Sự thay đổi mang tên cổ phiếu VPBank?
Theo thông tin vừa công bố, cổ phiếu VPBank (mã VPB) sẽ chào sàn HOSE ngày 17/8 này với giá tham chiếu 39.000 đồng
Vị trí cổ phiếu có thị giá cao nhất có thể sẽ đổi chủ, với cổ phiếu của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) bắt đầu giao dịch chính thức trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) từ ngày 17/8 tới.
Mốc gần chục năm được tính từ 30/6/2009 - ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB). Qua phiên chào sàn này, với mức 60.000 đồng, cổ phiếu VCB thiết lập vị trí cao nhất về thị giá trên sàn niêm yết của dòng cổ phiếu ngân hàng. Tại nhiều giai đoạn, qua nhiều biến động, nhưng vị trí cao nhất và cách biệt của giá cổ phiếu này thường bằng thị giá của 2-3 ngân hàng đứng sau cộng lại.
Tuy nhiên, vị trí trên có thể sắp thay đổi, bởi cổ phiếu mang tên VPBank.
Đối sánh quyết liệt
Theo thông tin vừa công bố, cổ phiếu VPBank (mã VPB) sẽ chào sàn HOSE ngày 17/8 này với giá tham chiếu 39.000 đồng. Một đối sánh được thiết lập khi nhìn sang cổ phiếu VCB đang giao dịch quanh mức 37.700 đồng. Trong so sánh này, dự kiến vị trí thị giá cao nhất của dòng cổ phiếu từng được giới đầu tư gọi là “vua” có thể đổi chủ.
Nếu vậy, lần đầu tiên trong lịch sử niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thị giá cổ phiếu của một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân vượt lên dẫn đầu. Và theo đó, dự kiến chuỗi giao dịch và giá cổ phiếu VPB và VCB sẽ có sự đối sánh quyết liệt.
Nhìn sang VCB, mức cao nhất trong khoảng một năm trở lại đây từng lên tới 57.500 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mã gắn với chủ thể doanh nghiệp được đánh giá hàng đầu về sức mạnh và lành mạnh tài chính, cũng như triển vọng về lợi nhuận hiện nay.
Từ năm 2016, VCB đã là ngân hàng thương mại đầu tiên mua lại hoàn toàn nợ xấu đã bán tại Công ty quản lý tài sản các cổ tức tín dụng Việt Nam (VAMC), để bắt đầu nhẹ bước cho tăng trưởng lợi nhuận từ 2017. Và theo lãnh đạo ngân hàng này, nếu không có biến động khách quan ngoài dự tính, lợi nhuận trước thuế của VCB năm nay có thể vượt mốc 10.000 tỷ đồng, cao nhất về con số tuyệt đối trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2017 đến nay, giá cổ phiếu VCB tương đối ổn định, không bật mạnh theo diễn biến chung của nhiều cổ phiếu trong ngành. Một yếu tố liên quan, VCB vẫn chưa thể thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ để cải thiện các chỉ số tài chính cơ bản, qua thương vụ bán khoảng 7% cổ phần cho quỹ đầu tư GIC của Singapore.
Trong khi đó, với loạt giao dịch phát hành cho 50 nhà đầu tư nước ngoài dự kiến chính thức hoàn tất thủ tục vào cuối tháng 8 này, VPBank vừa tăng mạnh vốn, vừa thu về khoản thặng dư lớn để hoàn toàn chủ động năng lực tài chính ít nhất cho 2-3 năm tới, theo thông tin từ Hội đồng Quản trị.
Hơn nữa, trong đối sánh trên, VPBank trở nên nổi lên về hiệu quả sinh lời, đặc biệt từ năm 2016 đến nay. Cụ thể nhất như ở chỉ số cơ bản so sánh về hiệu quả ROAE năm qua của VPBank lên tới 25,7%.
