Quản lý thuế ở Việt Nam: “Minh bạch hóa là tất yếu”
“Chúng ta ghi nhận những nỗ lực của ngành thuế, nhưng cũng phải thẳng thắn với nhau rằng việc thay đổi là không hề dễ dàng”
Chính phủ đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao sự minh bạch về thể chế chính sách và quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.
Tuy nhiên, xét trên góc độ thực tiễn, những chính sách này khi đi vào cuộc sống vẫn còn những tồn tại, bất cập chưa được giải quyết triệt để và chưa thể hiện đầy đủ sự minh bạch trong thực thi, khiến nhiều doanh nghiệp còn cảm thấy lúng túng trong quá trình tuân thủ pháp luật thuế tại Việt Nam.
Những tồn tại này cũng đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra trong Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp ngày 29/4/2016 vừa qua, và khẳng định đây là vấn đề lâu nay cộng đồng doanh nghiệp rất cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước với những giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
"Là đơn vị tư vấn, trợ giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tuân thủ pháp luật thuế ở Việt Nam, hơn ai hết chúng tôi hiểu rõ những tâm tư của doanh nghiệp cũng như những tồn tại, bất cập trong việc thực hiện chính sách thuế mà doanh nghiệp gặp phải trong suốt quá trình hoạt động", ông Bùi Tuấn Minh, Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam, nói.
Còn nhiều việc phải làm
Ông đánh giá thế nào về xu hướng cải cách thuế theo hướng minh bạch hoá được cơ quan thuế các nước, trong đó có Việt Nam đang triển khai áp dụng?
Minh bạch hoá quản lý thuế là một xu thế tất yếu mà cơ quan thuế các nước trên thế giới đã và đang hướng tới và cũng là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Các tổ chức quốc tế đã có những nghiên cứu về sự minh bạch trong quản lý thuế, chẳng hạn IMF đã xuất bản một tài liệu vào năm 2010 về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế trong các nghiệp vụ quản lý thuế như tuyên truyền hỗ trợ, kê khai nộp thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, trong đó khẳng định các chỉ tiêu đánh giá này chính là thước đo phản ảnh sự minh bạch trong hoạt động quản lý thuế, giúp cơ quan thuế nhận thức được những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý và kịp thời có các giải pháp khắc phục.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, duy trì một hệ thống thuế đơn giản, minh bạch với ít sắc thuế và mức thuế suất sẽ dễ quản lý và có mức độ tuân thủ cao hơn một hệ thống thuế phức tạp, đồng thời tạo sự ổn định cho ngân sách nhà nước.
Chẳng hạn, có đến 54% quốc gia trên thế giới chỉ áp dụng một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng để hạ thấp chi phí tuân thủ và đơn giản hoá các yêu cầu về quản lý; hay quy định về ngưỡng doanh thu kê khai thuế giá trị gia tăng tại hầu hết các nước trong khối EU và ASEAN để giảm thiểu các quy trình, thủ tục không cần thiết cho các đối tượng kinh doanh nhỏ; hay một số nước xoá bỏ biểu thuế luỹ tiến trong thực thi chính sách thuế thu nhập cá nhân để đơn giản hoá phương pháp tính thuế…
Đối với Việt Nam, tiến trình cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế với trọng tâm là minh bạch hoá thể chế và quản lý cũng đã được Chính phủ chú trọng thực hiện, trong đó điểm nhấn của tiến trình này là chiến lược cải cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn 2011-2020 nhằm xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách; quy trình thủ tục hành chính thuế; nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin.
Về cơ bản, những giải pháp cải cách thuế mà Chính phủ và Bộ Tài chính triển khai trong thời gian qua phần nào đã đáp ứng được mục tiêu đề ra trong chiến lược này.
Tuy nhiên tôi cho rằng ngành thuế Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể bắt kịp với xu thế của thế giới, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, khi mà yếu tố minh bạch là nút thắt quan trọng quyết định sự thành công của tiến trình hội nhập.
Với vai trò là một chuyên gia tư vấn thuế nhiều kinh nghiệm trợ giúp cho các doanh nghiệp trong quá trình tuân thủ pháp luật thuế, ông đánh giá thế nào về những thành công của Chính phủ trong việc minh bạch hoá quản lý thuế để đem lại sự hài lòng cho cộng đồng doanh nghiệp?
