Nước nổi - thuyền nổi vụ quỹ Singapore mua cổ phần Vietcombank
GIC, quỹ đầu tư đang quản lý số tài sản trên 100 tỷ USD, do Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long làm Chủ tịch
Cuối cùng, giá bán cổ phần Vietcombank cho nhà đầu tư GIC của Singapore cũng dần hé lộ, sau thỏa thuận ghi nhớ ngày 29/8 vừa qua. Giá cổ phiếu VCB của Vietcombank điều chỉnh khá mạnh gần đây, được cho là một phần phản ứng.
Qua điều chỉnh, ở góc nhìn nào đó, có thể lại thuận lợi cho Chính phủ khi xem xét chấp thuận mức giá bán. Vì nó bớt chênh lệch. Nhưng đây không phải là điểm chính, dù có góc nhìn nhạy cảm khi giá bán cho GIC dự kiến thấp hơn đáng kể so với giá giao dịch trên sàn, liên quan là tài sản Nhà nước.
Sẵn sàng mua bán?
GIC, quỹ đầu tư đang quản lý số tài sản trên 100 tỷ USD, do Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long làm Chủ tịch, từng có kế hoạch đầu tư vào hệ thống ngân hàng Việt Nam sớm hơn. Họ tìm hiểu một ngân hàng khác, rồi ra đi vì không như mong muốn, chứ Vietcombank không phải là điểm ngắm đầu tiên.
Chỉ là suy đoán, nhưng khi không phải là điểm ngắm đầu tiên, thường thì mức độ sẵn sàng mua sẽ hạn chế hơn. Thực tế, GIC cũng đã rất thận trọng khi tìm hiểu Vietcombank.
Chi tiết bên lề, đến cuối tháng 5/2016, ước tính phía GIC đã gửi tới khoảng 500 câu hỏi/yêu cầu Vietcombank trả lời tất thảy các góc cạnh họ cần biết. Báo cáo và số liệu tài chính là chưa đủ đối với sự thận trọng của nhà đầu tư này. Và đến trước thềm ký thỏa thuận ghi nhớ, lượng câu hỏi/yêu cầu đã lên đến con số khoảng 700, cùng gần 20 phiên làm việc trực tiếp giữa lãnh đạo hai bên.
Như trên, mức độ sẵn sàng mua, quyết mua hay không, sự thận trọng khi xét mua… sẽ thể hiện ở giá. Và ban đầu, có thông tin cho hay, khởi điểm đàm phán dự tính chỉ khoảng 31.000 đồng/cổ phiếu. Khi đó, giá cổ phiếu VCB giao dịch trên sàn quanh 41.000 đồng/cổ phiếu.
Giá đàm phán còn tùy thuộc vào mức độ muốn bán của bên bán, cạnh tranh giữa các nhà đầu tư… Vietcombank dĩ nhiên là muốn bán, vì họ gần như buộc phải hoàn tất kế hoạch tăng vốn trong năm nay để cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR), đảm bảo yêu cầu áp dụng Basel 2. Chốt được sớm thì càng có thêm thời gian, nguồn lực để mở mang việc khác. Hồi đầu năm, lãnh đạo ngân hàng này cũng tiết lộ có một số đối tác đã đặt vấn đề đầu tư.
Muốn bán, nhưng không bán bằng mọi giá. Vùng giá được cho là từng dự kiến ban đầu cho đàm phán quanh 31.000 đồng/cổ phiếu về sau đã thay đổi. Mức chốt lại theo một số nguồn tin tiết lộ sau thỏa thuận ghi nhớ ngày 29/8 đã lên khoảng 39.000 đồng (trước khi phát hành cổ phiếu thưởng 35% và trả cổ tức 2015 bằng tiền mặt).
Mức 39.000 đồng này một phần phản ánh kết quả đàm phán thành công của Vietcombank, nhưng một phần có thể cũng phản ánh thêm xu hướng giá cổ phiếu VCB trên thị trường, như nước nổi - thuyền nổi. Cao điểm vừa qua giá VCB lên tới 57.500 đồng/cổ phiếu.
Một thực tế liên quan, khi giá giao dịch trên sàn duy trì ở mức cao, giá phát hành cho GIC quá thấp cũng sẽ khiến thương vụ này khó thành công, hay Chính phủ có thể càng khó duyệt giá bán trong so sánh này. Ở đây là tài sản Nhà nước. Và khi giá nâng lên khoảng 39.000 đồng nói trên, GIC đã thể hiện muốn mua.
Giá hời?
Một lãnh đạo thuộc một trong những đầu mối liên quan đến việc xét duyệt giá bán trong thương vụ này cho rằng, không nên cứng nhắc khi so sánh giá Vietcombank dự kiến bán cho GIC với giá đang giao dịch trên sàn.
