Tắc nghẽn “đại lộ rút tiền”
Lượng tiền nhồi vào gấp đôi ngày thường, giao dịch đột biến đẩy ATM đến giới hạn đỏ
Từ trước một tháng, và cho đến tuần gần đây, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp có văn bản chỉ đạo toàn hệ thống chủ động chuẩn bị hệ thống ATM phục vụ người dân rút tiền dịp Tết Nguyên đán.
Dù đã trù tính, có chỉ đạo và chuẩn bị từ sớm, nhưng hệ thống ATM của nhiều ngân hàng những ngày cận Tết vẫn rơi vào quá tải và tạm ngừng giao dịch hàng loạt.
Đây là tình trạng chung diễn ra nhiều năm qua, mà đại diện các ngân hàng vẫn lý giải chung ở thói quen sử dụng tiền mặt phổ biến ở Việt Nam.
Theo ông Huỳnh Song Hào, Giám đốc Khối bán lẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đa số chủ thẻ hiện nay không để số dư lớn trên tài khoản kết nối với thẻ mà vẫn có xu hướng rút tiền mặt ngay khi nhận lương, giao dịch rút tiền mặt chiếm tới gần 90%.
“Vậy là từ năm 2002 đến nay, sau hơn 10 năm phát triển, nói đến ATM chúng ta vẫn loay hoay với câu chuyện rút tiền mặt. Rất nhiều các dịch vụ không dùng tiền mặt gắn với hệ thống ATM dường như đã bị lãng quên”, ông Hào nói.
Tại Vietcombank, một trong những ngân hàng có hệ thống ATM và thị phần thẻ lớn nhất Việt Nam, có gần 20.000 máy trên toàn quốc, mỗi ngày có hàng chục nghìn tỷ đồng được bơm vào phục vụ nhu cầu rút tiền mặt.
Dịp Tết, nhu cầu rút tiền mặt cũng tăng đột biến.
Ông Hào cho biết, trung bình một máy trước đây tiếp quỹ 1 lần/ngày, nay phát sinh lên 2 thậm chí đến 4 lần; đồng nghĩa với việc một máy trước đây nạp 1-1,5 tỷ/ngày nay có máy phải nạp từ 2- 4 tỷ/ngày.
Lượng giao dịch cũng tăng đột biến: trung bình một máy ATM của Vietcombank xử lý 400 giao dịch/ngày, có nhiều máy phải xử lý đến 600 giao dịch/ngày, tương đương khoảng hơn 2 phút/giao dịch.
“Tuy nhiên “giới hạn đỏ” cũng chỉ đạt được đến một mức độ nhất định, quá giới hạn cho phép, về mặt kỹ thuật, các chi tiết/bộ phận của máy không thể cáng được dẫn đến việc xảy ra sự cố. Máy quá tải, quá tần suất, có thể dẫn đến tình trạng mà chúng tôi hay dùng cụm từ nhân cách hóa gọi là “kiệt lực”, lãnh đạo chuyên trách của Vietcombank lý giải.
Cũng theo người trong cuộc này, có những đường nhánh để giảm tải cho “đại lộ rút tiền”. Thế nhưng, khi mọi phương tiện đều lao ra đại lộ đó, thì tắc cục bộ là khó tránh khỏi.
Những đường nhánh đó là giao dịch tại quầy hoặc thanh toán điện tử qua mạng, thẻ tại các điểm chấp nhận POS… Tuy nhiên, nhiều ý kiến khách hàng phản ánh trên diễn đàn xã hội cũng cho hay, việc thanh toán điện tử những ngày gần đây cũng khó khăn; giao dịch tại quầy nhiều ngân hàng cũng quá tải.
Ở các kênh giao dịch và thanh toán đó, hạ tầng và kỹ thuật ngân hàng hiện nay vẫn còn hạn chế trong mùa cao điểm như dịp Tết Nguyên đán.
Ngoài nguyên do giao dịch đột biến, thói quen sử dụng tiền mặt, hạ tầng có hạn của các ngân hàng…, tình trạng tắc nghẽn “đại lộ rút tiền” còn liên quan đến các đầu mối chi trả lương thưởng.
Tại nhiều doanh nghiệp, lương và thưởng Tết cho cán bộ nhân viên chỉ dồn trả vào tài khoản những ngày cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết, như một cách để “giữ chân” lao động và duy trì nhịp sản xuất kinh doanh.
Điều đó cũng góp phần tạo nên một cuộc hẹn lớn về nhu cầu giao dịch tại ngân hàng, qua hệ thống ATM, dẫn đến tình trạng quá tải và bất cập kéo dài trong nhiều năm qua.
Điểm đáng chú ý, nếu nhiều năm trước giao dịch qua ATM được miễn phí hoặc áp phí rất thấp, thì những năm gần đây chính sách thu phí đã được các ngân hàng áp dụng triệt để, thậm chí tìm nhiều cách để tính phí.