Thị trường sẽ sớm phản ánh diễn biến đối sánh giá cổ phiếu của hai ngân hàng, bao gồm sự phản ánh về kỳ vọng của nhà đầu tư vào tương lai, triển vọng hoạt động.
VPBank đã đi trước một bước
Có một sự trùng hợp: quỹ đầu tư GIC của Singapore đã theo đuổi kế hoạch mua cổ phần VCB hơn một năm qua, và cái tên GIC cũng đã xuất hiện trong số 50 nhà đầu tư nước ngoài đã mua cổ phiếu VPB. Nếu như tại VCB, mức giá GIC trả vào thời điểm năm ngoái khá thấp so với mức giao dịch trên sàn khiến thương vụ đã hơn một năm vẫn chưa thể chốt, thì tại VPBank quỹ GIC đã nhanh chóng chốt giá để hoàn tất khoản đầu tư. Dĩ nhiên, hai giao dịch này khác nhau về quy mô.
Không chỉ GIC, có tới 90 nhà đầu tư nước ngoài khác đã đặt mua tới gấp bốn lần lượng cổ phiếu mà VPBank chào bán trong các đợt roadshow tại các thị trường quốc tế vừa qua. Chốt lại, có 50 nhà đầu tư, với những tên tuổi lớn đã được lựa chọn, cũng tạo điểm nhấn vốn ngoài đổ dồn vào VPBank, thể hiện qua tỷ lệ “room” sở hữu gần được lấp đầy 30% theo quy định hiện hành.
Loạt nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu VPB nói trên bước đầu đã cho thấy một phần của câu trả lời, của sự đón nhận trên thị trường, trước thềm niêm yết và giao dịch chính thức trên HOSE. Và như trên, nó một phần phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư vào tương lai hoạt động ngân hàng.
Tương lai đó, trong những năm tới, là vị trí số 1 của VPBank trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân về lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Điều này có thể lượng định trước bằng những con số, kế hoạch.
Từ hơn ba năm trước, VPBank đã hoạch định chiến lược mới, gắn với các bước chủ động dịch chuyển, tạo và chiếm lĩnh thị phần, gia tăng nhanh hiệu quả sử dụng vốn. Thay vì dồn cạnh tranh vào phân khúc chật chội và tốn kém chi phí, biên lợi nhuận thấp là nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn, các tập đoàn và các tổng công ty, ngân hàng này đã khai phá và nhanh chóng đẩy mạnh phân khúc tín dụng tiêu dùng, chuyển dịch mạnh sang khối khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh nhỏ…
Theo đại diện lãnh đạo VPBank, đó là những phân khúc có độ rủi ro cao hơn, song lại cho doanh thu và lãi biên cao hơn để có điều kiện gia tăng nguồn lực ứng xử với rủi ro; cũng như toàn hệ thống VPBank đã chủ động trước các cơ chế, khung khổ quản trị điều hành chủ động thích ứng với khẩu vị rủi ro mới. Điều này giải thích vì sao đây là thành viên luôn có nguồn lực trích lập dự phòng cao nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân những năm gần đây và dự kiến trong năm nay.
Đi trước một bước, như ở vị thế của ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam đẩy mạnh và đặt trọng tâm kinh doanh ở mảng tín dụng tiêu dùng, VPBank sớm có thành quả, với sự đột biến về lợi nhuận hai năm gần đây, cùng thị phần nắm tỷ trọng cao nhất trên thị trường ở những phân khúc mới đó.
Như trong nửa đầu năm nay, trong khi tổng tài sản của VPBank chỉ tăng trưởng khoảng 9%, tín dụng tăng khoảng 12%, thì lợi nhuận đã tăng đột biến khoảng 60% so với cùng kỳ năm trước. Đó là kết quả điển hình của chiến lược dịch chuyển nguồn vốn, tài sản, trọng tâm kinh doanh sang các phân khúc sinh lời tốt hơn, hiệu quả tốt hơn.