“Đây là tài sản Nhà nước, vì Nhà nước đang là cổ đông có tỷ lệ sở hữu rất lớn tại Vietcombank. Nên ở đây việc xác định giá có các quy định, cơ sở cụ thể, kể cả khi xem xét phê duyệt, chứ không phải chỉ nhìn vào và chạy theo giá trên thị trường”, vị lãnh đạo trên nói.
Theo ông, giá cổ phiếu trên sàn luôn biến động và chịu nhiều tác động ngoài giá trị doanh nghiệp. Ví dụ, giá cổ phiếu VCB có thể chỉ 35.000 đồng, nhưng trong thời gian ngắn, thị trường thuận lợi, có sóng, lại lên 50.000 đồng. Hay khi có biến động lớn vĩ mô trong nước hay trên thế giới, thị trường chứng khoán phản ứng mạnh, giá có thể rơi về 30.000 đồng…
“Ở đây có các quy định, phương pháp và cơ sở định giá, chứ không thể bắt nhà đầu tư và Vietcombank chạy theo thị trường như vậy khi so sánh giữa giá bán cho GIC với giá trên sàn”, vị lãnh đạo trên nêu thêm quan điểm.
Cụ thể hơn, phía Credit Suisse - nhà tư vấn cho Vietcombank trong kế hoạch phát hành này - đã có bản phân tích 23 trang, tập trung vào việc định giá cổ phiếu VCB.
Ở bản phân tích này, theo phương pháp định giá giá trị nội tại bằng mô hình chiết khấu cổ tức, giá hợp lý của cổ phiếu Vietcombank được xác định dao động trong khoảng từ 27.000 - 40.000 đồng/cổ phiếu (trước pha loãng 35%). Còn theo phương pháp định giá theo thị giá, có so sánh giá trị sổ sách và chỉ số P/E thì giá chỉ ở khoảng 29-34.000 đồng/cổ phiếu.
Còn trên sàn, như trên, giá giao dịch phụ thuộc nhiều yếu tố ngoài giá trị nội tại của doanh nghiệp, như quan hệ cung cầu, kỳ vọng của thị trường, các tác động khác… Do đó, nó thường dao động khá xa giá trị hợp lý của chính doanh nghiệp niêm yết.
Như với giá đóng cửa ngày 28/8, trước thềm lễ ký thỏa thuận ghi nhớ hai bên, là 55.500 đồng/cổ phiếu, thị giá Vietcombank theo đó cao hơn 3 lần giá trị sổ sách P/B. Trong khi đó, mặt bằng P/B chung của cổ phiếu ngân hàng các nước khu vực, thị trường mới nổi thấp hơn đáng kể: như P/B của ngân hàng Philippines 1,6 lần; Thái Lan 1,47 lần; Pakistan 1,57 lần. P/B của các ngân hàng khác có quy mô tương đương trong nước cũng thấp hơn khá xa: như BIDV chỉ 1,39 lần,Vietinbank chỉ 1,17 lần.
Như vậy, xét theo P/B, mức giá chào mua của GIC (khoảng 2,2 lần) là tương đối cao so với cổ phiếu của các ngân hàng trong khu vực cũng như tại Việt Nam.
Và nếu xét theo những phân tích, đánh giá kỹ thuật nói trên, nếu Vietcombank bán cho GIC mức giá khoảng 39.000 đồng, thì đây là giá hời.
Tuy nhiên, Chính phủ có phê duyệt hay không, nếu phê duyệt thì nhanh hay chậm, sẽ là điểm chờ đợi tiếp theo.
Một mặt, Vietcombank đang cần chốt sớm kế hoạch tăng vốn, với phần giả thiết bán cho GIC như trên sẽ giúp sớm chủ động hoàn tất; năng lực tài chính theo đó, cùng với phương án phát hành cổ phiếu thưởng 35%, được nâng thêm một bước quan trọng để trở thành ngân hàng đầu tiên đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế Basel 2.
Mặt khác, nếu Chính phủ không phê duyệt, hoặc tìm kiếm phương án khác, mong đợi mức giá tốt hơn, kế hoạch của Vietcombank sẽ chậm lại, và khó khăn khi hệ số CAR không đảm bảo yêu cầu sắp tới sẽ níu kéo các hoạt động.
Và nếu tìm kiếm phương án khác, nhiều khả năng khó có tình huống buộc phải trở về phát hành cho cổ đông hiện hữu, trong điều kiện ngân sách Nhà nước đang hạn chế đầu tư ở hoạt động này.
