Thống đốc: “Phải nắn chỉnh lại thị trường tài chính”
“Cần chấm dứt ngay thời kỳ mà tín dụng ngân hàng vừa cấp vốn ngắn hạn, trung dài hạn cho doanh nghiệp, vừa chảy vào chứng khoán”
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã có những chia sẻ với VnEconomy về những bất cập và việc cần làm để thị trường tài chính thoát khỏi tình trạng… đi một chân!
Thưa ông, 4 năm nay, Ngân hàng Nhà nước đang cố nắn chỉnh lại dòng vốn của hệ thống ngân hàng theo hướng được cho là bền vững, kể cả khi phải đối mặt với om sòm do xung đột lợi ích. Ông nói gì về vấn đề này?
Cơ cấu hệ thống tài chính gồm có ba trụ cột chính là tiền tệ, vốn và bảo hiểm. Nhưng ở Việt Nam, thực chất chỉ có thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán, trong khi vai trò của thị trường bảo hiểm khá mờ nhạt.
Một thời gian dài, chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang thị trường, rất khó tránh khỏi những bất cập. Một trong những bất cập lớn là sự bành trướng của lĩnh vực ngân hàng, dù thực tế, vẫn tồn tại song song thị trường chứng khoán và bảo hiểm.
Xét về mặt quy mô tài sản, thị trường ngân hàng chiếm tỷ trọng tới 80% còn chứng khoán và bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 20%.
Riêng thị trường chứng khoán, kể từ khi ra đời đến nay, bên cạnh những thành quả đóng góp cho nền kinh tế thì còn khá nhiều bất cập, đặc biệt là tính bền vững.
Năm 2007, thị trường chứng khoán khởi sắc đạt đỉnh trên 1.170 điểm, sau đó tụt dốc xuống 300 điểm, rồi 400 điểm và nay là quanh 600 điểm. Ở một góc độ nào đó, điểm số là quan trọng nhưng tính bền vững còn quan trọng hơn.
Nhiều người biết rằng, khi thị trường chứng khoán lên đỉnh trên 1.170 điểm là ảo nhưng làm thế nào để nó không “ảo”, trở về với giá trị thật thì không biết hỏi ai.
Nhưng với ngân hàng thì không thể như thế được, khi tín dụng tăng trưởng ảo tới hàng chục phần trăm thì dứt khoát phải phanh lại và giữ ở một mức độ ổn định. Vai trò quản lý Nhà nước chính là chỗ đó.
Trở lại với câu chuyện “nắn chỉnh dòng tín dụng”, Ngân hàng Nhà nước thấy rằng, bản chất hoạt động ngân hàng chủ yếu chỉ cung cấp dòng vốn ngắn hạn và các loại dịch vụ, còn vốn đầu tư dài hạn thì phải đẩy sang thị trường vốn.
Một nền kinh tế muốn đầu tư phát triển thì phải nhìn vào thị trường vốn, không thể cứ trông sang ngân hàng. Nếu cứ duy trì mãi như vậy càng làm méo mó chức năng thị trường vốn ngắn hạn và trung, dài hạn trong hệ thống ngân hàng.
Ý của Thống đốc là do thị trường chứng khoán phát triển thiếu bền vững, nên hệ thống ngân hàng phải gánh việc thay và như thế là bất cập?
Đơn giản nhất, nếu bước vào thị trường chứng khoán và hỏi một người mới chập chững cho đến nhà đầu tư chuyên nghiệp rằng: công ty X, Y hoạt động như thế nào, thực lực tài chính ra sao, liệu có nhận được câu trả lời xác đáng? Thế nên mới có tình trạng thấy người ta mua thì mình cũng mua, và ngược lại.
Dĩ nhiên, đã là thị trường thì phải sống chung với đầu cơ, tin đồn, thổi giá nhưng chỉ ở một mức độ nhất định nào đó chứ không thể định vị chúng như là một thuộc tính cố hữu và để nó chi phối toàn bộ thị trường được. Ở một số thời điểm, có những mã cổ phiếu thị giá gấp hàng chục lần mệnh giá.
Ai đó có thể cho rằng đã là thị trường thì lên xuống bao nhiêu là do thị trường quyết định, anh chấp nhận chơi thì phải chấp nhận thua. Nhưng cứ kéo dài như nói trên thì nhà đầu tư lụn bại, dân thua thiệt, mà dân chết thì Nhà nước cũng chết theo.