Và giá trị đó là một trong những cấu phần quan trọng tạo nên thị giá cổ phiếu VPB, sẽ được giới đầu tư đánh giá một cách chính thức và cụ thể nhất qua giao dịch trên sàn HOSE từ ngày 17/8 tới.
Mốc gần chục năm được tính từ 30/6/2009 - ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB). Qua phiên chào sàn này, với mức 60.000 đồng, cổ phiếu VCB thiết lập vị trí cao nhất về thị giá trên sàn niêm yết của dòng cổ phiếu ngân hàng. Tại nhiều giai đoạn, qua nhiều biến động, nhưng vị trí cao nhất và cách biệt của giá cổ phiếu này thường bằng thị giá của 2-3 ngân hàng đứng sau cộng lại.
Tuy nhiên, vị trí trên có thể sắp thay đổi, bởi cổ phiếu mang tên VPBank.
Đối sánh quyết liệt
Theo thông tin vừa công bố, cổ phiếu VPBank (mã VPB) sẽ chào sàn HOSE ngày 17/8 này với giá tham chiếu 39.000 đồng. Một đối sánh được thiết lập khi nhìn sang cổ phiếu VCB đang giao dịch quanh mức 37.700 đồng. Trong so sánh này, dự kiến vị trí thị giá cao nhất của dòng cổ phiếu từng được giới đầu tư gọi là “vua” có thể đổi chủ.
Nếu vậy, lần đầu tiên trong lịch sử niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thị giá cổ phiếu của một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân vượt lên dẫn đầu. Và theo đó, dự kiến chuỗi giao dịch và giá cổ phiếu VPB và VCB sẽ có sự đối sánh quyết liệt.
Nhìn sang VCB, mức cao nhất trong khoảng một năm trở lại đây từng lên tới 57.500 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mã gắn với chủ thể doanh nghiệp được đánh giá hàng đầu về sức mạnh và lành mạnh tài chính, cũng như triển vọng về lợi nhuận hiện nay.
Từ năm 2016, VCB đã là ngân hàng thương mại đầu tiên mua lại hoàn toàn nợ xấu đã bán tại Công ty quản lý tài sản các cổ tức tín dụng Việt Nam (VAMC), để bắt đầu nhẹ bước cho tăng trưởng lợi nhuận từ 2017. Và theo lãnh đạo ngân hàng này, nếu không có biến động khách quan ngoài dự tính, lợi nhuận trước thuế của VCB năm nay có thể vượt mốc 10.000 tỷ đồng, cao nhất về con số tuyệt đối trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2017 đến nay, giá cổ phiếu VCB tương đối ổn định, không bật mạnh theo diễn biến chung của nhiều cổ phiếu trong ngành. Một yếu tố liên quan, VCB vẫn chưa thể thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ để cải thiện các chỉ số tài chính cơ bản, qua thương vụ bán khoảng 7% cổ phần cho quỹ đầu tư GIC của Singapore.
Trong khi đó, với loạt giao dịch phát hành cho 50 nhà đầu tư nước ngoài dự kiến chính thức hoàn tất thủ tục vào cuối tháng 8 này, VPBank vừa tăng mạnh vốn, vừa thu về khoản thặng dư lớn để hoàn toàn chủ động năng lực tài chính ít nhất cho 2-3 năm tới, theo thông tin từ Hội đồng Quản trị.
Hơn nữa, trong đối sánh trên, VPBank trở nên nổi lên về hiệu quả sinh lời, đặc biệt từ năm 2016 đến nay. Cụ thể nhất như ở chỉ số cơ bản so sánh về hiệu quả ROAE năm qua của VPBank lên tới 25,7%.
Thị trường sẽ sớm phản ánh diễn biến đối sánh giá cổ phiếu của hai ngân hàng, bao gồm sự phản ánh về kỳ vọng của nhà đầu tư vào tương lai, triển vọng hoạt động.