Còn nếu bán cho GIC với giá trên, ngoài đảm bảo các kế hoạch và các lợi ích hợp tác khác, có mức giá hời so với các định giá kỹ thuật, cổ đông Vietcombank mà chủ yếu là Nhà nước còn thu về khoản thặng dư cỡ 6.600 tỷ đồng.
Qua điều chỉnh, ở góc nhìn nào đó, có thể lại thuận lợi cho Chính phủ khi xem xét chấp thuận mức giá bán. Vì nó bớt chênh lệch. Nhưng đây không phải là điểm chính, dù có góc nhìn nhạy cảm khi giá bán cho GIC dự kiến thấp hơn đáng kể so với giá giao dịch trên sàn, liên quan là tài sản Nhà nước.
Sẵn sàng mua bán?
GIC, quỹ đầu tư đang quản lý số tài sản trên 100 tỷ USD, do Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long làm Chủ tịch, từng có kế hoạch đầu tư vào hệ thống ngân hàng Việt Nam sớm hơn. Họ tìm hiểu một ngân hàng khác, rồi ra đi vì không như mong muốn, chứ Vietcombank không phải là điểm ngắm đầu tiên.
Chỉ là suy đoán, nhưng khi không phải là điểm ngắm đầu tiên, thường thì mức độ sẵn sàng mua sẽ hạn chế hơn. Thực tế, GIC cũng đã rất thận trọng khi tìm hiểu Vietcombank.
Chi tiết bên lề, đến cuối tháng 5/2016, ước tính phía GIC đã gửi tới khoảng 500 câu hỏi/yêu cầu Vietcombank trả lời tất thảy các góc cạnh họ cần biết. Báo cáo và số liệu tài chính là chưa đủ đối với sự thận trọng của nhà đầu tư này. Và đến trước thềm ký thỏa thuận ghi nhớ, lượng câu hỏi/yêu cầu đã lên đến con số khoảng 700, cùng gần 20 phiên làm việc trực tiếp giữa lãnh đạo hai bên.
Như trên, mức độ sẵn sàng mua, quyết mua hay không, sự thận trọng khi xét mua… sẽ thể hiện ở giá. Và ban đầu, có thông tin cho hay, khởi điểm đàm phán dự tính chỉ khoảng 31.000 đồng/cổ phiếu. Khi đó, giá cổ phiếu VCB giao dịch trên sàn quanh 41.000 đồng/cổ phiếu.
Giá đàm phán còn tùy thuộc vào mức độ muốn bán của bên bán, cạnh tranh giữa các nhà đầu tư… Vietcombank dĩ nhiên là muốn bán, vì họ gần như buộc phải hoàn tất kế hoạch tăng vốn trong năm nay để cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR), đảm bảo yêu cầu áp dụng Basel 2. Chốt được sớm thì càng có thêm thời gian, nguồn lực để mở mang việc khác. Hồi đầu năm, lãnh đạo ngân hàng này cũng tiết lộ có một số đối tác đã đặt vấn đề đầu tư.
Muốn bán, nhưng không bán bằng mọi giá. Vùng giá được cho là từng dự kiến ban đầu cho đàm phán quanh 31.000 đồng/cổ phiếu về sau đã thay đổi. Mức chốt lại theo một số nguồn tin tiết lộ sau thỏa thuận ghi nhớ ngày 29/8 đã lên khoảng 39.000 đồng (trước khi phát hành cổ phiếu thưởng 35% và trả cổ tức 2015 bằng tiền mặt).
Mức 39.000 đồng này một phần phản ánh kết quả đàm phán thành công của Vietcombank, nhưng một phần có thể cũng phản ánh thêm xu hướng giá cổ phiếu VCB trên thị trường, như nước nổi - thuyền nổi. Cao điểm vừa qua giá VCB lên tới 57.500 đồng/cổ phiếu.
Một thực tế liên quan, khi giá giao dịch trên sàn duy trì ở mức cao, giá phát hành cho GIC quá thấp cũng sẽ khiến thương vụ này khó thành công, hay Chính phủ có thể càng khó duyệt giá bán trong so sánh này. Ở đây là tài sản Nhà nước. Và khi giá nâng lên khoảng 39.000 đồng nói trên, GIC đã thể hiện muốn mua.
Giá hời?
Một lãnh đạo thuộc một trong những đầu mối liên quan đến việc xét duyệt giá bán trong thương vụ này cho rằng, không nên cứng nhắc khi so sánh giá Vietcombank dự kiến bán cho GIC với giá đang giao dịch trên sàn.
