Sẽ công khai chi tiêu ngân sách Nhà nước ở đâu?
Việc công khai theo yêu cầu của Chính phủ không khó, nhưng băn khoăn của một lãnh đạo doanh nghiệp là sẽ công khai... ở đâu
Không chỉ yêu cầu cắt giảm tối đa, mà Chính phủ còn yêu cầu công khai các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình và đi công tác nước ngoài từ ngân sách Nhà nước trong năm 2015.
Mặc dù không nói rõ mức độ công khai, song đây vẫn là một điểm mới rất đáng chú ý tại Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm nay.
Trong bối cảnh bội chi ngân sách luôn ở mức cao và nợ công đã sát ngưỡng cho phép, thì không có gì khó hiểu khi những yêu cầu triệt để tiết kiệm được nhấn mạnh hơn tại nghị quyết này, so với nghị quyết ban hành một năm trước.
Trước đó, dù được yêu cầu từ năm này sang năm khác, tình hình chi ngân sách vẫn “thiếu minh bạch, thiếu kỷ cương, “mềm” đến mức độ tùy tiện”, như nhận xét của đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch.
Còn lãng phí ngân sách và chi tiêu không hiệu quả vẫn là “bài ca muôn thuở” ở các phiên thảo luận về ngân sách tại cơ quan có quyền cao nhất trong quyết định việc tiêu tiền của dân, là Quốc hội.
Như nhìn nhận của một số vị đại biểu, việc công khai để mọi công dân được biết tiền thuế do dân đóng góp được sử dụng thế nào, với các nước là rất bình thường. Còn ở Việt Nam, thì ngay cả đại biểu Quốc hội muốn biết số tiền đi vay về đang được sử dụng ra sao cũng là việc khó.
Bởi thế, khi thảo luận về việc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước, có ý kiến đã đề nghị bổ sung quyền của người dân được biết về ngân sách Nhà nước. Cụ thể hơn là cần công khai dự toán và quyết toán trên website của cơ quan dự toán và không đóng dấu mật khi trình cơ quan dân cử, trừ lĩnh vực an ninh quốc phòng.
Khi thẩm tra dự án luật này, quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội là các thông tin mật chỉ được áp dụng cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh, và không áp dụng cơ chế báo cáo “mật” đối với dự toán, quyết toán khi trình ra các cơ quan dân cử.
Trong các phiên thảo luận và trao đổi với báo chí, một số vị đại biểu cũng cho rằng việc công khai tiền tiếp khách, chi phí đi nước ngoài, thậm chí là tiền vé máy bay của từng quan chức, là việc hết sức bình thường.
Bởi vậy, tiết kiệm chi tiêu trong bối cảnh thu - chi ngân sách đều căng thẳng và rộng hơn là công khai thông tin về ngân sách, sẽ là hết sức cần thiết.
Một vị chuyên gia độc lập bình luận, mong muốn được biết tiền thuế phí mình đóng, các khoản thu đươc từ khai thác tài nguyên quốc gia sẽ được sử dụng thế nào, chi cho ai, vào những đâu, có hiệu quả hay không… của người dân là hết sức chính đáng.
Theo vị này thì chỉ những ai tham nhũng, tư lợi hoặc năng lực điều hành yếu kém mới sợ khi công khai, minh bạch.
Đáng chú ý, theo quan điểm của một vị lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, việc công khai theo yêu cầu của Chính phủ không khó, nhưng băn khoăn của ông là sẽ công khai... ở đâu, thì lại chưa được quy định cụ thể.
Nếu công khai ở trang web của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước, như đề nghị của một số vị đại biểu, thì theo vị này, về mặt kỹ thuật có thể thực hiện sớm và có thể đưa ngay vào luật. Tuy nhiên, khi có số liệu thì ai sẽ xử lý, và sẽ xử lý như thế nào khi chưa có tiêu chí để người dân có thể giám sát, vẫn còn là câu hỏi để ngỏ.
Mặc dù không nói rõ mức độ công khai, song đây vẫn là một điểm mới rất đáng chú ý tại Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm nay.
Trong bối cảnh bội chi ngân sách luôn ở mức cao và nợ công đã sát ngưỡng cho phép, thì không có gì khó hiểu khi những yêu cầu triệt để tiết kiệm được nhấn mạnh hơn tại nghị quyết này, so với nghị quyết ban hành một năm trước.
Trước đó, dù được yêu cầu từ năm này sang năm khác, tình hình chi ngân sách vẫn “thiếu minh bạch, thiếu kỷ cương, “mềm” đến mức độ tùy tiện”, như nhận xét của đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch.
Còn lãng phí ngân sách và chi tiêu không hiệu quả vẫn là “bài ca muôn thuở” ở các phiên thảo luận về ngân sách tại cơ quan có quyền cao nhất trong quyết định việc tiêu tiền của dân, là Quốc hội.
Như nhìn nhận của một số vị đại biểu, việc công khai để mọi công dân được biết tiền thuế do dân đóng góp được sử dụng thế nào, với các nước là rất bình thường. Còn ở Việt Nam, thì ngay cả đại biểu Quốc hội muốn biết số tiền đi vay về đang được sử dụng ra sao cũng là việc khó.
Bởi thế, khi thảo luận về việc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước, có ý kiến đã đề nghị bổ sung quyền của người dân được biết về ngân sách Nhà nước. Cụ thể hơn là cần công khai dự toán và quyết toán trên website của cơ quan dự toán và không đóng dấu mật khi trình cơ quan dân cử, trừ lĩnh vực an ninh quốc phòng.
Khi thẩm tra dự án luật này, quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội là các thông tin mật chỉ được áp dụng cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh, và không áp dụng cơ chế báo cáo “mật” đối với dự toán, quyết toán khi trình ra các cơ quan dân cử.
Trong các phiên thảo luận và trao đổi với báo chí, một số vị đại biểu cũng cho rằng việc công khai tiền tiếp khách, chi phí đi nước ngoài, thậm chí là tiền vé máy bay của từng quan chức, là việc hết sức bình thường.
Bởi vậy, tiết kiệm chi tiêu trong bối cảnh thu - chi ngân sách đều căng thẳng và rộng hơn là công khai thông tin về ngân sách, sẽ là hết sức cần thiết.
Một vị chuyên gia độc lập bình luận, mong muốn được biết tiền thuế phí mình đóng, các khoản thu đươc từ khai thác tài nguyên quốc gia sẽ được sử dụng thế nào, chi cho ai, vào những đâu, có hiệu quả hay không… của người dân là hết sức chính đáng.
Theo vị này thì chỉ những ai tham nhũng, tư lợi hoặc năng lực điều hành yếu kém mới sợ khi công khai, minh bạch.
Đáng chú ý, theo quan điểm của một vị lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, việc công khai theo yêu cầu của Chính phủ không khó, nhưng băn khoăn của ông là sẽ công khai... ở đâu, thì lại chưa được quy định cụ thể.
Nếu công khai ở trang web của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước, như đề nghị của một số vị đại biểu, thì theo vị này, về mặt kỹ thuật có thể thực hiện sớm và có thể đưa ngay vào luật. Tuy nhiên, khi có số liệu thì ai sẽ xử lý, và sẽ xử lý như thế nào khi chưa có tiêu chí để người dân có thể giám sát, vẫn còn là câu hỏi để ngỏ.