Tin đồn bịa đặt và biến động vàng, “đô”
Phản ứng của nhiều người dân là tìm kênh trú ẩn, đi cùng với cơ hội giật lên chốt lời
Sáng 6/12, lãnh đạo chi nhánh một ngân hàng thương mại gọi điện tới phóng viên VnEconomy băn khoăn: vì sao vẫn nhiều khách hàng gọi điện tới ngân hàng tìm hiểu thực hư tin đồn bịa đặt về việc đổi tiền, cho dù trước đó, vào hôm 1/12, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức bác bỏ.
Song song với tin đồn này, giá vàng và tỷ giá USD/VND biến động mạnh, dù thực tế lực đẩy trên thị trường, xuất phát từ cung - cầu, không đột biến.
Sau khi nhận cuộc gọi phản ánh trên, VnEconomy cũng đã trao đổi nhanh với các đầu mối chuyên trách các lĩnh vực liên quan của Ngân hàng Nhà nước. Nhận định chung từ những đầu mối này: tin đồn trên vẫn được kẻ xấu lợi dụng, có mục đích phản động và không loại trừ để trục lợi biến động trên thị trường.
Còn thực tế, cung - cầu và giao dịch trên thị trường không có gì quá đột biến.
“Trầm lắng đến mức độ ngạc nhiên!”, cán bộ quản lý giám sát thị trường vàng hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước nói. Bởi vì, trước biến động tăng giá khá nhanh của vàng những ngày gần đây, giao dịch lại sụt giảm rất mạnh.
Cụ thể, ở kênh giám sát toàn thị trường chính thức này, khối lượng giao dịch vàng miếng những ngày gần đây thậm chí giảm chỉ còn khoảng phân nửa so với bình thường, dưới mức 10.000 lượng.
Tuy nhiên, chia sẻ góc nhìn cá nhân, cán bộ quản lý trên cho rằng, hiện nay, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, và ngay cả trước tin đồn bịa đặt Việt Nam đổi tiền, vàng vẫn là một trong những kênh trú ẩn, có những người dịch chuyển tài sản sang phòng thân, dù các cơ quan chức năng đã khẳng định hoàn toàn không có chuyện Ngân hàng Nhà nước đổi tiền, một số quốc gia trên thế giới vừa đổi tiền cũng không ảnh hưởng đến Việt Nam...
Cũng theo góc nhìn trên, ngoài vàng, ngoại tệ và bất động sản cũng là những kênh trú ẩn, khi người dân cảm thấy môi trường có rủi ro hoặc vì tin đồn kích động.
Với ngoại tệ, đầu mối chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, những biến động hiện nay chủ yếu do tâm lý, không loại trừ cả tác động của tin đồn nói trên.
Cụ thể, là đầu mối giám sát và gián tiếp cân đối cung - cầu ngoại tệ trên toàn hệ thống, Ngân hàng Nhà nước nắm rõ các hiện tượng cục bộ hoặc tổng thể hàng ngày để định hình hướng can thiệp hay không, hay có cơ sở để đưa ra các thông điệp định hướng.
Gần một tháng tỷ giá biến động mạnh, song chưa một lần các ngân hàng thương mại đưa giá mua thực sự áp sát giá bán - biểu hiện của nhu cầu cần mua thực sự; trạng thái ngoại tệ hệ thống vẫn đảm bảo, thị trường vẫn tự điều tiết được cung - cầu.
Riêng trong ngày hôm nay (6/12), tỷ giá USD/VND bật cao trở lại, nhưng Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục khẳng định thông điệp sẵn sàng can thiệp: yết giá bán ra thấp hơn mức trần 50 VND, cũng như thấp hơn hẳn so với mức giá USD bán ra trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại.
Trao đổi với VnEconomy, lãnh đạo cao cấp Ngân hàng Nhà nước khẳng định cơ quan này sẵn sàng bán USD ra, tạo cung cho thị trường, tuy nhiên việc bán được xem xét theo nhu cầu của các thành viên nếu có trạng thái ngoại tệ âm.
Ngoài hiệu ứng nhất định từ tin đồn bịa đặt nói trên, vào thời điểm cuối năm, nhu cầu ngoại tệ thường tăng lên, tác động đến tỷ giá. Như trong hai tháng gần đây, Việt Nam trở lại nhập siêu với nhu cầu thanh toán xuất khẩu tăng lên. Tuy nhiên, về tổng thể, cán cân thanh toán năm nay dự báo vẫn thặng dư.
Và như nhiều phân tích tập trung hiện nay, tác động từ bên ngoài với diễn biến giá của đồng USD sau bầu cử Tổng thống Mỹ, triển vọng lãi suất đồng USD sắp tới... cũng là một nguyên nhân chính yếu đối với biến động của tỷ giá USD/VND.
“Bên cạnh những nguyên nhân trên, cũng cần nhìn thêm một yếu tố nữa: thời gian qua lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng quá thấp, dưới cả 0,5%/năm. Nay, sóng tỷ giá và lãi suất trên liên ngân hàng giật lên có thể là một hiệu ứng mong đợi của nhiều thành viên trên thị trường khi mà chỉ tiêu kinh doanh năm nay chỉ còn tháng nữa thôi”, một người trong cuộc nêu góc nhìn, khi mà lãi suất VND qua đêm trên liên ngân hàng đã tăng lên tới 3,65%/năm tính đến cuối ngày hôm qua (5/12).
