Sắp cắt bỏ lượng lớn nhu cầu vay bằng ngoại tệ
Chính sách tín dụng ngoại tệ từ năm tới sẽ thay đổi, theo hướng thu hẹp nhu cầu được vay
Ngày 8/12/2015, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 24/2015/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng là người cư trú.
So với chính sách thực hiện trong năm 2015 và bản dự thảo công bố hồi tháng 8/2015, Ngân hàng Nhà nước đã có những thay đổi quan trọng.
Cụ thể, trong thông tư vừa ban hành, bắt đầu thực hiện từ 1/1/2016, các nhu cầu và đối tượng được vay bằng ngoại tệ không thay đổi, nhưng thời hạn thực hiện đã khác.
Trước hết, Ngân hàng Nhà nước không ấn định thời hạn được thực hiện cho vay bằng ngoại tệ một cách cụ thể như trước. Điều này đồng nghĩa các doanh nghiệp, ngân hàng được thực hiện không giới hạn về thời gian, ngoại trừ chính sách có thay đổi vào thời điểm nào đó.
Theo đó, các tổ chức tín dụng được cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay.
Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu hàng năm để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi khách hàng vay không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay.
Cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các dự án, công trình quan trọng quốc gia được Quốc hội, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn ngoài quy định tại khoản 1 điều này thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh theo quy định tại các nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản đối với từng trường hợp cụ thể.
Điểm đáng chú ý nhất trong thông tư vừa ban hành là Ngân hàng Nhà nước đã chính thức chốt lại, có thể xem là một mốc hẹn để cắt bỏ một lượng lớn nhu cầu vay ngoại tệ trong năm tới. Điểm này không có trong dự thảo công bố và lấy ý kiến hồi tháng 8/2015.
Cụ thể, các tổ chức tín dụng được cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay.
Khi được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn cho vay, khách hàng vay thuộc diện nhu cầu trên phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot), trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền giao dịch phải bằng ngoại tệ.
Theo thông tư mới, việc cho vay ngoại tệ đáp ứng nhóm nhu cầu trên chỉ được thực hiện đến hết ngày 31/3/2016.
Những năm qua, với chênh lệch lãi suất lớn giữa vay bằng VND so với USD, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ đã chọn vay ngắn hạn bằng USD, chuyển đổi để đầu tư, sản xuất trong nước.
Đây từng là một nguồn lực hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp, khi lãi suất vay USD ngắn hạn chỉ từ 3-5%/năm, trong khi vay VND từ 7-9%/năm. Với cam kết giữ ổn định tỷ giá giai đoạn 2011-2014, với đặc thù vốn vay ngắn hạn, nên doanh nghiệp chủ động hơn và giảm thiểu được rủi ro về tỷ giá.
Tuy nhiên, với thông tư vừa ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức đặt mốc hẹn cắt bỏ nhóm nhu cầu vay ngoại tệ nói trên, chỉ được thực hiện trong vòng một quý nữa.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã hạ trần lãi suất huy động USD đối với tiền gửi các tổ chức xuống 0%. Nay, cộng với chính sách mới trên, các bước thực hiện chuyển đổi quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua - bán tiếp tục thể hiện rõ hơn.
Từ năm 2012, Ngân hàng Nhà nước cũng đã từng bước chuyển đổi tương tự đối với vốn vàng, đến nay đã bóc tách hẳn vốn vàng ra khỏi hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng.
Điểm được ghi nhận là, về tổng thể, việc bóc tách đó đã không gây hẫng, mất cân đối trong cơ cấu vốn của hệ thống, cũng như không gây xáo trộn bất lợi đối với thanh khoản và lãi suất.
So với chính sách thực hiện trong năm 2015 và bản dự thảo công bố hồi tháng 8/2015, Ngân hàng Nhà nước đã có những thay đổi quan trọng.
Cụ thể, trong thông tư vừa ban hành, bắt đầu thực hiện từ 1/1/2016, các nhu cầu và đối tượng được vay bằng ngoại tệ không thay đổi, nhưng thời hạn thực hiện đã khác.
Trước hết, Ngân hàng Nhà nước không ấn định thời hạn được thực hiện cho vay bằng ngoại tệ một cách cụ thể như trước. Điều này đồng nghĩa các doanh nghiệp, ngân hàng được thực hiện không giới hạn về thời gian, ngoại trừ chính sách có thay đổi vào thời điểm nào đó.
Theo đó, các tổ chức tín dụng được cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay.
Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu hàng năm để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi khách hàng vay không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay.
Cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các dự án, công trình quan trọng quốc gia được Quốc hội, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn ngoài quy định tại khoản 1 điều này thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh theo quy định tại các nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản đối với từng trường hợp cụ thể.
Điểm đáng chú ý nhất trong thông tư vừa ban hành là Ngân hàng Nhà nước đã chính thức chốt lại, có thể xem là một mốc hẹn để cắt bỏ một lượng lớn nhu cầu vay ngoại tệ trong năm tới. Điểm này không có trong dự thảo công bố và lấy ý kiến hồi tháng 8/2015.
Cụ thể, các tổ chức tín dụng được cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay.
Khi được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn cho vay, khách hàng vay thuộc diện nhu cầu trên phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot), trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền giao dịch phải bằng ngoại tệ.
Theo thông tư mới, việc cho vay ngoại tệ đáp ứng nhóm nhu cầu trên chỉ được thực hiện đến hết ngày 31/3/2016.
Những năm qua, với chênh lệch lãi suất lớn giữa vay bằng VND so với USD, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ đã chọn vay ngắn hạn bằng USD, chuyển đổi để đầu tư, sản xuất trong nước.
Đây từng là một nguồn lực hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp, khi lãi suất vay USD ngắn hạn chỉ từ 3-5%/năm, trong khi vay VND từ 7-9%/năm. Với cam kết giữ ổn định tỷ giá giai đoạn 2011-2014, với đặc thù vốn vay ngắn hạn, nên doanh nghiệp chủ động hơn và giảm thiểu được rủi ro về tỷ giá.
Tuy nhiên, với thông tư vừa ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức đặt mốc hẹn cắt bỏ nhóm nhu cầu vay ngoại tệ nói trên, chỉ được thực hiện trong vòng một quý nữa.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã hạ trần lãi suất huy động USD đối với tiền gửi các tổ chức xuống 0%. Nay, cộng với chính sách mới trên, các bước thực hiện chuyển đổi quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua - bán tiếp tục thể hiện rõ hơn.
Từ năm 2012, Ngân hàng Nhà nước cũng đã từng bước chuyển đổi tương tự đối với vốn vàng, đến nay đã bóc tách hẳn vốn vàng ra khỏi hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng.
Điểm được ghi nhận là, về tổng thể, việc bóc tách đó đã không gây hẫng, mất cân đối trong cơ cấu vốn của hệ thống, cũng như không gây xáo trộn bất lợi đối với thanh khoản và lãi suất.