“Đây là tài sản Nhà nước, vì Nhà nước đang là cổ đông có tỷ lệ sở hữu rất lớn tại Vietcombank. Nên ở đây việc xác định giá có các quy định, cơ sở cụ thể, kể cả khi xem xét phê duyệt, chứ không phải chỉ nhìn vào và chạy theo giá trên thị trường”, vị lãnh đạo trên nói.
Theo ông, giá cổ phiếu trên sàn luôn biến động và chịu nhiều tác động ngoài giá trị doanh nghiệp. Ví dụ, giá cổ phiếu VCB có thể chỉ 35.000 đồng, nhưng trong thời gian ngắn, thị trường thuận lợi, có sóng, lại lên 50.000 đồng. Hay khi có biến động lớn vĩ mô trong nước hay trên thế giới, thị trường chứng khoán phản ứng mạnh, giá có thể rơi về 30.000 đồng…
“Ở đây có các quy định, phương pháp và cơ sở định giá, chứ không thể bắt nhà đầu tư và Vietcombank chạy theo thị trường như vậy khi so sánh giữa giá bán cho GIC với giá trên sàn”, vị lãnh đạo trên nêu thêm quan điểm.
Cụ thể hơn, phía Credit Suisse - nhà tư vấn cho Vietcombank trong kế hoạch phát hành này - đã có bản phân tích 23 trang, tập trung vào việc định giá cổ phiếu VCB.
Ở bản phân tích này, theo phương pháp định giá giá trị nội tại bằng mô hình chiết khấu cổ tức, giá hợp lý của cổ phiếu Vietcombank được xác định dao động trong khoảng từ 27.000 - 40.000 đồng/cổ phiếu (trước pha loãng 35%). Còn theo phương pháp định giá theo thị giá, có so sánh giá trị sổ sách và chỉ số P/E thì giá chỉ ở khoảng 29-34.000 đồng/cổ phiếu.
Còn trên sàn, như trên, giá giao dịch phụ thuộc nhiều yếu tố ngoài giá trị nội tại của doanh nghiệp, như quan hệ cung cầu, kỳ vọng của thị trường, các tác động khác… Do đó, nó thường dao động khá xa giá trị hợp lý của chính doanh nghiệp niêm yết.
Như với giá đóng cửa ngày 28/8, trước thềm lễ ký thỏa thuận ghi nhớ hai bên, là 55.500 đồng/cổ phiếu, thị giá Vietcombank theo đó cao hơn 3 lần giá trị sổ sách P/B. Trong khi đó, mặt bằng P/B chung của cổ phiếu ngân hàng các nước khu vực, thị trường mới nổi thấp hơn đáng kể: như P/B của ngân hàng Philippines 1,6 lần; Thái Lan 1,47 lần; Pakistan 1,57 lần. P/B của các ngân hàng khác có quy mô tương đương trong nước cũng thấp hơn khá xa: như BIDV chỉ 1,39 lần,Vietinbank chỉ 1,17 lần.
Như vậy, xét theo P/B, mức giá chào mua của GIC (khoảng 2,2 lần) là tương đối cao so với cổ phiếu của các ngân hàng trong khu vực cũng như tại Việt Nam.
Và nếu xét theo những phân tích, đánh giá kỹ thuật nói trên, nếu Vietcombank bán cho GIC mức giá khoảng 39.000 đồng, thì đây là giá hời.
Tuy nhiên, Chính phủ có phê duyệt hay không, nếu phê duyệt thì nhanh hay chậm, sẽ là điểm chờ đợi tiếp theo.
Một mặt, Vietcombank đang cần chốt sớm kế hoạch tăng vốn, với phần giả thiết bán cho GIC như trên sẽ giúp sớm chủ động hoàn tất; năng lực tài chính theo đó, cùng với phương án phát hành cổ phiếu thưởng 35%, được nâng thêm một bước quan trọng để trở thành ngân hàng đầu tiên đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế Basel 2.
Mặt khác, nếu Chính phủ không phê duyệt, hoặc tìm kiếm phương án khác, mong đợi mức giá tốt hơn, kế hoạch của Vietcombank sẽ chậm lại, và khó khăn khi hệ số CAR không đảm bảo yêu cầu sắp tới sẽ níu kéo các hoạt động.
Và nếu tìm kiếm phương án khác, nhiều khả năng khó có tình huống buộc phải trở về phát hành cho cổ đông hiện hữu, trong điều kiện ngân sách Nhà nước đang hạn chế đầu tư ở hoạt động này.
Còn nếu bán cho GIC với giá trên, ngoài đảm bảo các kế hoạch và các lợi ích hợp tác khác, có mức giá hời so với các định giá kỹ thuật, cổ đông Vietcombank mà chủ yếu là Nhà nước còn thu về khoản thặng dư cỡ 6.600 tỷ đồng.