Ngân hàng Nhà nước có “chơi đẹp” với tỷ giá?
“Hôm nay tỷ giá có thể tăng nhẹ, nhưng thị trường vẫn tự cân đối được cung - cầu”
Sáng 12/6, VnEconomy có cuộc trò chuyện với một lãnh đạo vụ chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước. Nội dung chính xoay quanh diễn biến của tỷ giá USD/VND.
“Hôm nay tỷ giá có thể tăng nhẹ, nhưng thị trường vẫn tự cân đối được cung - cầu. Thậm chí hôm trước xuất hiện một nhu cầu lớn, diễn biến vẫn êm”, lãnh đạo chuyên trách trên trả lời khi được hỏi thị trường đang giao dịch như thế nào.
Thị trường đang tự dưỡng
Cuối chiều cùng ngày, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại nhích nhẹ 10 VND.
Vì sao có dự tính trên? Lý giải sau đó tưởng như không liên quan, có lẽ cũng không có kiểu ảnh hưởng này trong các mô hình phân tích hay dự báo nào đó.
Trong ngày, lãnh đạo khối nguồn của các ngân hàng thương mại cùng hẹn tham gia một diễn đàn chuyên đề. Lãnh đạo vụ chuyên trách trên giải thích, vì vắng mặt trên thị trường, nên trước đó họ đã chủ động đóng vị thế các giao dịch cần thiết, thị trường sau đó tạm thiếu vắng các quyết định lớn và giao dịch hạn chế đi, các quyết định tạo cung lớn có thể tạm vắng dẫn đến tỷ giá tăng.
Tỷ giá nhích lên, song trong tuần ổn định vừa qua, thị trường vẫn tự dưỡng được. Thậm chí giữa tuần xuất hiện một nhu cầu lớn, đến từ ngạch dầu khí, quy mô 25 triệu USD, những không gây sóng sánh và Ngân hàng Nhà nước không phải can thiệp.
Nhưng trước đó hoạt động bán ra ngoại tệ để bình ổn đã phải triển khai. Áp lực đối với bình ổn tỷ giá USD/VND thể hiện khá rõ.
Giống với những năm gần đây, dư thừa tiền đồng luôn ám ảnh tỷ giá. Tháng 5 và đầu tháng 6, trong khi trái phiếu Chính phủ liên tiếp đấu thầu thất bại, thì lượng trái phiếu và tín phiếu đáo hạn dồn về, quy mô cỡ 100.000 tỷ đồng. Dư vốn, nhà kinh doanh thường tìm đến những nơi sóng sánh…
Đồng thời, tại một số thời điểm, cung - cầu có biểu hiện mất cân đối. Nhà điều hành bán ra. Nói một cách dân dã, hành động này có thể xem là “chơi đẹp”.
Bởi vì sau khi đưa ra thông điệp không tiếp tục phá giá VND cho đến hết năm, thị trường chờ đợi hiện thực giữa nói và làm. Ngân hàng Nhà nước bán ra, thể hiện bằng nguồn lực bình ổn cụ thể chứ không chỉ ở lời nói nữa.
Nhưng mức độ “chơi đẹp” đến đâu? Thông tin phản ánh trên thị trường gần đây cho biết, các ngân hàng thương mại đăng ký mua 500 triệu USD, nhưng Ngân hàng Nhà nước chỉ bán ra 200 triệu USD.
Lãnh đạo vụ chuyên trách trên cho VnEconomy biết, không có chênh lệch cung - cầu lớn như vậy.
“Cũng có thể có tình huống, khi thấy Ngân hàng Nhà nước bán ra, tỷ giá giảm và các ngân hàng thương mại nhận thấy có thể mua được trên liên ngân hàng giá thấp hơn từ nhà điều hành, nên họ rút nhu cầu. Nhưng, ngay cả không rút, nếu có đơn đăng ký mua vẫn được đáp ứng. Bởi vì đã can thiệp là phải triệt để, đáp ứng đầy đủ và quyết liệt, còn nếu nửa vời thì sẽ còn khó khăn hơn”, vị lãnh đạo trên nêu quan điểm.