Chúng tôi đánh giá cao những giải pháp cải cách thuế mà Chính phủ và Bộ Tài chính đã và đang thực hiện giúp minh bạch hoá hệ thống chính sách thuế, quy trình quản lý thuế nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế, tiết kiệm chi phí tuân thủ.
Có nhiều thành tựu quan trọng có thể kể đến.
Một là, ngành thuế đã ban hành tuyên ngôn ngành thuế (Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới), thể hiện một thông điệp muốn gửi đến người dân và cộng đồng doanh nghiệp về sự chuyển mình về cung cách quản lý, từ chỗ xem người nộp thuế là đối tượng quản lý sang đối tượng phục vụ.
Hai, sự tích cực và quyết liệt của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm giảm số giờ nộp thuế cho doanh nghiệp. Chỉ trong hai năm 2015 - 2016, với việc ban hành hàng loạt các giải pháp cắt giảm thời gian nộp thuế, bãi bỏ các quy định không cần thiết đã giúp Việt Nam từ vị trí “đội sổ” trong bảng xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế (nhóm 12 nước ASEAN + Trung Quốc) vươn lên đạt mức trung bình của nhóm ASEAN-6 trong năm 2015 và dự kiến sẽ đạt mục tiêu lọt vào nhóm ASEAN-4 trong năm 2016.
Mục tiêu này tiếp tục được Chính phủ đưa ra trong Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2016, là Việt Nam sẽ đạt mức trung bình của các nước ASEAN-3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh;
Ba là, phương thức khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử đã được đẩy mạnh, tạo thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác kê khai, nộp thuế theo hướng nhanh gọn, thuận tiện, an toàn và hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ thuế và người nộp thuế.
Bốn là, nhiều chính sách thuế mới được ban hành trong thời gian vừa qua đã góp phần đơn giản, minh bạch hoá việc kê khai, tính thuế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: bãi bỏ phụ lục bảng kê trong hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng; đơn giản hoá thủ tục đăng ký phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng; bãi bỏ quy định kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý; bổ sung quy định rõ thời hạn cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra quyết toán thuế khi người nộp thuế giải thể, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi loại hình; giảm dần sự khác biệt giữa kế toán và thuế trong xác định doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp…
Thay đổi phải từ hai chiều
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cảm thấy lúng túng và bức xúc do cán bộ thuế vẫn “làm khó” dù đã thực hiện theođúng các quy trình, thủ tục được cơ quan thuế công khai. Ông nghĩ sao về điều này?
Là đơn vị tư vấn, trợ giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tuân thủ pháp luật thuế ở Việt Nam, hơn ai hết chúng tôi hiểu rõ những tâm tư của doanh nghiệp cũng như những tồn tại, bất cập trong việc thực hiện chính sách thuế mà doanh nghiệp gặp phải trong suốt quá trình hoạt động.
Đây là vấn đề mà Chính phủ, Bộ Tài chính và ngành thuế cần có những hành động quyết liệt hơn nữa để sự minh bạch trong quản lý thuế thực sự đi vào cuộc sống, khắc phục những tồn tại hiện nay.
Tôi xin lấy một số ví dụ.
Minh bạch nhưng chưa cụ thể: nhiều công văn trả lời cho doanh nghiệp còn mang tính nguyên tắc, không rõ ràng, dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau khiến doanh nghiệp khó thực hiện.
Minh bạch nhưng chưa công bằng: chính sách quy định doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuế sẽ bị xử phạt với các mức phạt rất cụ thể; nhưng trường hợp cơ quan thuế hoàn thuế chậm cho doanh nghiệp so với thời gian quy định hoặc việc trả lời khiếu nại của doanh nghiệp chậm thì chưa có chế tài cơ quan thuế phải bồi thường, thanh toán tiền lãi cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một số chính sách còn mang nặng tính áp đặt hành chính, ví dụ trong quy định về giá chuyển nhượng, cơ quan thuế có quyền sử dụng dữ liệu quản lý của cơ quan thuế để xác định giá thị trường (tỷ suất lợi nhuận) ấn định cho doanh nghiệp nhưng khi doanh nghiệp yêu cầu cung cấp thông tin đã sử dụng để xác định giá thị trường thì cơ quan thuế từ chối cung cấp với lý do cơ quan thuế phải bảo mật thông tin.
