Tiền điều tiết qua ngân hàng đã cân bằng
Ngân hàng Nhà nước đều tay trong điều tiết nguồn qua hệ thống các tổ chức tín dụng
Tuần qua, thị trường ghi nhận hoạt động bơm - hút tiền của Ngân hàng Nhà nước đã trở lại tương đối cân bằng, đặt trong các quan hệ điều hành chính sách.
Trong tháng 2 vừa qua, thị trường đón thông lệ mùa cao điểm chi trả, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra lượng tiền lớn hỗ trợ thanh khoản hệ thống. Tuần đầu tiên sau Tết Nguyên đán, số dư hỗ trợ qua kênh cầm cố từng ghi nhận lên tới khoảng 250.000 tỷ đồng.
Ngay sau đó, các khoản cho vay hỗ trợ trên lần lượt đáo hạn, cùng hoạt động phát hành tín phiếu được Ngân hàng Nhà nước triển khai sớm, đưa nguồn tiền bơm - hút qua các kênh này dần trở lại cân bằng trong tuần qua.
Cụ thể, theo dữ liệu tập hợp từ Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank, trên thị trường mở tuần qua, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu 15.000 tỷ đồng thông qua kênh cầm cố, các tổ chức tín dụng hấp thụ hết 10.860 tỷ đồng. Cùng đó, trên kênh tín phiếu, cơ quan này chào thầu 9.000 tỷ đồng, các tổ chức tín dụng hấp thụ 6.100 tỷ đồng.
Tính chung, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút ròng 3.955 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Toàn bộ khối lượng lưu hành 10.810 tỷ đồng trên kênh cầm cố sẽ đáo hạn trong tuần này, trong khi đó khối lượng đáo hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là 11.100 tỷ đồng. Theo đó, dòng ra vào hệ thống qua điều tiết của nhà điều hành hiện đã khá cân bằng.
Hoạt động điều tiết trên cũng đặt trong việc giữ ổn định lãi suất tương đối trên thị trường liên ngân hàng, trong quan hệ với tỷ giá. Cụ thể, trong tuần qua, khi lãi suất VND trên liên ngân hàng giảm, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng phát hành tín phiếu hút bớt tiền về như một sự cân đối, hạn chế thừa VND mà có thể gây áp lực đối với tỷ giá USD/VND - trong hướng tăng lên do tác động nhập siêu khá cao của tháng 2 vừa qua.
Hoạt động hút bớt tiền về của Ngân hàng Nhà nước cũng bước đầu thể hiện hướng đi như trong năm 2016. Nhà điều hành chính sách tiền tệ luôn để mắt sang nhà điều hành chính sách tài khóa, chủ động tạo thế “cài răng lược” để hỗ trợ cho việc huy động vốn cân đối ngân sách.
Cụ thể, từ đầu năm đến nay, dễ thấy khi Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động vốn, Ngân hàng Nhà nước lại “tránh” hút bớt tiền về hoặc hạn chế phát hành tín phiếu hút bớt tiền về, và ngược lại.
Trong tuần qua, chỉ có một phiên đấu thầu trái phiếu của Kho bạc Nhà nước với khối lượng 6.600 tỷ đồng (tỷ lệ huy động thành công lên tới 97%). Lãi suất trúng thầu tiếp tục giữ ở mức thấp, ở mức 5,02%/năm kỳ hạn 5 năm và 5,39%/năm kỳ hạn 7 năm.
Trong tháng 2 vừa qua, thị trường đón thông lệ mùa cao điểm chi trả, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra lượng tiền lớn hỗ trợ thanh khoản hệ thống. Tuần đầu tiên sau Tết Nguyên đán, số dư hỗ trợ qua kênh cầm cố từng ghi nhận lên tới khoảng 250.000 tỷ đồng.
Ngay sau đó, các khoản cho vay hỗ trợ trên lần lượt đáo hạn, cùng hoạt động phát hành tín phiếu được Ngân hàng Nhà nước triển khai sớm, đưa nguồn tiền bơm - hút qua các kênh này dần trở lại cân bằng trong tuần qua.
Cụ thể, theo dữ liệu tập hợp từ Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank, trên thị trường mở tuần qua, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu 15.000 tỷ đồng thông qua kênh cầm cố, các tổ chức tín dụng hấp thụ hết 10.860 tỷ đồng. Cùng đó, trên kênh tín phiếu, cơ quan này chào thầu 9.000 tỷ đồng, các tổ chức tín dụng hấp thụ 6.100 tỷ đồng.
Tính chung, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút ròng 3.955 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Toàn bộ khối lượng lưu hành 10.810 tỷ đồng trên kênh cầm cố sẽ đáo hạn trong tuần này, trong khi đó khối lượng đáo hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là 11.100 tỷ đồng. Theo đó, dòng ra vào hệ thống qua điều tiết của nhà điều hành hiện đã khá cân bằng.
Hoạt động điều tiết trên cũng đặt trong việc giữ ổn định lãi suất tương đối trên thị trường liên ngân hàng, trong quan hệ với tỷ giá. Cụ thể, trong tuần qua, khi lãi suất VND trên liên ngân hàng giảm, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng phát hành tín phiếu hút bớt tiền về như một sự cân đối, hạn chế thừa VND mà có thể gây áp lực đối với tỷ giá USD/VND - trong hướng tăng lên do tác động nhập siêu khá cao của tháng 2 vừa qua.
Hoạt động hút bớt tiền về của Ngân hàng Nhà nước cũng bước đầu thể hiện hướng đi như trong năm 2016. Nhà điều hành chính sách tiền tệ luôn để mắt sang nhà điều hành chính sách tài khóa, chủ động tạo thế “cài răng lược” để hỗ trợ cho việc huy động vốn cân đối ngân sách.
Cụ thể, từ đầu năm đến nay, dễ thấy khi Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động vốn, Ngân hàng Nhà nước lại “tránh” hút bớt tiền về hoặc hạn chế phát hành tín phiếu hút bớt tiền về, và ngược lại.
Trong tuần qua, chỉ có một phiên đấu thầu trái phiếu của Kho bạc Nhà nước với khối lượng 6.600 tỷ đồng (tỷ lệ huy động thành công lên tới 97%). Lãi suất trúng thầu tiếp tục giữ ở mức thấp, ở mức 5,02%/năm kỳ hạn 5 năm và 5,39%/năm kỳ hạn 7 năm.