Ông cũng cho rằng, hai tuần qua tỷ giá khá ổn định, một phần cũng do nó đang có được một điểm cân bằng khá hợp lý trong các cân đối, nhất là với lãi suất trong tính toán của các ngân hàng thương mại, cũng như với trạng thái vốn “đô” - “đồng”…
“Chơi đẹp” để giữ niềm tin
Khi Ngân hàng Nhà nước “chơi đẹp”, các thành viên thị trường sẽ có niềm tin. Như lúc này, mốc giá 21.820 VND là chốt chặn mà nhà điều hành căn bán ra để bình ổn, họ nhìn vào đó.
Khi các thành viên thị trường có niềm tin, họ sẽ bán ra ngoại tệ cho khách hàng, ngay cả khi trạng thái âm. Vì họ tin có Ngân hàng Nhà nước bán ra hỗ trợ khi cần cân đối trạng thái. Kinh nghiệm này đã được đúc rút trong thử thách nổi bật năm ngoái, nhà điều hành đã bán ra cỡ khoảng 1 tỷ USD giúp hệ thống cân đối trạng thái và tỷ giá sau đó nhanh chóng hạ nhiệt.
Ngược lại, khi không “chơi đẹp” và các ngân hàng thương mại thiếu niềm tin, họ có thể tăng cường phòng thủ bằng đóng bớt trạng thái qua hạn chế bán ra cho khách hàng và tăng mua vào, hiệu ứng cầu càng lớn. Thậm chí, khi thiếu niềm tin, không loại trừ cả những trường hợp nâng trạng thái ngoại tệ để đầu cơ.
Trong nhiều trường hợp, chí phí để lấy lại niềm tin có thể lớn hơn nhiều so với lợi thế đã có và giữ nó.
Với các doanh nghiệp, khi quãng định hướng giữ ổn định tỷ giá được khẳng định đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước thể hiện sự quyết liệt để đảm bảo, thì họ bớt đi thời gian và nguồn lực phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong ngắn hạn; thời gian và nguồn lực đó được dùng cho việc khác. Các ngân hàng thương mại cũng vậy.
Dĩ nhiên, rủi ro tỷ giá đường xa vẫn không thể lơ là.
Trong ngắn hạn, sự ổn định được nhà điều hành cam kết giữ. Nhưng trong trung dài hạn, như từ năm 2016, các tính toán vĩ mô tạm thời vẫn để ngỏ. Và trong tính toán này, có một điểm mới đáng chú ý.
Đó là, mới đây, lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước đưa ra 6 lý do không tiếp tục phá giá VND, mà lý do thứ 5 cần được để mắt.
Cụ thể, lý do thứ 5 dẫn một tham chiếu lần đầu tiên xuất hiện trong các thông điệp điều hành những năm gần đây: “Một nghiên cứu của nhóm chuyên gia IMF trong thời gian qua cũng cho thấy tỷ giá VND/USD hiện đang trong vùng phù hợp, chưa có dấu hiệu ngược lại”.
Trong khi giới học thuật trong nước, thậm chí cả nhà điều hành, còn “tranh luận ngầm” về việc VND bị đánh giá quá cao hay không, đâu là năm gốc và vì sao lại lấy năm đó làm năm gốc…, thì tham chiếu trên có thể hiểu là một lựa chọn của Ngân hàng Nhà nước.
Nghiên cứu trên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là gì? Đó là một mô hình mới đối với Việt Nam để xác định các vùng tỷ giá. Một số nhận định ban đầu đánh giá mô hình của IMF áp dụng hiệu quả và hợp lý hơn so với các mô hình cũ mà một số tổ chức nghiên cứu trong nước vẫn đang áp dụng.
