Ngân hàng tư rầm rộ, ngân sách có xuống tiền?
Ngân sách Nhà nước có tiếp tục đứng ngoài tiếng gọi đồng thuận đang rầm rộ từ các cổ đông nhỏ lẻ?
Mùa đại hội đồng cổ đông thường niên các ngân hàng đã bắt đầu. Một trong những phần quan trọng và đáng chờ đợi nhất sẽ hé mở dần đầu tuần tới.
Với các đại hội đã thông qua và các kế hoạch trù tính đã công bố, một loạt ngân hàng thương mại dự kiến sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ trong năm nay.
Tất cả đều là ngân hàng thương mại cổ phần, như VIB, VPBank, LienVietPostBank, SCB, Techcombank… Trong đó có những trường hợp tăng rất mạnh như Techcombank thêm 5.000 tỷ đồng. Và hầu hết những trường hợp này đều tăng vốn từ chính sách cổ tức bằng cổ phiếu, một số dự kiến phát hành riêng rẻ.
Về lý thuyết, khi các kế hoạch được đại hội đồng cổ đông thông qua, đó là sự đồng thuận chung. Đây là sự đồng thuận của lực lượng lớn các cổ đông nhỏ lẻ. Họ đã đồng thuận như vậy nhiều năm qua, như một số trường hợp dăm năm rồi cổ đông không nhận tiền mặt, mà tiếp tục hỗ trợ cho ngân hàng tăng vốn dù kết quả lợi nhuận tốt và đều.
Trong dòng chảy chung đó, trở nên rầm rộ hơn trong 2017 khi nhiều thành viên bắt đầu tiếp cận chuẩn mực Basel 2, có một phần lạc lõng của ngân sách nhà nước tại một số ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước đang nắm tỷ lệ sở hữu chi phối.
Câu chuyện BIDV và VietinBank đến phút cuối 2016 phải trả cổ tức bằng tiền mặt đề nộp về ngân sách còn tươi mới. Nó tiếp tục được nhìn sang diễn biến và kết quả trong 2017, mà ngay đầu tuần tới thôi (17/4) với đại hội đồng cổ đông thường niên VietinBank.
Liệu cổ đông Nhà nước, hay câu chuyện của ngân sách nhà nước, có hoà cùng sự đồng thuận rầm rộ trên của các cổ đông nhỏ lẻ tại các ngân hàng tư, hay vẫn tiếp tục quay lưng như 2016?
Sát kề ngày tổ chức đại hội (17/4), trả lời VnEconomy, ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc VietinBank vẫn chưa đề cập cụ thể về kế hoạch tăng vốn năm nay như thế nào, mà phải chờ thảo luận cụ thể tại đại hội.
VietinBank đang là trường hợp “căng thẳng” nhất trong yêu cầu tăng vốn điều lệ. Bởi Nhà nước vẫn đang nắm tỷ lệ sở hữu chi phối tại đây và đã ở giới hạn không thể giảm xuống được nữa để có thể phát hành riêng lẻ; tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cũng đã được lấp đầy.
Trong khi đó, đây là một trong những ngân hàng có vai trò tham gia thực thi chính sách tiền tệ, có ảnh hưởng trong điều tiết thị trường với cơ cấu thị phần lớn, và là một trường hợp thí điểm áp dụng các chuẩn mực cao hơn theo Basel 2 trong năm nay. Nếu năm nay VietinBank tiếp tục không nhận được sự đồng thuận của cổ đông Nhà nước tham gia tăng vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và triển vọng phát triển sẽ bị chặn lại.
Nhìn sang Vietcombank, năm 2016 đã tranh thủ được nguồn thặng dư để lại sau cổ phần hóa cùng chính sách chia thưởng để tăng vốn điều lệ; phát hành trái phiếu dài hạn để tăng vốn cấp 2, cải thiện CAR. Nhưng, những biện pháp đó đã cạn kiệt trong 2017, ngoại trừ trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Vietcombank cũng có kế hoạch phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài (GIC của Singapore), nhưng không thể hoàn tất để tăng vốn trong 2016. Dù vậy, theo tìm hiểu của VnEconomy, GIC vẫn bảo lưu kế hoạch tham gia mua cổ phần Vietcombank, điểm còn lại là có điều chỉnh một số điểm trong hợp đồng để linh hoạt và thực tế hơn về giá bán, rồi chờ các cấp có thẩm quyền xét duyệt.
Năm qua Vietcombank đạt kỷ lục lợi nhuận. Ngân hàng này có thể chủ động hơn với kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc một phần bằng cổ phiếu để tăng vốn. Nhưng, như tại VietinBank và BIDV, sự đồng thuận của vấn đề ngân sách nhà nước vẫn để ngỏ đó.
Sẽ thuận lợi hơn nếu kế hoạch bán cho GIC hoàn tất, với một số điều chỉnh thuận lợi hơn như đề cập ở trên, Vietcombank sẽ chủ động hơn “số phận” của mình. Và đi cùng, vốn cũng tăng thêm vì đối ứng là bán thêm cho cổ đông nước ngoài hiện hữu Mizuho để cân bằng tỷ lệ sở hữu. Nếu vậy, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại đây sẽ giảm xuống.
Các tình huống trên đang chờ đợi diễn biến cụ thể. Chung nhất và mạnh nhất vẫn là nguồn lực đồng thuận từ các cổ đông hiện hữu. Nhưng ngân sách nhà nước có xuống tiền hay không? Bởi nếu trả cổ tức bằng cổ phiếu thì đó cũng là ngân sách được xem ở khía cạnh đầu tư thêm.