Theo đó, giao dịch thông suốt và thuận tiện là yêu cầu cơ bản của các chủ thẻ - những người trả phí - tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, chứ không do “lỗi” của mùa cao điểm.
Dù đã trù tính, có chỉ đạo và chuẩn bị từ sớm, nhưng hệ thống ATM của nhiều ngân hàng những ngày cận Tết vẫn rơi vào quá tải và tạm ngừng giao dịch hàng loạt.
Đây là tình trạng chung diễn ra nhiều năm qua, mà đại diện các ngân hàng vẫn lý giải chung ở thói quen sử dụng tiền mặt phổ biến ở Việt Nam.
Theo ông Huỳnh Song Hào, Giám đốc Khối bán lẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đa số chủ thẻ hiện nay không để số dư lớn trên tài khoản kết nối với thẻ mà vẫn có xu hướng rút tiền mặt ngay khi nhận lương, giao dịch rút tiền mặt chiếm tới gần 90%.
“Vậy là từ năm 2002 đến nay, sau hơn 10 năm phát triển, nói đến ATM chúng ta vẫn loay hoay với câu chuyện rút tiền mặt. Rất nhiều các dịch vụ không dùng tiền mặt gắn với hệ thống ATM dường như đã bị lãng quên”, ông Hào nói.
Tại Vietcombank, một trong những ngân hàng có hệ thống ATM và thị phần thẻ lớn nhất Việt Nam, có gần 20.000 máy trên toàn quốc, mỗi ngày có hàng chục nghìn tỷ đồng được bơm vào phục vụ nhu cầu rút tiền mặt.
Dịp Tết, nhu cầu rút tiền mặt cũng tăng đột biến.
Ông Hào cho biết, trung bình một máy trước đây tiếp quỹ 1 lần/ngày, nay phát sinh lên 2 thậm chí đến 4 lần; đồng nghĩa với việc một máy trước đây nạp 1-1,5 tỷ/ngày nay có máy phải nạp từ 2- 4 tỷ/ngày.
Lượng giao dịch cũng tăng đột biến: trung bình một máy ATM của Vietcombank xử lý 400 giao dịch/ngày, có nhiều máy phải xử lý đến 600 giao dịch/ngày, tương đương khoảng hơn 2 phút/giao dịch.
“Tuy nhiên “giới hạn đỏ” cũng chỉ đạt được đến một mức độ nhất định, quá giới hạn cho phép, về mặt kỹ thuật, các chi tiết/bộ phận của máy không thể cáng được dẫn đến việc xảy ra sự cố. Máy quá tải, quá tần suất, có thể dẫn đến tình trạng mà chúng tôi hay dùng cụm từ nhân cách hóa gọi là “kiệt lực”, lãnh đạo chuyên trách của Vietcombank lý giải.
Cũng theo người trong cuộc này, có những đường nhánh để giảm tải cho “đại lộ rút tiền”. Thế nhưng, khi mọi phương tiện đều lao ra đại lộ đó, thì tắc cục bộ là khó tránh khỏi.
Những đường nhánh đó là giao dịch tại quầy hoặc thanh toán điện tử qua mạng, thẻ tại các điểm chấp nhận POS… Tuy nhiên, nhiều ý kiến khách hàng phản ánh trên diễn đàn xã hội cũng cho hay, việc thanh toán điện tử những ngày gần đây cũng khó khăn; giao dịch tại quầy nhiều ngân hàng cũng quá tải.
Ở các kênh giao dịch và thanh toán đó, hạ tầng và kỹ thuật ngân hàng hiện nay vẫn còn hạn chế trong mùa cao điểm như dịp Tết Nguyên đán.
Ngoài nguyên do giao dịch đột biến, thói quen sử dụng tiền mặt, hạ tầng có hạn của các ngân hàng…, tình trạng tắc nghẽn “đại lộ rút tiền” còn liên quan đến các đầu mối chi trả lương thưởng.
Tại nhiều doanh nghiệp, lương và thưởng Tết cho cán bộ nhân viên chỉ dồn trả vào tài khoản những ngày cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết, như một cách để “giữ chân” lao động và duy trì nhịp sản xuất kinh doanh.
Điều đó cũng góp phần tạo nên một cuộc hẹn lớn về nhu cầu giao dịch tại ngân hàng, qua hệ thống ATM, dẫn đến tình trạng quá tải và bất cập kéo dài trong nhiều năm qua.
Điểm đáng chú ý, nếu nhiều năm trước giao dịch qua ATM được miễn phí hoặc áp phí rất thấp, thì những năm gần đây chính sách thu phí đã được các ngân hàng áp dụng triệt để, thậm chí tìm nhiều cách để tính phí.
Theo đó, giao dịch thông suốt và thuận tiện là yêu cầu cơ bản của các chủ thẻ - những người trả phí - tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, chứ không do “lỗi” của mùa cao điểm.