Mới và cũ, hiệu quả và phù hợp hơn như thế nào, thời gian tới hẳn sẽ có những tranh luận học thuật, cũng như bên cạnh định hướng giữ ổn định tỷ giá thì vẫn thường xuyên có các đề xuất tiếp tục phá giá…
“Hôm nay tỷ giá có thể tăng nhẹ, nhưng thị trường vẫn tự cân đối được cung - cầu. Thậm chí hôm trước xuất hiện một nhu cầu lớn, diễn biến vẫn êm”, lãnh đạo chuyên trách trên trả lời khi được hỏi thị trường đang giao dịch như thế nào.
Thị trường đang tự dưỡng
Cuối chiều cùng ngày, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại nhích nhẹ 10 VND.
Vì sao có dự tính trên? Lý giải sau đó tưởng như không liên quan, có lẽ cũng không có kiểu ảnh hưởng này trong các mô hình phân tích hay dự báo nào đó.
Trong ngày, lãnh đạo khối nguồn của các ngân hàng thương mại cùng hẹn tham gia một diễn đàn chuyên đề. Lãnh đạo vụ chuyên trách trên giải thích, vì vắng mặt trên thị trường, nên trước đó họ đã chủ động đóng vị thế các giao dịch cần thiết, thị trường sau đó tạm thiếu vắng các quyết định lớn và giao dịch hạn chế đi, các quyết định tạo cung lớn có thể tạm vắng dẫn đến tỷ giá tăng.
Tỷ giá nhích lên, song trong tuần ổn định vừa qua, thị trường vẫn tự dưỡng được. Thậm chí giữa tuần xuất hiện một nhu cầu lớn, đến từ ngạch dầu khí, quy mô 25 triệu USD, những không gây sóng sánh và Ngân hàng Nhà nước không phải can thiệp.
Nhưng trước đó hoạt động bán ra ngoại tệ để bình ổn đã phải triển khai. Áp lực đối với bình ổn tỷ giá USD/VND thể hiện khá rõ.
Giống với những năm gần đây, dư thừa tiền đồng luôn ám ảnh tỷ giá. Tháng 5 và đầu tháng 6, trong khi trái phiếu Chính phủ liên tiếp đấu thầu thất bại, thì lượng trái phiếu và tín phiếu đáo hạn dồn về, quy mô cỡ 100.000 tỷ đồng. Dư vốn, nhà kinh doanh thường tìm đến những nơi sóng sánh…
Đồng thời, tại một số thời điểm, cung - cầu có biểu hiện mất cân đối. Nhà điều hành bán ra. Nói một cách dân dã, hành động này có thể xem là “chơi đẹp”.
Bởi vì sau khi đưa ra thông điệp không tiếp tục phá giá VND cho đến hết năm, thị trường chờ đợi hiện thực giữa nói và làm. Ngân hàng Nhà nước bán ra, thể hiện bằng nguồn lực bình ổn cụ thể chứ không chỉ ở lời nói nữa.
Nhưng mức độ “chơi đẹp” đến đâu? Thông tin phản ánh trên thị trường gần đây cho biết, các ngân hàng thương mại đăng ký mua 500 triệu USD, nhưng Ngân hàng Nhà nước chỉ bán ra 200 triệu USD.
Lãnh đạo vụ chuyên trách trên cho VnEconomy biết, không có chênh lệch cung - cầu lớn như vậy.
“Cũng có thể có tình huống, khi thấy Ngân hàng Nhà nước bán ra, tỷ giá giảm và các ngân hàng thương mại nhận thấy có thể mua được trên liên ngân hàng giá thấp hơn từ nhà điều hành, nên họ rút nhu cầu. Nhưng, ngay cả không rút, nếu có đơn đăng ký mua vẫn được đáp ứng. Bởi vì đã can thiệp là phải triệt để, đáp ứng đầy đủ và quyết liệt, còn nếu nửa vời thì sẽ còn khó khăn hơn”, vị lãnh đạo trên nêu quan điểm.