VPBank đã đi trước một bước
Có một sự trùng hợp: quỹ đầu tư GIC của Singapore đã theo đuổi kế hoạch mua cổ phần VCB hơn một năm qua, và cái tên GIC cũng đã xuất hiện trong số 50 nhà đầu tư nước ngoài đã mua cổ phiếu VPB. Nếu như tại VCB, mức giá GIC trả vào thời điểm năm ngoái khá thấp so với mức giao dịch trên sàn khiến thương vụ đã hơn một năm vẫn chưa thể chốt, thì tại VPBank quỹ GIC đã nhanh chóng chốt giá để hoàn tất khoản đầu tư. Dĩ nhiên, hai giao dịch này khác nhau về quy mô.
Không chỉ GIC, có tới 90 nhà đầu tư nước ngoài khác đã đặt mua tới gấp bốn lần lượng cổ phiếu mà VPBank chào bán trong các đợt roadshow tại các thị trường quốc tế vừa qua. Chốt lại, có 50 nhà đầu tư, với những tên tuổi lớn đã được lựa chọn, cũng tạo điểm nhấn vốn ngoài đổ dồn vào VPBank, thể hiện qua tỷ lệ “room” sở hữu gần được lấp đầy 30% theo quy định hiện hành.
Loạt nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu VPB nói trên bước đầu đã cho thấy một phần của câu trả lời, của sự đón nhận trên thị trường, trước thềm niêm yết và giao dịch chính thức trên HOSE. Và như trên, nó một phần phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư vào tương lai hoạt động ngân hàng.
Tương lai đó, trong những năm tới, là vị trí số 1 của VPBank trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân về lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Điều này có thể lượng định trước bằng những con số, kế hoạch.
Từ hơn ba năm trước, VPBank đã hoạch định chiến lược mới, gắn với các bước chủ động dịch chuyển, tạo và chiếm lĩnh thị phần, gia tăng nhanh hiệu quả sử dụng vốn. Thay vì dồn cạnh tranh vào phân khúc chật chội và tốn kém chi phí, biên lợi nhuận thấp là nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn, các tập đoàn và các tổng công ty, ngân hàng này đã khai phá và nhanh chóng đẩy mạnh phân khúc tín dụng tiêu dùng, chuyển dịch mạnh sang khối khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh nhỏ…
Theo đại diện lãnh đạo VPBank, đó là những phân khúc có độ rủi ro cao hơn, song lại cho doanh thu và lãi biên cao hơn để có điều kiện gia tăng nguồn lực ứng xử với rủi ro; cũng như toàn hệ thống VPBank đã chủ động trước các cơ chế, khung khổ quản trị điều hành chủ động thích ứng với khẩu vị rủi ro mới. Điều này giải thích vì sao đây là thành viên luôn có nguồn lực trích lập dự phòng cao nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân những năm gần đây và dự kiến trong năm nay.
Đi trước một bước, như ở vị thế của ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam đẩy mạnh và đặt trọng tâm kinh doanh ở mảng tín dụng tiêu dùng, VPBank sớm có thành quả, với sự đột biến về lợi nhuận hai năm gần đây, cùng thị phần nắm tỷ trọng cao nhất trên thị trường ở những phân khúc mới đó.
Như trong nửa đầu năm nay, trong khi tổng tài sản của VPBank chỉ tăng trưởng khoảng 9%, tín dụng tăng khoảng 12%, thì lợi nhuận đã tăng đột biến khoảng 60% so với cùng kỳ năm trước. Đó là kết quả điển hình của chiến lược dịch chuyển nguồn vốn, tài sản, trọng tâm kinh doanh sang các phân khúc sinh lời tốt hơn, hiệu quả tốt hơn.
Và giá trị đó là một trong những cấu phần quan trọng tạo nên thị giá cổ phiếu VPB, sẽ được giới đầu tư đánh giá một cách chính thức và cụ thể nhất qua giao dịch trên sàn HOSE từ ngày 17/8 tới.