Toàn ngành ngân hàng chuẩn bị đẩy nhanh xử lý nợ xấu
Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị toàn ngành để chuẩn bị vào cuộc đẩy nhanh xử lý nợ xấu
“Năm nay thời gian không có nhiều nên không tổ chức hội nghị sơ kết ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết tại hội nghị sáng nay (21/7), thay vào đó là ưu tiên chuẩn bị đẩy nhanh xử lý nợ xấu.
Hai ngày sau khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo, cũng như trước thềm nghị quyết về xử lý nợ xấu của Quốc hội bắt đầu có hiệu lực (15/8/2017), Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị toàn ngành nói trên, cũng như có chỉ thị cụ thể tới từng đầu mối trong ngành để chuẩn bị thực hiện.
Về nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh: “Đây là văn bản pháp lý rất quan trọng khi mà lần đầu tiên, các vấn đề vướng mắc về pháp lý của ngành ngân hàngliên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các khoản nợ của tổ chức tín dụng đã kéo dài nhiều năm qua được giải quyết trong một văn bản của Quốc hội. Nếu được triển khai tốt trong thực tiễn sẽ tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả, khả thi để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu của tổ chức tín dụng, qua đó góp phần khơi thông nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế đất nước”.
Với ý nghĩa trên, ngay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết và Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định tổ chức hội nghị triển khai trong toàn ngành ngân hàng nhằm quán triệt các nội dung cơ bản của nghị quyết và đề án, chỉ đạo một cách kịp thời, cụ thể, hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp sẽ triển khai trong thời gian tới để tổ chức thực hiện một cách quyết liệt, hiệu quả trong thực tiễn.
Thống đốc cũng cho biết, ngày 19/7 vừa qua, Tòa án Nhân dân tối cao đã có văn bản yêu cầu các tòa án nhân dân các cấp và các đơn vị trực thuộc thống nhất triển khai một số nội dung nhằm giải quyết tranh chấp liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm của các hợp đồng tín dụng, góp phần xử lý nợ xấu trên tinh thần của Nghị quyết 42 của Quốc hội.
“Văn bản này thực sự đã làm cho các tổ chức tín dụng hết sức phấn khởi và hy vọng việc xử lý tài sản bảo đảm trong thời gian tới sẽ được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi hơn. Nhân đây, Ngân hàng Nhà nước xin trân trọng cảm ơn Tòa án Nhân dân tối cao đã kịp thời ban hành văn bản này”, Thống đốc Lê Minh Hưng phát biểu.
Tại hội nghị, một lần nữa thực trạng nợ xấu được nhìn lại. Theo Ngân hàng Nhà nước, mặc dù quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2011-2015 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, song hệ thống vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.
Cụ thể, quy mô và năng lực tài chính của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam nhỏ so với khu vực và so với nhu cầu của nền kinh tế; hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao; năng lực quản trị và kiểm soát rủi ro của các tổ chức tín dụng vẫn còn bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng, mức độ và yêu cầu về quản trị rủi ro trong hoạt động; tình trạng sở hữu chéo, nhóm cổ đông chi phối đã từng bước được kiểm soát nhưng trong thực tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu vẫn còn cao.
Một lần nữa, tỷ lệ nợ xấu cao được dẫn giải cụ thể: tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5,81% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế; nếu tính cả nợ xấu đã được cơ cấu lại giữ nguyên nhóm nợ thì tỷ lệ này sẽ là 10,08% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế.
Tại hội nghị trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ bàn cụ thể, quán triệt các yêu cầu, biện pháp và lộ trình triển khai và mục tiêu xử lý từ nay đến năm 2020, giao cụ thể từng kế hoạch tại các tổ chức tín dụng.
Trong hôm qua (20/7), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ thị chi tiết tới toàn ngành.
Tại chỉ thị trên, Thống đốc yêu cầu toàn hệ thống triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu tại đề án đã được duyệt, lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Chỉ thị đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel 2; có ít nhất từ 1 đến 2 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á.