Phải nói thẳng, cần chấm dứt ngay thời kỳ mà tín dụng ngân hàng vừa cấp vốn ngắn hạn, trung dài hạn cho doanh nghiệp, vừa chảy vào chứng khoán.
Để giải quyết câu chuyện này thì phải đi từ đâu, thưa Thống đốc?
Đã bước ra thị trường chứng khoán, trước hết phải có “kỷ cương tài chính”, doanh nghiệp phải minh bạch công khai, phải chứng minh được mình hơn người khác những gì để khẳng định giá của mình ở mức này, mức kia.
Muốn thế, cơ quan quản lý phải nắm bắt được tình hình doanh nghiệp để cho phép lên sàn hay không và công bố xếp hạng từng đơn vị.
Ví dụ, doanh nghiệp X xếp hạng AAA, doanh nghiệp Y kém hơn thì chỉ ở mức AA thôi. Những thông tin này vô cùng cần thiết cho các nhà đầu tư, và đó là tiền đề xác lập tính bền vững cho thị trường.
Biết rằng, để làm được điều này không phải một sớm một chiều, nhưng một năm không xong thì năm hay mười năm. Đã bao nhiêu năm nay, gần như không có một cơ sở thông tin hay dữ liệu nào chắc chắn để các nhà đầu tư tham chiếu trong các quyết định mua hay bán.
Vậy, trách nhiệm xác lập “kỷ cương tài chính” cho doanh nghiệp là do cơ quan nào thực hiện?
Gần đây, cả nền kinh tế bước vào công cuộc tái cấu trúc, trong đó có việc tái cấu trúc doanh nghiệp. Mặc dù rất đa dạng về sở hữu, mô hình hoạt động, quy mô vốn nhưng tựu trung lại, điểm đến đầu tiên trong tái cấu trúc doanh nghiệp là phải có “kỷ cương tài chính”.
Trách nhiệm xác lập “kỷ cương tài chính” là do cơ quan quản lý chứng khoán và ngân hàng phối kết hợp với nhau.
Cụ thể, doanh nghiệp muốn lên sàn, phải minh bạch và đáp ứng bộ tiêu chí mà ở đó, không có tình trạng nợ ngân hàng đầm đìa, nợ cao hơn vốn quá mức quy định nhưng giá cổ phiếu vẫn cao gấp nhiều lần mệnh giá được.
Khi làm được như vậy, cổ phiếu của doanh nghiệp kể cả đã niêm yết lẫn phát hành lần đầu sẽ thu hút được lực mua một cách bền vững.
Lúc đó, doanh nghiệp sẽ tự chủ được nguồn tiền dài hạn cho mình trong các kế hoạch đầu tư mở rộng, thay vì cứ vác hồ sơ đến vay ngân hàng, khiến cho thị trường vốn và thị trường tiền tệ bị mất cân đối như lâu nay.
Giả định, những gì ông nói không thể thay đổi được thì hệ quả ở đây là gì, thưa Thống đốc?
Nếu cứ để quy mô thị trường tiền tệ quá lớn như vậy, sẽ chi phối hết cả thị trường tài chính và tình trạng ngày một trầm trọng thêm, kéo theo thị trường chứng khoán èo uột mãi.
Thử hình dung, khi vốn lưu động lẫn vốn đầu tư đều nhờ vào hệ thống ngân hàng sẽ đẩy cao nhu cầu vốn vay ngân hàng. Dẫn đến ngân hàng càng phải cho vay ra nhiều hơn và càng phải huy động nhiều vốn trong dân. Sau đó là gì? Lãi suất 4%/năm không huy động được thì nâng lên 5 - 6 - 7%, thậm chí là mười mấy phần trăm/năm để có được tiền.
Lúc đó, thị trường chứng khoán cứ phải nói lời “chào thân ái và quyết thắng”!
Vì sao? Bản chất thị trường chứng khoán là trông vào cổ tức, lãi suất ngân hàng cứ ngất ngưởng mười mấy phần trăm thì cổ tức nào cho lại được? Chưa kể, cổ tức chắc gì đã được nhận đủ, lắm khi còn bị giữ lại để tái đầu tư; trong khi gửi ngân hàng không bao giờ lo mất tiền, lại vừa trả lãi không thiếu một cắc.
Trong tình cảnh đó, ai ngược đời đi mua cổ phiếu! Thêm một hệ lụy nữa, nếu có mua cổ phiếu thì lướt sóng tí cho vui, không thể đầu tư trung dài hạn được.
