Thay đổi nhân sự LienVietPostBank: Gạch nối Sacombank?
Ông Dương Công Minh từ nhiệm tại LienVietPostBank, sau khi ông Nguyễn Đức Hưởng rút ứng cử tại Sacombank
Chiều 5/6, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường lần thứ hai năm 2017. Một thay đổi lớn về nhân sự cao cấp đã được thông qua.
Cụ thể, đại hội này đã thông qua đơn từ nhiệm của ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank, cũng như bầu bổ sung thành viên Hội đồng Quản trị mới là ông Nguyễn Đức Hưởng.
Theo đó, sau chục năm gắn bó với LienVietPostBank từ những ngày đầu trù bị thành lập ngân hàng cùng 9 năm liền đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Minh đã có đơn từ nhiệm vì thay đổi công việc.
Trong quãng thời gian đó, từ một ngân hàng trẻ, LienVietPostBank đã nhanh chóng phát triển nhanh về quy mô, hoạt động an toàn và khá hiệu quả. Đặc biệt, sau thương vụ sáp nhập Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, LienVietPostBank đã trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới rộng lớn nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng tư nhân tại Việt Nam.
Theo thông tin đưa ra tại đại hội trên, ông Minh cần tập trung cho các dự án, đầu tư mới, quan trọng của công ty Him Lam - nơi mà ông cũng đang là lãnh đạo đứng đầu.
Còn theo một số giả thiết được một số ý kiến trong giới đầu tư bàn luận bên lề, sau khi ông Nguyễn Đức Hưởng, nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị LienVietPostBank, rút khỏi danh sách ứng cử Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), thì không loại trừ ông Minh sẽ là một ứng viên phù hợp.
Giả thiết trên được kết nối tới yêu cầu kiện toàn bộ máy nhân sự cao cấp và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu Sacombank hiện nay. Mặt khác, với phần lớn nợ xấu liên quan đến bất động sản, nếu có một thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm, cũng như có hoạt động mạnh ở lĩnh vực này, Sacombank sẽ có thêm thuận lợi để tái cơ cấu nhanh hơn và thành công sớm hơn.
Trước đó, từ những đồn đoán trên thị trường, ông Nguyễn Đức Hưởng cũng đề cập đến một tình huống: nếu có sự hợp tác giữa những người giàu kinh nghiệm như ông Dương Công Minh và ông Đặng Văn Thành, hay cụ thể như sự hợp tác giữa Him Lam, Sacomreal, cũng như các doanh nghiệp lớn về bất động sản tại Tp.HCM, thì đó sẽ là “cái phước” của Sacombank để giúp đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu tại ngân hàng này.
Cũng tại đại hội trên, LienVietPostBank đã thống nhất bầu ông Nguyễn Đức Hưởng trở lại và đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Ông Hưởng cũng là người tham gia sáng lập và chèo lái LienVietPostBank trong chục năm qua.
“Tiếp nối nhiệm vụ của ông Dương Công Minh là nhiệm vụ rất nặng nề, nhưng tôi sẽ cùng tập thể LienVietPostBank dốc lòng xây dựng phát triển ngân hàng mạnh hơn nữa”, ông Hưởng nói về nhiệm vụ mới của mình.
Tính đến 31/5/2017, tổng tài sản của LienVietPostBank đã đạt gần 148.000 tỷ đồng, tổng huy động vốn gần 137.000 tỷ đồng, tổng dư nợ trên 94.000 tỷ đồng; đặc biệt, lợi nhuận của ngân hàng này tiếp tục bứt phá, đã đạt trên 730 tỷ đồng sau 5 tháng đầu năm nay.
Cụ thể, đại hội này đã thông qua đơn từ nhiệm của ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank, cũng như bầu bổ sung thành viên Hội đồng Quản trị mới là ông Nguyễn Đức Hưởng.
Theo đó, sau chục năm gắn bó với LienVietPostBank từ những ngày đầu trù bị thành lập ngân hàng cùng 9 năm liền đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Minh đã có đơn từ nhiệm vì thay đổi công việc.
Trong quãng thời gian đó, từ một ngân hàng trẻ, LienVietPostBank đã nhanh chóng phát triển nhanh về quy mô, hoạt động an toàn và khá hiệu quả. Đặc biệt, sau thương vụ sáp nhập Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, LienVietPostBank đã trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới rộng lớn nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng tư nhân tại Việt Nam.
Theo thông tin đưa ra tại đại hội trên, ông Minh cần tập trung cho các dự án, đầu tư mới, quan trọng của công ty Him Lam - nơi mà ông cũng đang là lãnh đạo đứng đầu.
Còn theo một số giả thiết được một số ý kiến trong giới đầu tư bàn luận bên lề, sau khi ông Nguyễn Đức Hưởng, nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị LienVietPostBank, rút khỏi danh sách ứng cử Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), thì không loại trừ ông Minh sẽ là một ứng viên phù hợp.
Giả thiết trên được kết nối tới yêu cầu kiện toàn bộ máy nhân sự cao cấp và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu Sacombank hiện nay. Mặt khác, với phần lớn nợ xấu liên quan đến bất động sản, nếu có một thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm, cũng như có hoạt động mạnh ở lĩnh vực này, Sacombank sẽ có thêm thuận lợi để tái cơ cấu nhanh hơn và thành công sớm hơn.
Trước đó, từ những đồn đoán trên thị trường, ông Nguyễn Đức Hưởng cũng đề cập đến một tình huống: nếu có sự hợp tác giữa những người giàu kinh nghiệm như ông Dương Công Minh và ông Đặng Văn Thành, hay cụ thể như sự hợp tác giữa Him Lam, Sacomreal, cũng như các doanh nghiệp lớn về bất động sản tại Tp.HCM, thì đó sẽ là “cái phước” của Sacombank để giúp đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu tại ngân hàng này.
Cũng tại đại hội trên, LienVietPostBank đã thống nhất bầu ông Nguyễn Đức Hưởng trở lại và đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Ông Hưởng cũng là người tham gia sáng lập và chèo lái LienVietPostBank trong chục năm qua.
“Tiếp nối nhiệm vụ của ông Dương Công Minh là nhiệm vụ rất nặng nề, nhưng tôi sẽ cùng tập thể LienVietPostBank dốc lòng xây dựng phát triển ngân hàng mạnh hơn nữa”, ông Hưởng nói về nhiệm vụ mới của mình.
Tính đến 31/5/2017, tổng tài sản của LienVietPostBank đã đạt gần 148.000 tỷ đồng, tổng huy động vốn gần 137.000 tỷ đồng, tổng dư nợ trên 94.000 tỷ đồng; đặc biệt, lợi nhuận của ngân hàng này tiếp tục bứt phá, đã đạt trên 730 tỷ đồng sau 5 tháng đầu năm nay.