Doanh nghiệp do đó cũng không rõ dữ liệu cơ quan thuế lựa chọn để ấn định có thực sự tương đồng với dữ liệu của mình hay không.
Tại hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp ngày 29/4/2016 với Thủ tướng Chính phủ, nhiều doanh nghiệp đã phản ánh về môi trường kinh doanh tại Việt Nam còn nhiều thủ tục rườm rà, thiếu minh bạch; chính sách thuế “sớm nắng chiều mưa”, không rõ ràng; hoạt động thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, gây tốn kém và khó khăn cho doanh nghiệp.
Với vai trò là nhà tư vấn thuế, chúng tôi cũng chính là cầu nối để phản ánh những bức xúc và các tồn tại kể trên để các nhà làm chính sách có thể xem xét sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp với thực tế.
Vậy ông có kiến nghị gì với Chính phủ, Bộ Tài chính để việc minh bạch hoá quản lý thuế thực sự đi vào cuộc sống?
Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng với việc tham gia các tổ chức quốc tế, cộng đồng kinh tế khu vực và hiệp định thương mại tự do như WTO, AEC, TPP…, khi tham gia sân chơi này cơ quan quản lý nhà nước và cả các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy trong quản lý và thực thi pháp luật theo hướng minh bạch để mở ra niềm tin với các nhà đầu tư, đối tác quốc tế tiềm năng.
Tôi cho rằng trong thời gian tới, ngành thuế nên tiếp tục có các giải pháp triệt để hơn trong tiến trình minh bạch hoá hệ thống thuế như: tiếp tục hoàn thiện khung chính sách đảm bảo rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế; bồi dưỡng, nâng cao tính liêm chính, chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế; công khai quá trình giải quyết hồ sơ thuế doanh ngiệp và người dân có thể giám sát được việc thực thi công vụ của cán bộ thuế; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ quản lý thuế nhằm giảm thiểu các bước thủ tục về hồ sơ, giấy tờ còn mang tính thủ công.
Chúng ta ghi nhận những nỗ lực của ngành thuế, nhưng cũng phải thẳng thắn với nhau rằng việc thay đổi là không hề dễ dàng, đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và cần sự chung tay, phối hợp giữa Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, các cục thuế địa phương, các tổ chức tư vấn quốc tế, các hiệp hội và các công ty kiểm toán, tư vấn thuế…
Mục tiêu minh bạch hóa nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh mà Chính phủ đặt ra cho thấy Chính phủ đã thực sự xem đây là vấn đề cấp bách mà các bộ, ngành và địa phương phải tích cực triển khai và thực hiện nghiêm túc.
Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu này, ngành thuế cũng như các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động hết sức cụ thể, chi tiết và thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện, báo cáo định kỳ với Chính phủ.
Tôi đánh giá rất cao những giải pháp mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, yêu cầu các bộ, ngành thực hiện trong hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp vừa qua, trong đó cần coi doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế và các cơ quan quản lý phải nhanh chóng thay đổi tư tưởng, lấy doanh nghiệp, người dân là đối tượng phục vụ chứ không phải là đối tượng quản lý.
Ngược lại, các doanh nghiệp cũng cần đảm bảo có hành vi, thái độ chuẩn mực hơn khi giao dịch với cơ quan thuế (ví dụ: không “cấu kết, thông đồng” với cán bộ thuế để giảm thiểu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn; nghiêm chỉnh chấp hành theo đúng quy định về chính sách, thủ tục thuế); bên cạnh đó thường xuyên nâng cao nhận thức, hiểu biết về hệ thống chính sách pháp luật thuế để giảm thiểu chi phí tuân thủ thuế; kịp thời phản ánh và đóng góp ý kiến về những bất cập trong thực thi chính sách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các kênh hiệp hội, các chuyên gia tư vấn thuế… để cơ quan thuế có những sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.