Ông cũng cho rằng, hai tuần qua tỷ giá khá ổn định, một phần cũng do nó đang có được một điểm cân bằng khá hợp lý trong các cân đối, nhất là với lãi suất trong tính toán của các ngân hàng thương mại, cũng như với trạng thái vốn “đô” - “đồng”…
“Chơi đẹp” để giữ niềm tin
Khi Ngân hàng Nhà nước “chơi đẹp”, các thành viên thị trường sẽ có niềm tin. Như lúc này, mốc giá 21.820 VND là chốt chặn mà nhà điều hành căn bán ra để bình ổn, họ nhìn vào đó.
Khi các thành viên thị trường có niềm tin, họ sẽ bán ra ngoại tệ cho khách hàng, ngay cả khi trạng thái âm. Vì họ tin có Ngân hàng Nhà nước bán ra hỗ trợ khi cần cân đối trạng thái. Kinh nghiệm này đã được đúc rút trong thử thách nổi bật năm ngoái, nhà điều hành đã bán ra cỡ khoảng 1 tỷ USD giúp hệ thống cân đối trạng thái và tỷ giá sau đó nhanh chóng hạ nhiệt.
Ngược lại, khi không “chơi đẹp” và các ngân hàng thương mại thiếu niềm tin, họ có thể tăng cường phòng thủ bằng đóng bớt trạng thái qua hạn chế bán ra cho khách hàng và tăng mua vào, hiệu ứng cầu càng lớn. Thậm chí, khi thiếu niềm tin, không loại trừ cả những trường hợp nâng trạng thái ngoại tệ để đầu cơ.
Trong nhiều trường hợp, chí phí để lấy lại niềm tin có thể lớn hơn nhiều so với lợi thế đã có và giữ nó.
Với các doanh nghiệp, khi quãng định hướng giữ ổn định tỷ giá được khẳng định đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước thể hiện sự quyết liệt để đảm bảo, thì họ bớt đi thời gian và nguồn lực phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong ngắn hạn; thời gian và nguồn lực đó được dùng cho việc khác. Các ngân hàng thương mại cũng vậy.
Dĩ nhiên, rủi ro tỷ giá đường xa vẫn không thể lơ là.
Trong ngắn hạn, sự ổn định được nhà điều hành cam kết giữ. Nhưng trong trung dài hạn, như từ năm 2016, các tính toán vĩ mô tạm thời vẫn để ngỏ. Và trong tính toán này, có một điểm mới đáng chú ý.
Đó là, mới đây, lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước đưa ra 6 lý do không tiếp tục phá giá VND, mà lý do thứ 5 cần được để mắt.
Cụ thể, lý do thứ 5 dẫn một tham chiếu lần đầu tiên xuất hiện trong các thông điệp điều hành những năm gần đây: “Một nghiên cứu của nhóm chuyên gia IMF trong thời gian qua cũng cho thấy tỷ giá VND/USD hiện đang trong vùng phù hợp, chưa có dấu hiệu ngược lại”.
Trong khi giới học thuật trong nước, thậm chí cả nhà điều hành, còn “tranh luận ngầm” về việc VND bị đánh giá quá cao hay không, đâu là năm gốc và vì sao lại lấy năm đó làm năm gốc…, thì tham chiếu trên có thể hiểu là một lựa chọn của Ngân hàng Nhà nước.
Nghiên cứu trên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là gì? Đó là một mô hình mới đối với Việt Nam để xác định các vùng tỷ giá. Một số nhận định ban đầu đánh giá mô hình của IMF áp dụng hiệu quả và hợp lý hơn so với các mô hình cũ mà một số tổ chức nghiên cứu trong nước vẫn đang áp dụng.
Mới và cũ, hiệu quả và phù hợp hơn như thế nào, thời gian tới hẳn sẽ có những tranh luận học thuật, cũng như bên cạnh định hướng giữ ổn định tỷ giá thì vẫn thường xuyên có các đề xuất tiếp tục phá giá…