Một thị trường chứng khoán mà chỉ để làm thú vui thì bao giờ mới có các nhà máy A, B, C phát triển ổn định, bền vững?
Thưa ông, 4 năm nay, Ngân hàng Nhà nước đang cố nắn chỉnh lại dòng vốn của hệ thống ngân hàng theo hướng được cho là bền vững, kể cả khi phải đối mặt với om sòm do xung đột lợi ích. Ông nói gì về vấn đề này?
Cơ cấu hệ thống tài chính gồm có ba trụ cột chính là tiền tệ, vốn và bảo hiểm. Nhưng ở Việt Nam, thực chất chỉ có thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán, trong khi vai trò của thị trường bảo hiểm khá mờ nhạt.
Một thời gian dài, chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang thị trường, rất khó tránh khỏi những bất cập. Một trong những bất cập lớn là sự bành trướng của lĩnh vực ngân hàng, dù thực tế, vẫn tồn tại song song thị trường chứng khoán và bảo hiểm.
Xét về mặt quy mô tài sản, thị trường ngân hàng chiếm tỷ trọng tới 80% còn chứng khoán và bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 20%.
Riêng thị trường chứng khoán, kể từ khi ra đời đến nay, bên cạnh những thành quả đóng góp cho nền kinh tế thì còn khá nhiều bất cập, đặc biệt là tính bền vững.
Năm 2007, thị trường chứng khoán khởi sắc đạt đỉnh trên 1.170 điểm, sau đó tụt dốc xuống 300 điểm, rồi 400 điểm và nay là quanh 600 điểm. Ở một góc độ nào đó, điểm số là quan trọng nhưng tính bền vững còn quan trọng hơn.
Nhiều người biết rằng, khi thị trường chứng khoán lên đỉnh trên 1.170 điểm là ảo nhưng làm thế nào để nó không “ảo”, trở về với giá trị thật thì không biết hỏi ai.
Nhưng với ngân hàng thì không thể như thế được, khi tín dụng tăng trưởng ảo tới hàng chục phần trăm thì dứt khoát phải phanh lại và giữ ở một mức độ ổn định. Vai trò quản lý Nhà nước chính là chỗ đó.
Trở lại với câu chuyện “nắn chỉnh dòng tín dụng”, Ngân hàng Nhà nước thấy rằng, bản chất hoạt động ngân hàng chủ yếu chỉ cung cấp dòng vốn ngắn hạn và các loại dịch vụ, còn vốn đầu tư dài hạn thì phải đẩy sang thị trường vốn.
Một nền kinh tế muốn đầu tư phát triển thì phải nhìn vào thị trường vốn, không thể cứ trông sang ngân hàng. Nếu cứ duy trì mãi như vậy càng làm méo mó chức năng thị trường vốn ngắn hạn và trung, dài hạn trong hệ thống ngân hàng.
Ý của Thống đốc là do thị trường chứng khoán phát triển thiếu bền vững, nên hệ thống ngân hàng phải gánh việc thay và như thế là bất cập?
Đơn giản nhất, nếu bước vào thị trường chứng khoán và hỏi một người mới chập chững cho đến nhà đầu tư chuyên nghiệp rằng: công ty X, Y hoạt động như thế nào, thực lực tài chính ra sao, liệu có nhận được câu trả lời xác đáng? Thế nên mới có tình trạng thấy người ta mua thì mình cũng mua, và ngược lại.
Dĩ nhiên, đã là thị trường thì phải sống chung với đầu cơ, tin đồn, thổi giá nhưng chỉ ở một mức độ nhất định nào đó chứ không thể định vị chúng như là một thuộc tính cố hữu và để nó chi phối toàn bộ thị trường được. Ở một số thời điểm, có những mã cổ phiếu thị giá gấp hàng chục lần mệnh giá.
Ai đó có thể cho rằng đã là thị trường thì lên xuống bao nhiêu là do thị trường quyết định, anh chấp nhận chơi thì phải chấp nhận thua. Nhưng cứ kéo dài như nói trên thì nhà đầu tư lụn bại, dân thua thiệt, mà dân chết thì Nhà nước cũng chết theo.
Phải nói thẳng, cần chấm dứt ngay thời kỳ mà tín dụng ngân hàng vừa cấp vốn ngắn hạn, trung dài hạn cho doanh nghiệp, vừa chảy vào chứng khoán.