Có như vậy, quá trình cải cách, minh bạch hoá hệ thống thuế của Việt Nam mới thực sự đạt được mục tiêu hướng tới xây dựng một nền hành chính thuế phục vụ, giúp thay đổi bộ mặt của ngành thuế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, xét trên góc độ thực tiễn, những chính sách này khi đi vào cuộc sống vẫn còn những tồn tại, bất cập chưa được giải quyết triệt để và chưa thể hiện đầy đủ sự minh bạch trong thực thi, khiến nhiều doanh nghiệp còn cảm thấy lúng túng trong quá trình tuân thủ pháp luật thuế tại Việt Nam.
Những tồn tại này cũng đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra trong Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp ngày 29/4/2016 vừa qua, và khẳng định đây là vấn đề lâu nay cộng đồng doanh nghiệp rất cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước với những giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
"Là đơn vị tư vấn, trợ giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tuân thủ pháp luật thuế ở Việt Nam, hơn ai hết chúng tôi hiểu rõ những tâm tư của doanh nghiệp cũng như những tồn tại, bất cập trong việc thực hiện chính sách thuế mà doanh nghiệp gặp phải trong suốt quá trình hoạt động", ông Bùi Tuấn Minh, Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam, nói.
Còn nhiều việc phải làm
Ông đánh giá thế nào về xu hướng cải cách thuế theo hướng minh bạch hoá được cơ quan thuế các nước, trong đó có Việt Nam đang triển khai áp dụng?
Minh bạch hoá quản lý thuế là một xu thế tất yếu mà cơ quan thuế các nước trên thế giới đã và đang hướng tới và cũng là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Các tổ chức quốc tế đã có những nghiên cứu về sự minh bạch trong quản lý thuế, chẳng hạn IMF đã xuất bản một tài liệu vào năm 2010 về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế trong các nghiệp vụ quản lý thuế như tuyên truyền hỗ trợ, kê khai nộp thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, trong đó khẳng định các chỉ tiêu đánh giá này chính là thước đo phản ảnh sự minh bạch trong hoạt động quản lý thuế, giúp cơ quan thuế nhận thức được những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý và kịp thời có các giải pháp khắc phục.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, duy trì một hệ thống thuế đơn giản, minh bạch với ít sắc thuế và mức thuế suất sẽ dễ quản lý và có mức độ tuân thủ cao hơn một hệ thống thuế phức tạp, đồng thời tạo sự ổn định cho ngân sách nhà nước.
Chẳng hạn, có đến 54% quốc gia trên thế giới chỉ áp dụng một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng để hạ thấp chi phí tuân thủ và đơn giản hoá các yêu cầu về quản lý; hay quy định về ngưỡng doanh thu kê khai thuế giá trị gia tăng tại hầu hết các nước trong khối EU và ASEAN để giảm thiểu các quy trình, thủ tục không cần thiết cho các đối tượng kinh doanh nhỏ; hay một số nước xoá bỏ biểu thuế luỹ tiến trong thực thi chính sách thuế thu nhập cá nhân để đơn giản hoá phương pháp tính thuế…
Đối với Việt Nam, tiến trình cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế với trọng tâm là minh bạch hoá thể chế và quản lý cũng đã được Chính phủ chú trọng thực hiện, trong đó điểm nhấn của tiến trình này là chiến lược cải cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn 2011-2020 nhằm xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách; quy trình thủ tục hành chính thuế; nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin.
Về cơ bản, những giải pháp cải cách thuế mà Chính phủ và Bộ Tài chính triển khai trong thời gian qua phần nào đã đáp ứng được mục tiêu đề ra trong chiến lược này.
Tuy nhiên tôi cho rằng ngành thuế Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể bắt kịp với xu thế của thế giới, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, khi mà yếu tố minh bạch là nút thắt quan trọng quyết định sự thành công của tiến trình hội nhập.
Với vai trò là một chuyên gia tư vấn thuế nhiều kinh nghiệm trợ giúp cho các doanh nghiệp trong quá trình tuân thủ pháp luật thuế, ông đánh giá thế nào về những thành công của Chính phủ trong việc minh bạch hoá quản lý thuế để đem lại sự hài lòng cho cộng đồng doanh nghiệp?
