Ngân hàng rút về gần 9.000 tỷ đồng đầu tư ngoài ngành
Cùng với giảm sở hữu chéo, các tổ chức tín dụng đã thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp
Được ủy quyền của Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội. Trong đó, kết quả xử lý sở hữu chéo, đầu tư ngoài ngành được nêu khá cụ thể.
Báo cáo cho biết, trong bốn năm qua, tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý một bước quan trọng; sở hữu của các ngân hàng thương mại cổ phần đã minh bạch và đại chúng hơn; tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng được xử lý và kiểm soát về cơ bản; các nhóm lợi ích đã giảm dần.
Ngân hàng Nhà nước đã tích cực chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy nhanh tiến độ xử lý các vi phạm về giới hạn sở hữu cổ phần, sở hữu chéo thông qua chuyển nhượng, thoái vốn, sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc cử người tham gia quản trị, điều hành ngân hàng.
Số cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau đã giảm từ 7 cặp trong năm 2012 xuống chỉ còn 3 cặp hiện nay.
Sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp tập trung ở một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã giảm mạnh, đến tháng 6/2015 chỉ còn 12 cặp sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp so với 56 cặp vào thời điểm tháng 6/2012.
Tình trạng một tổ chức tín dụng sở hữu cổ phần tại một số tổ chức tín dụng hoặc một số tổ chức tín dụng sở hữu cổ phần tại một tổ chức tín dụng đã giảm so với thời gian trước đây.
Đồng thời, các tổ chức tín dụng đã tích cực thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp để tập trung nguồn lực cho hoạt động kinh doanh chính.
Từ năm 2012 đến tháng 6/2015, theo số liệu từ báo cáo trên, các tổ chức tín dụng đã thực hiện thoái vốn ở các doanh nghiệp với tổng số tiền 8.783,4 tỷ đồng.
Báo cáo cho biết, trong bốn năm qua, tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý một bước quan trọng; sở hữu của các ngân hàng thương mại cổ phần đã minh bạch và đại chúng hơn; tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng được xử lý và kiểm soát về cơ bản; các nhóm lợi ích đã giảm dần.
Ngân hàng Nhà nước đã tích cực chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy nhanh tiến độ xử lý các vi phạm về giới hạn sở hữu cổ phần, sở hữu chéo thông qua chuyển nhượng, thoái vốn, sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc cử người tham gia quản trị, điều hành ngân hàng.
Số cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau đã giảm từ 7 cặp trong năm 2012 xuống chỉ còn 3 cặp hiện nay.
Sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp tập trung ở một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã giảm mạnh, đến tháng 6/2015 chỉ còn 12 cặp sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp so với 56 cặp vào thời điểm tháng 6/2012.
Tình trạng một tổ chức tín dụng sở hữu cổ phần tại một số tổ chức tín dụng hoặc một số tổ chức tín dụng sở hữu cổ phần tại một tổ chức tín dụng đã giảm so với thời gian trước đây.
Đồng thời, các tổ chức tín dụng đã tích cực thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp để tập trung nguồn lực cho hoạt động kinh doanh chính.
Từ năm 2012 đến tháng 6/2015, theo số liệu từ báo cáo trên, các tổ chức tín dụng đã thực hiện thoái vốn ở các doanh nghiệp với tổng số tiền 8.783,4 tỷ đồng.