Nhiều ngân hàng tăng tốc mở rộng thị phần cuối năm
Các ngân hàng đang bước vào giai đoạn tăng tốc mở rộng thị phần, chiếm lĩnh thị trường bằng phương thức “truyền thống”
Các ngân hàng đang bước vào giai đoạn tăng tốc mở rộng thị phần, chiếm lĩnh thị trường bằng phương thức “truyền thống” - mở mới các chi nhánh, phòng giao dịch.
Nhưng một số nhận định cho rằng các ngân hàng cũng sẽ chịu nhiều áp lực, đặc biệt áp lực từ chi phí cho các đơn vị này hoạt động.
Trong khi nhiều nhà băng dè dặt lập chi nhánh, phòng giao dịch do những quy định khắt khe đưa ra từ phía Ngân hàng Nhà nước, thì Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) nổi lên là một trong số các ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô tới khắp các tỉnh, thành trong cả nước.
Trong tháng 11 và 12, ABBANK có thêm 11 chi nhánh và phòng giao dịch tại Thái Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Điện Biên... ABBANK cũng có kế hoạch mở mới thêm nhiều chi nhánh và phòng giao dịch ngay trong tháng 1/2017, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn quốc lên 165 điểm tại 34 tỉnh, thành phố.
Không riêng ABBANK, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng đang tăng tốc mở mới các phòng giao dịch, chi nhánh như Ngân hàng Bắc Á, Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Tiên Phong …
Chia sẻ về mục tiêu mở rộng quy mô của ngân hàng thời gian qua, lãnh đạo ABBANK cho hay, việc mở rộng chi nhánh và phòng giao dịch sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng nâng cao sức cạnh tranh qua việc tiếp cận khách hàng gần hơn, mà cốt lõi là nâng cao chất lượng dịch vụ để phát triển.
Tuy nhiên, vị này cũng chia sẻ mở rộng mạng lưới không phải “kênh” duy nhất để ngân hàng cung cấp tín dụng, thu hút vốn từ dân cư, doanh nghiệp cũng như các dịch vụ ngân hàng khác. Bên cạnh việc mở rộng quy mô mạng lưới, các ngân hàng tiếp tục phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, trực tuyến…, lãnh đạo ABBANK nói.
Đại diện ABBANK cũng cho biết, trong thời gian vừa qua ngân hàng đã tăng cường đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, nhất là trong lĩnh vực an toàn, bảo mật. Gần đây, ABBANK đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế PCI DSS, là ngân hàng thứ 7 tại Việt Nam đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế này.
“ABBANK đã đầu tư chiều sâu cho công nghệ, xây dựng hệ thống bảo mật, an ninh mạng, hệ thống kiểm soát thâm nhập, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật cao nhất về dữ liệu thẻ, thông tin khách hàng, thường xuyên theo dõi và đánh giá hệ thống để đảm bảo cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ với chuẩn mực an toàn nhất cho khách hàng”, vị này cũng nói và nhận định, từ đây đến cuối năm thị trường tài chính sẽ còn đón nhận nhiều phòng giao dịch và chi nhanh mới được đưa vào hoạt động.
Song điều kiện được coi là “hàng rào” được Ngân hàng Nhà nước đưa ra, như ngân hàng thương mại phải kinh doanh có lãi, tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 3%, vốn tối thiểu cho mỗi chi nhánh là 300 tỷ đồng… cũng là một áp lực, thử thách không nhỏ đến quyết định mở rộng mạng lưới của các nhà băng.
Nhưng một số nhận định cho rằng các ngân hàng cũng sẽ chịu nhiều áp lực, đặc biệt áp lực từ chi phí cho các đơn vị này hoạt động.
Trong khi nhiều nhà băng dè dặt lập chi nhánh, phòng giao dịch do những quy định khắt khe đưa ra từ phía Ngân hàng Nhà nước, thì Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) nổi lên là một trong số các ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô tới khắp các tỉnh, thành trong cả nước.
Trong tháng 11 và 12, ABBANK có thêm 11 chi nhánh và phòng giao dịch tại Thái Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Điện Biên... ABBANK cũng có kế hoạch mở mới thêm nhiều chi nhánh và phòng giao dịch ngay trong tháng 1/2017, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn quốc lên 165 điểm tại 34 tỉnh, thành phố.
Không riêng ABBANK, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng đang tăng tốc mở mới các phòng giao dịch, chi nhánh như Ngân hàng Bắc Á, Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Tiên Phong …
Chia sẻ về mục tiêu mở rộng quy mô của ngân hàng thời gian qua, lãnh đạo ABBANK cho hay, việc mở rộng chi nhánh và phòng giao dịch sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng nâng cao sức cạnh tranh qua việc tiếp cận khách hàng gần hơn, mà cốt lõi là nâng cao chất lượng dịch vụ để phát triển.
Tuy nhiên, vị này cũng chia sẻ mở rộng mạng lưới không phải “kênh” duy nhất để ngân hàng cung cấp tín dụng, thu hút vốn từ dân cư, doanh nghiệp cũng như các dịch vụ ngân hàng khác. Bên cạnh việc mở rộng quy mô mạng lưới, các ngân hàng tiếp tục phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, trực tuyến…, lãnh đạo ABBANK nói.
Đại diện ABBANK cũng cho biết, trong thời gian vừa qua ngân hàng đã tăng cường đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, nhất là trong lĩnh vực an toàn, bảo mật. Gần đây, ABBANK đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế PCI DSS, là ngân hàng thứ 7 tại Việt Nam đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế này.
“ABBANK đã đầu tư chiều sâu cho công nghệ, xây dựng hệ thống bảo mật, an ninh mạng, hệ thống kiểm soát thâm nhập, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật cao nhất về dữ liệu thẻ, thông tin khách hàng, thường xuyên theo dõi và đánh giá hệ thống để đảm bảo cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ với chuẩn mực an toàn nhất cho khách hàng”, vị này cũng nói và nhận định, từ đây đến cuối năm thị trường tài chính sẽ còn đón nhận nhiều phòng giao dịch và chi nhanh mới được đưa vào hoạt động.
Song điều kiện được coi là “hàng rào” được Ngân hàng Nhà nước đưa ra, như ngân hàng thương mại phải kinh doanh có lãi, tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 3%, vốn tối thiểu cho mỗi chi nhánh là 300 tỷ đồng… cũng là một áp lực, thử thách không nhỏ đến quyết định mở rộng mạng lưới của các nhà băng.