Chúng tôi đánh giá cao những giải pháp cải cách thuế mà Chính phủ và Bộ Tài chính đã và đang thực hiện giúp minh bạch hoá hệ thống chính sách thuế, quy trình quản lý thuế nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế, tiết kiệm chi phí tuân thủ.
Có nhiều thành tựu quan trọng có thể kể đến.
Một là, ngành thuế đã ban hành tuyên ngôn ngành thuế (Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới), thể hiện một thông điệp muốn gửi đến người dân và cộng đồng doanh nghiệp về sự chuyển mình về cung cách quản lý, từ chỗ xem người nộp thuế là đối tượng quản lý sang đối tượng phục vụ.
Hai, sự tích cực và quyết liệt của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm giảm số giờ nộp thuế cho doanh nghiệp. Chỉ trong hai năm 2015 - 2016, với việc ban hành hàng loạt các giải pháp cắt giảm thời gian nộp thuế, bãi bỏ các quy định không cần thiết đã giúp Việt Nam từ vị trí “đội sổ” trong bảng xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế (nhóm 12 nước ASEAN + Trung Quốc) vươn lên đạt mức trung bình của nhóm ASEAN-6 trong năm 2015 và dự kiến sẽ đạt mục tiêu lọt vào nhóm ASEAN-4 trong năm 2016.
Mục tiêu này tiếp tục được Chính phủ đưa ra trong Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2016, là Việt Nam sẽ đạt mức trung bình của các nước ASEAN-3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh;
Ba là, phương thức khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử đã được đẩy mạnh, tạo thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác kê khai, nộp thuế theo hướng nhanh gọn, thuận tiện, an toàn và hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ thuế và người nộp thuế.
Bốn là, nhiều chính sách thuế mới được ban hành trong thời gian vừa qua đã góp phần đơn giản, minh bạch hoá việc kê khai, tính thuế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: bãi bỏ phụ lục bảng kê trong hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng; đơn giản hoá thủ tục đăng ký phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng; bãi bỏ quy định kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý; bổ sung quy định rõ thời hạn cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra quyết toán thuế khi người nộp thuế giải thể, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi loại hình; giảm dần sự khác biệt giữa kế toán và thuế trong xác định doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp…
Thay đổi phải từ hai chiều
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cảm thấy lúng túng và bức xúc do cán bộ thuế vẫn “làm khó” dù đã thực hiện theođúng các quy trình, thủ tục được cơ quan thuế công khai. Ông nghĩ sao về điều này?
Là đơn vị tư vấn, trợ giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tuân thủ pháp luật thuế ở Việt Nam, hơn ai hết chúng tôi hiểu rõ những tâm tư của doanh nghiệp cũng như những tồn tại, bất cập trong việc thực hiện chính sách thuế mà doanh nghiệp gặp phải trong suốt quá trình hoạt động.
Đây là vấn đề mà Chính phủ, Bộ Tài chính và ngành thuế cần có những hành động quyết liệt hơn nữa để sự minh bạch trong quản lý thuế thực sự đi vào cuộc sống, khắc phục những tồn tại hiện nay.
Tôi xin lấy một số ví dụ.
Minh bạch nhưng chưa cụ thể: nhiều công văn trả lời cho doanh nghiệp còn mang tính nguyên tắc, không rõ ràng, dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau khiến doanh nghiệp khó thực hiện.
Minh bạch nhưng chưa công bằng: chính sách quy định doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuế sẽ bị xử phạt với các mức phạt rất cụ thể; nhưng trường hợp cơ quan thuế hoàn thuế chậm cho doanh nghiệp so với thời gian quy định hoặc việc trả lời khiếu nại của doanh nghiệp chậm thì chưa có chế tài cơ quan thuế phải bồi thường, thanh toán tiền lãi cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một số chính sách còn mang nặng tính áp đặt hành chính, ví dụ trong quy định về giá chuyển nhượng, cơ quan thuế có quyền sử dụng dữ liệu quản lý của cơ quan thuế để xác định giá thị trường (tỷ suất lợi nhuận) ấn định cho doanh nghiệp nhưng khi doanh nghiệp yêu cầu cung cấp thông tin đã sử dụng để xác định giá thị trường thì cơ quan thuế từ chối cung cấp với lý do cơ quan thuế phải bảo mật thông tin.