Để giải quyết câu chuyện này thì phải đi từ đâu, thưa Thống đốc?
Đã bước ra thị trường chứng khoán, trước hết phải có “kỷ cương tài chính”, doanh nghiệp phải minh bạch công khai, phải chứng minh được mình hơn người khác những gì để khẳng định giá của mình ở mức này, mức kia.
Muốn thế, cơ quan quản lý phải nắm bắt được tình hình doanh nghiệp để cho phép lên sàn hay không và công bố xếp hạng từng đơn vị.
Ví dụ, doanh nghiệp X xếp hạng AAA, doanh nghiệp Y kém hơn thì chỉ ở mức AA thôi. Những thông tin này vô cùng cần thiết cho các nhà đầu tư, và đó là tiền đề xác lập tính bền vững cho thị trường.
Biết rằng, để làm được điều này không phải một sớm một chiều, nhưng một năm không xong thì năm hay mười năm. Đã bao nhiêu năm nay, gần như không có một cơ sở thông tin hay dữ liệu nào chắc chắn để các nhà đầu tư tham chiếu trong các quyết định mua hay bán.
Vậy, trách nhiệm xác lập “kỷ cương tài chính” cho doanh nghiệp là do cơ quan nào thực hiện?
Gần đây, cả nền kinh tế bước vào công cuộc tái cấu trúc, trong đó có việc tái cấu trúc doanh nghiệp. Mặc dù rất đa dạng về sở hữu, mô hình hoạt động, quy mô vốn nhưng tựu trung lại, điểm đến đầu tiên trong tái cấu trúc doanh nghiệp là phải có “kỷ cương tài chính”.
Trách nhiệm xác lập “kỷ cương tài chính” là do cơ quan quản lý chứng khoán và ngân hàng phối kết hợp với nhau.
Cụ thể, doanh nghiệp muốn lên sàn, phải minh bạch và đáp ứng bộ tiêu chí mà ở đó, không có tình trạng nợ ngân hàng đầm đìa, nợ cao hơn vốn quá mức quy định nhưng giá cổ phiếu vẫn cao gấp nhiều lần mệnh giá được.
Khi làm được như vậy, cổ phiếu của doanh nghiệp kể cả đã niêm yết lẫn phát hành lần đầu sẽ thu hút được lực mua một cách bền vững.
Lúc đó, doanh nghiệp sẽ tự chủ được nguồn tiền dài hạn cho mình trong các kế hoạch đầu tư mở rộng, thay vì cứ vác hồ sơ đến vay ngân hàng, khiến cho thị trường vốn và thị trường tiền tệ bị mất cân đối như lâu nay.
Giả định, những gì ông nói không thể thay đổi được thì hệ quả ở đây là gì, thưa Thống đốc?
Nếu cứ để quy mô thị trường tiền tệ quá lớn như vậy, sẽ chi phối hết cả thị trường tài chính và tình trạng ngày một trầm trọng thêm, kéo theo thị trường chứng khoán èo uột mãi.
Thử hình dung, khi vốn lưu động lẫn vốn đầu tư đều nhờ vào hệ thống ngân hàng sẽ đẩy cao nhu cầu vốn vay ngân hàng. Dẫn đến ngân hàng càng phải cho vay ra nhiều hơn và càng phải huy động nhiều vốn trong dân. Sau đó là gì? Lãi suất 4%/năm không huy động được thì nâng lên 5 - 6 - 7%, thậm chí là mười mấy phần trăm/năm để có được tiền.
Lúc đó, thị trường chứng khoán cứ phải nói lời “chào thân ái và quyết thắng”!
Vì sao? Bản chất thị trường chứng khoán là trông vào cổ tức, lãi suất ngân hàng cứ ngất ngưởng mười mấy phần trăm thì cổ tức nào cho lại được? Chưa kể, cổ tức chắc gì đã được nhận đủ, lắm khi còn bị giữ lại để tái đầu tư; trong khi gửi ngân hàng không bao giờ lo mất tiền, lại vừa trả lãi không thiếu một cắc.
Trong tình cảnh đó, ai ngược đời đi mua cổ phiếu! Thêm một hệ lụy nữa, nếu có mua cổ phiếu thì lướt sóng tí cho vui, không thể đầu tư trung dài hạn được.
Một thị trường chứng khoán mà chỉ để làm thú vui thì bao giờ mới có các nhà máy A, B, C phát triển ổn định, bền vững?