Câu trả lời đến nay vẫn còn để ngỏ.
Với các đại hội đã thông qua và các kế hoạch trù tính đã công bố, một loạt ngân hàng thương mại dự kiến sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ trong năm nay.
Tất cả đều là ngân hàng thương mại cổ phần, như VIB, VPBank, LienVietPostBank, SCB, Techcombank… Trong đó có những trường hợp tăng rất mạnh như Techcombank thêm 5.000 tỷ đồng. Và hầu hết những trường hợp này đều tăng vốn từ chính sách cổ tức bằng cổ phiếu, một số dự kiến phát hành riêng rẻ.
Về lý thuyết, khi các kế hoạch được đại hội đồng cổ đông thông qua, đó là sự đồng thuận chung. Đây là sự đồng thuận của lực lượng lớn các cổ đông nhỏ lẻ. Họ đã đồng thuận như vậy nhiều năm qua, như một số trường hợp dăm năm rồi cổ đông không nhận tiền mặt, mà tiếp tục hỗ trợ cho ngân hàng tăng vốn dù kết quả lợi nhuận tốt và đều.
Trong dòng chảy chung đó, trở nên rầm rộ hơn trong 2017 khi nhiều thành viên bắt đầu tiếp cận chuẩn mực Basel 2, có một phần lạc lõng của ngân sách nhà nước tại một số ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước đang nắm tỷ lệ sở hữu chi phối.
Câu chuyện BIDV và VietinBank đến phút cuối 2016 phải trả cổ tức bằng tiền mặt đề nộp về ngân sách còn tươi mới. Nó tiếp tục được nhìn sang diễn biến và kết quả trong 2017, mà ngay đầu tuần tới thôi (17/4) với đại hội đồng cổ đông thường niên VietinBank.
Liệu cổ đông Nhà nước, hay câu chuyện của ngân sách nhà nước, có hoà cùng sự đồng thuận rầm rộ trên của các cổ đông nhỏ lẻ tại các ngân hàng tư, hay vẫn tiếp tục quay lưng như 2016?
Sát kề ngày tổ chức đại hội (17/4), trả lời VnEconomy, ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc VietinBank vẫn chưa đề cập cụ thể về kế hoạch tăng vốn năm nay như thế nào, mà phải chờ thảo luận cụ thể tại đại hội.
VietinBank đang là trường hợp “căng thẳng” nhất trong yêu cầu tăng vốn điều lệ. Bởi Nhà nước vẫn đang nắm tỷ lệ sở hữu chi phối tại đây và đã ở giới hạn không thể giảm xuống được nữa để có thể phát hành riêng lẻ; tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cũng đã được lấp đầy.
Trong khi đó, đây là một trong những ngân hàng có vai trò tham gia thực thi chính sách tiền tệ, có ảnh hưởng trong điều tiết thị trường với cơ cấu thị phần lớn, và là một trường hợp thí điểm áp dụng các chuẩn mực cao hơn theo Basel 2 trong năm nay. Nếu năm nay VietinBank tiếp tục không nhận được sự đồng thuận của cổ đông Nhà nước tham gia tăng vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và triển vọng phát triển sẽ bị chặn lại.
Nhìn sang Vietcombank, năm 2016 đã tranh thủ được nguồn thặng dư để lại sau cổ phần hóa cùng chính sách chia thưởng để tăng vốn điều lệ; phát hành trái phiếu dài hạn để tăng vốn cấp 2, cải thiện CAR. Nhưng, những biện pháp đó đã cạn kiệt trong 2017, ngoại trừ trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Vietcombank cũng có kế hoạch phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài (GIC của Singapore), nhưng không thể hoàn tất để tăng vốn trong 2016. Dù vậy, theo tìm hiểu của VnEconomy, GIC vẫn bảo lưu kế hoạch tham gia mua cổ phần Vietcombank, điểm còn lại là có điều chỉnh một số điểm trong hợp đồng để linh hoạt và thực tế hơn về giá bán, rồi chờ các cấp có thẩm quyền xét duyệt.
Năm qua Vietcombank đạt kỷ lục lợi nhuận. Ngân hàng này có thể chủ động hơn với kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc một phần bằng cổ phiếu để tăng vốn. Nhưng, như tại VietinBank và BIDV, sự đồng thuận của vấn đề ngân sách nhà nước vẫn để ngỏ đó.
Sẽ thuận lợi hơn nếu kế hoạch bán cho GIC hoàn tất, với một số điều chỉnh thuận lợi hơn như đề cập ở trên, Vietcombank sẽ chủ động hơn “số phận” của mình. Và đi cùng, vốn cũng tăng thêm vì đối ứng là bán thêm cho cổ đông nước ngoài hiện hữu Mizuho để cân bằng tỷ lệ sở hữu. Nếu vậy, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại đây sẽ giảm xuống.
Các tình huống trên đang chờ đợi diễn biến cụ thể. Chung nhất và mạnh nhất vẫn là nguồn lực đồng thuận từ các cổ đông hiện hữu. Nhưng ngân sách nhà nước có xuống tiền hay không? Bởi nếu trả cổ tức bằng cổ phiếu thì đó cũng là ngân sách được xem ở khía cạnh đầu tư thêm.
Câu trả lời đến nay vẫn còn để ngỏ.