Ngay khi có hiệu lực, Thống đốc yêu cầu triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Quốc hội để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị quyết, đồng thời triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng; phát huy vai trò Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong việc xử lý nợ xấu.
“Phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng)”, Chỉ thị nêu mục tiêu cụ thể.
Hai ngày sau khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo, cũng như trước thềm nghị quyết về xử lý nợ xấu của Quốc hội bắt đầu có hiệu lực (15/8/2017), Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị toàn ngành nói trên, cũng như có chỉ thị cụ thể tới từng đầu mối trong ngành để chuẩn bị thực hiện.
Về nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh: “Đây là văn bản pháp lý rất quan trọng khi mà lần đầu tiên, các vấn đề vướng mắc về pháp lý của ngành ngân hàngliên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các khoản nợ của tổ chức tín dụng đã kéo dài nhiều năm qua được giải quyết trong một văn bản của Quốc hội. Nếu được triển khai tốt trong thực tiễn sẽ tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả, khả thi để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu của tổ chức tín dụng, qua đó góp phần khơi thông nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế đất nước”.
Với ý nghĩa trên, ngay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết và Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định tổ chức hội nghị triển khai trong toàn ngành ngân hàng nhằm quán triệt các nội dung cơ bản của nghị quyết và đề án, chỉ đạo một cách kịp thời, cụ thể, hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp sẽ triển khai trong thời gian tới để tổ chức thực hiện một cách quyết liệt, hiệu quả trong thực tiễn.
Thống đốc cũng cho biết, ngày 19/7 vừa qua, Tòa án Nhân dân tối cao đã có văn bản yêu cầu các tòa án nhân dân các cấp và các đơn vị trực thuộc thống nhất triển khai một số nội dung nhằm giải quyết tranh chấp liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm của các hợp đồng tín dụng, góp phần xử lý nợ xấu trên tinh thần của Nghị quyết 42 của Quốc hội.
“Văn bản này thực sự đã làm cho các tổ chức tín dụng hết sức phấn khởi và hy vọng việc xử lý tài sản bảo đảm trong thời gian tới sẽ được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi hơn. Nhân đây, Ngân hàng Nhà nước xin trân trọng cảm ơn Tòa án Nhân dân tối cao đã kịp thời ban hành văn bản này”, Thống đốc Lê Minh Hưng phát biểu.
Tại hội nghị, một lần nữa thực trạng nợ xấu được nhìn lại. Theo Ngân hàng Nhà nước, mặc dù quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2011-2015 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, song hệ thống vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.
Cụ thể, quy mô và năng lực tài chính của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam nhỏ so với khu vực và so với nhu cầu của nền kinh tế; hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao; năng lực quản trị và kiểm soát rủi ro của các tổ chức tín dụng vẫn còn bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng, mức độ và yêu cầu về quản trị rủi ro trong hoạt động; tình trạng sở hữu chéo, nhóm cổ đông chi phối đã từng bước được kiểm soát nhưng trong thực tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu vẫn còn cao.
Một lần nữa, tỷ lệ nợ xấu cao được dẫn giải cụ thể: tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5,81% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế; nếu tính cả nợ xấu đã được cơ cấu lại giữ nguyên nhóm nợ thì tỷ lệ này sẽ là 10,08% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế.
Tại hội nghị trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ bàn cụ thể, quán triệt các yêu cầu, biện pháp và lộ trình triển khai và mục tiêu xử lý từ nay đến năm 2020, giao cụ thể từng kế hoạch tại các tổ chức tín dụng.
Trong hôm qua (20/7), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ thị chi tiết tới toàn ngành.
Tại chỉ thị trên, Thống đốc yêu cầu toàn hệ thống triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu tại đề án đã được duyệt, lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Chỉ thị đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel 2; có ít nhất từ 1 đến 2 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á.
Ngay khi có hiệu lực, Thống đốc yêu cầu triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Quốc hội để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị quyết, đồng thời triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng; phát huy vai trò Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong việc xử lý nợ xấu.
“Phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng)”, Chỉ thị nêu mục tiêu cụ thể.