Song song với tin đồn này, giá vàng và tỷ giá USD/VND biến động mạnh, dù thực tế lực đẩy trên thị trường, xuất phát từ cung - cầu, không đột biến.
Sau khi nhận cuộc gọi phản ánh trên, VnEconomy cũng đã trao đổi nhanh với các đầu mối chuyên trách các lĩnh vực liên quan của Ngân hàng Nhà nước. Nhận định chung từ những đầu mối này: tin đồn trên vẫn được kẻ xấu lợi dụng, có mục đích phản động và không loại trừ để trục lợi biến động trên thị trường.
Còn thực tế, cung - cầu và giao dịch trên thị trường không có gì quá đột biến.
“Trầm lắng đến mức độ ngạc nhiên!”, cán bộ quản lý giám sát thị trường vàng hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước nói. Bởi vì, trước biến động tăng giá khá nhanh của vàng những ngày gần đây, giao dịch lại sụt giảm rất mạnh.
Cụ thể, ở kênh giám sát toàn thị trường chính thức này, khối lượng giao dịch vàng miếng những ngày gần đây thậm chí giảm chỉ còn khoảng phân nửa so với bình thường, dưới mức 10.000 lượng.
Tuy nhiên, chia sẻ góc nhìn cá nhân, cán bộ quản lý trên cho rằng, hiện nay, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, và ngay cả trước tin đồn bịa đặt Việt Nam đổi tiền, vàng vẫn là một trong những kênh trú ẩn, có những người dịch chuyển tài sản sang phòng thân, dù các cơ quan chức năng đã khẳng định hoàn toàn không có chuyện Ngân hàng Nhà nước đổi tiền, một số quốc gia trên thế giới vừa đổi tiền cũng không ảnh hưởng đến Việt Nam...
Cũng theo góc nhìn trên, ngoài vàng, ngoại tệ và bất động sản cũng là những kênh trú ẩn, khi người dân cảm thấy môi trường có rủi ro hoặc vì tin đồn kích động.
Với ngoại tệ, đầu mối chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, những biến động hiện nay chủ yếu do tâm lý, không loại trừ cả tác động của tin đồn nói trên.
Cụ thể, là đầu mối giám sát và gián tiếp cân đối cung - cầu ngoại tệ trên toàn hệ thống, Ngân hàng Nhà nước nắm rõ các hiện tượng cục bộ hoặc tổng thể hàng ngày để định hình hướng can thiệp hay không, hay có cơ sở để đưa ra các thông điệp định hướng.
Gần một tháng tỷ giá biến động mạnh, song chưa một lần các ngân hàng thương mại đưa giá mua thực sự áp sát giá bán - biểu hiện của nhu cầu cần mua thực sự; trạng thái ngoại tệ hệ thống vẫn đảm bảo, thị trường vẫn tự điều tiết được cung - cầu.
Riêng trong ngày hôm nay (6/12), tỷ giá USD/VND bật cao trở lại, nhưng Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục khẳng định thông điệp sẵn sàng can thiệp: yết giá bán ra thấp hơn mức trần 50 VND, cũng như thấp hơn hẳn so với mức giá USD bán ra trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại.
Trao đổi với VnEconomy, lãnh đạo cao cấp Ngân hàng Nhà nước khẳng định cơ quan này sẵn sàng bán USD ra, tạo cung cho thị trường, tuy nhiên việc bán được xem xét theo nhu cầu của các thành viên nếu có trạng thái ngoại tệ âm.
Ngoài hiệu ứng nhất định từ tin đồn bịa đặt nói trên, vào thời điểm cuối năm, nhu cầu ngoại tệ thường tăng lên, tác động đến tỷ giá. Như trong hai tháng gần đây, Việt Nam trở lại nhập siêu với nhu cầu thanh toán xuất khẩu tăng lên. Tuy nhiên, về tổng thể, cán cân thanh toán năm nay dự báo vẫn thặng dư.
Và như nhiều phân tích tập trung hiện nay, tác động từ bên ngoài với diễn biến giá của đồng USD sau bầu cử Tổng thống Mỹ, triển vọng lãi suất đồng USD sắp tới... cũng là một nguyên nhân chính yếu đối với biến động của tỷ giá USD/VND.
“Bên cạnh những nguyên nhân trên, cũng cần nhìn thêm một yếu tố nữa: thời gian qua lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng quá thấp, dưới cả 0,5%/năm. Nay, sóng tỷ giá và lãi suất trên liên ngân hàng giật lên có thể là một hiệu ứng mong đợi của nhiều thành viên trên thị trường khi mà chỉ tiêu kinh doanh năm nay chỉ còn tháng nữa thôi”, một người trong cuộc nêu góc nhìn, khi mà lãi suất VND qua đêm trên liên ngân hàng đã tăng lên tới 3,65%/năm tính đến cuối ngày hôm qua (5/12).