Doanh nghiệp do đó cũng không rõ dữ liệu cơ quan thuế lựa chọn để ấn định có thực sự tương đồng với dữ liệu của mình hay không.
Tại hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp ngày 29/4/2016 với Thủ tướng Chính phủ, nhiều doanh nghiệp đã phản ánh về môi trường kinh doanh tại Việt Nam còn nhiều thủ tục rườm rà, thiếu minh bạch; chính sách thuế “sớm nắng chiều mưa”, không rõ ràng; hoạt động thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, gây tốn kém và khó khăn cho doanh nghiệp.
Với vai trò là nhà tư vấn thuế, chúng tôi cũng chính là cầu nối để phản ánh những bức xúc và các tồn tại kể trên để các nhà làm chính sách có thể xem xét sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp với thực tế.
Vậy ông có kiến nghị gì với Chính phủ, Bộ Tài chính để việc minh bạch hoá quản lý thuế thực sự đi vào cuộc sống?
Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng với việc tham gia các tổ chức quốc tế, cộng đồng kinh tế khu vực và hiệp định thương mại tự do như WTO, AEC, TPP…, khi tham gia sân chơi này cơ quan quản lý nhà nước và cả các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy trong quản lý và thực thi pháp luật theo hướng minh bạch để mở ra niềm tin với các nhà đầu tư, đối tác quốc tế tiềm năng.
Tôi cho rằng trong thời gian tới, ngành thuế nên tiếp tục có các giải pháp triệt để hơn trong tiến trình minh bạch hoá hệ thống thuế như: tiếp tục hoàn thiện khung chính sách đảm bảo rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế; bồi dưỡng, nâng cao tính liêm chính, chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế; công khai quá trình giải quyết hồ sơ thuế doanh ngiệp và người dân có thể giám sát được việc thực thi công vụ của cán bộ thuế; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ quản lý thuế nhằm giảm thiểu các bước thủ tục về hồ sơ, giấy tờ còn mang tính thủ công.
Chúng ta ghi nhận những nỗ lực của ngành thuế, nhưng cũng phải thẳng thắn với nhau rằng việc thay đổi là không hề dễ dàng, đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và cần sự chung tay, phối hợp giữa Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, các cục thuế địa phương, các tổ chức tư vấn quốc tế, các hiệp hội và các công ty kiểm toán, tư vấn thuế…
Mục tiêu minh bạch hóa nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh mà Chính phủ đặt ra cho thấy Chính phủ đã thực sự xem đây là vấn đề cấp bách mà các bộ, ngành và địa phương phải tích cực triển khai và thực hiện nghiêm túc.
Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu này, ngành thuế cũng như các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động hết sức cụ thể, chi tiết và thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện, báo cáo định kỳ với Chính phủ.
Tôi đánh giá rất cao những giải pháp mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, yêu cầu các bộ, ngành thực hiện trong hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp vừa qua, trong đó cần coi doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế và các cơ quan quản lý phải nhanh chóng thay đổi tư tưởng, lấy doanh nghiệp, người dân là đối tượng phục vụ chứ không phải là đối tượng quản lý.
Ngược lại, các doanh nghiệp cũng cần đảm bảo có hành vi, thái độ chuẩn mực hơn khi giao dịch với cơ quan thuế (ví dụ: không “cấu kết, thông đồng” với cán bộ thuế để giảm thiểu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn; nghiêm chỉnh chấp hành theo đúng quy định về chính sách, thủ tục thuế); bên cạnh đó thường xuyên nâng cao nhận thức, hiểu biết về hệ thống chính sách pháp luật thuế để giảm thiểu chi phí tuân thủ thuế; kịp thời phản ánh và đóng góp ý kiến về những bất cập trong thực thi chính sách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các kênh hiệp hội, các chuyên gia tư vấn thuế… để cơ quan thuế có những sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.
Có như vậy, quá trình cải cách, minh bạch hoá hệ thống thuế của Việt Nam mới thực sự đạt được mục tiêu hướng tới xây dựng một nền hành chính thuế phục vụ, giúp thay đổi bộ mặt của ngành thuế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.