượt trội hơn ở một số kỳ hạn ngắn.
Cụ thể, tại kỳ hạn 1 tháng, BIDV áp lãi suất huy động 4,8%/năm, trong khi nhiều thành viên khác ở khối cổ phần như Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) hiện chỉ áp từ 4,4-4,6%/năm.
Tương tự, lãi suất tại các kỳ hạn ngắn khác của BIDV cũng cao hơn từ 0,2-0,4%/năm. Riêng so sánh với Agribank và Vietcombank, có cùng tương quan hơn về “hạng cân”, lãi suất các kỳ hạn ngắn của BIDV cũng vượt hơn tới 0,7-0,8%/năm.
Lãi suất cao hơn, chi phí huy động sẽ cao hơn, và phản ánh áp lực phải huy động được vốn hơn. Phía trước, không chỉ BIDV mà với các ngân hàng nói chung, mùa cao điểm chi trả đang đến gần.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phát biểu tại buổi họp báo tổng kết năm ngày 24/12 vừa qua, thanh khoản của hệ thống ở trạng thái tốt; các mùa cao điểm chi trả, dự kiến cả năm nay, Ngân hàng Nhà nước không phải thực hiện tái cấp vốn để hỗ trợ.
Nhưng một khi “ông lớn” đã đưa lãi suất huy động trở thành “cuộc đấu tay đôi”, san bằng và vượt lên như trên, có thể các ngân hàng ở hạng cân nhỏ hơn cũng sẽ phải tính toán lại để tạo cân đối có lợi cho mình, dù một cuộc đua lãi suất hiện vẫn chưa thực sự xẩy ra.
Những năm gần đây, cạnh tranh lãi suất huy động VND định hình rõ các “hạng cân” giữa hai khối, ngân hàng thương mại nhà nước với ngân hàng thương mại cổ phần. Mức chênh lệch thường có từ 0,5-1,5%/năm, tùy kỳ hạn, cao hơn ở khối cổ phần.
Chênh lệch trên xuất phát từ ưu thế lớn, có cả một số yếu tố đặc quyền, của khối ngân hàng thương mại nhà nước, trong khi khối ngân hàng thương mại cổ phần còn nhiều thành viên quy mô nhỏ và vẫn phải cạnh tranh huy động chủ yếu bằng lãi suất.
Nhưng, với diễn biến gần đây, chênh lệch trên đã thu hẹp, đã trở thành cuộc “đấu tay đôi” thực sự giữa hai khối, thậm chí một số “ông lớn” quốc doanh còn đẩy lãi suất lên cao hơn.
Đến thời điểm này, ngoại trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ngoài cuộc các đợt tăng lãi suất diễn ra nửa cuối năm nay, cũng như là hai thành viên đang áp thấp nhất trong hệ thống, thì cả Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) đều đã thể hiện sự nổi trội.
Đặc biệt tại BIDV. Biểu lãi suất ngân hàng này vừa công bố, như tại địa bàn Hà Nội, đã xóa hết khoảng cách so với nhiều ngân hàng cổ phần khác, thậm chí vượt trội hơn ở một số kỳ hạn ngắn.
Cụ thể, tại kỳ hạn 1 tháng, BIDV áp lãi suất huy động 4,8%/năm, trong khi nhiều thành viên khác ở khối cổ phần như Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) hiện chỉ áp từ 4,4-4,6%/năm.
Tương tự, lãi suất tại các kỳ hạn ngắn khác của BIDV cũng cao hơn từ 0,2-0,4%/năm. Riêng so sánh với Agribank và Vietcombank, có cùng tương quan hơn về “hạng cân”, lãi suất các kỳ hạn ngắn của BIDV cũng vượt hơn tới 0,7-0,8%/năm.
Lãi suất cao hơn, chi phí huy động sẽ cao hơn, và phản ánh áp lực phải huy động được vốn hơn. Phía trước, không chỉ BIDV mà với các ngân hàng nói chung, mùa cao điểm chi trả đang đến gần.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phát biểu tại buổi họp báo tổng kết năm ngày 24/12 vừa qua, thanh khoản của hệ thống ở trạng thái tốt; các mùa cao điểm chi trả, dự kiến cả năm nay, Ngân hàng Nhà nước không phải thực hiện tái cấp vốn để hỗ trợ.
Nhưng một khi “ông lớn” đã đưa lãi suất huy động trở thành “cuộc đấu tay đôi”, san bằng và vượt lên như trên, có thể các ngân hàng ở hạng cân nhỏ hơn cũng sẽ phải tính toán lại để tạo cân đối có lợi cho mình, dù một cuộc đua lãi suất hiện vẫn chưa thực sự xẩy ra.