“Tuyệt đối tránh dùng dự trữ ngoại hối tài trợ đầu tư công”
Theo Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước “không sẵn sàng” dùng dự trữ ngoại hối cho Chính phủ vay
Ông Sanjay Kalra, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam vừa có bài viết nhìn lại một số nét kinh tế vĩ mô của Việt Nam, với trọng tâm là chính sách tiền tệ.
Điểm nổi bật trong những năm gần đây qua góc nhìn của ông Sanjay Kalra là Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất chính sách và các mức lãi suất khác trong hệ thống ngân hàng khi lạm phát giảm xuống. Điều này đã giúp giảm đáng kể chi phí vốn cho doanh nghiệp từ mức lãi suất rất cao năm 2011.
Đồng thời, theo chuyên gia này, tỷ giá ổn định chính là cái neo danh nghĩa rất có giá trị giúp tăng cường lòng tin vào VND. Việc điều chỉnh tỷ giá ở mức nhỏ theo từng bước được tính toán kỹ đã giúp giữ tính cạnh tranh của đồng nội tệ.
Việc điều chỉnh tỷ giá chính thức 1% gần đây và quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước duy trì tỷ giá chính thức ở mức hiện tại, theo Trưởng đại diện IMF, cần được nhìn nhận trong bối cảnh hiện nay. Tùy thuộc vào cán cân thanh toán tổng thể thặng dư, thì mục tiêu này là hoàn toàn có thể đạt được mà không gây nhiều áp lực lên dự trữ ngoại hối. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế có chừng mực, qua đó giảm tăng trưởng nhập khẩu, sẽ giúp đạt được mục tiêu này.
Đáng chú ý, trong bài viết vừa công bố, Trưởng đại diện IMF nhấn mạnh đến một vấn đề khác có liên quan, với quan điểm “cần phải tuyệt đối tránh sử dụng dự trữ ngoại hối để tài trợ cho đầu tư công”.
“Việc Ngân hàng Nhà nước không sẵn sàng đối với đề xuất này là có cơ sở vững chắc. Việt Nam vẫn cần tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối để đảm bảo có vị thế vững chắc sẵn sàng ứng phó với các cú sốc từ bên ngoài”, ông Sanjay Kalra nhấn mạnh thêm, khi mới đây Chính phủ có đề xuất nghiên cứu cơ chế dự trự ngoại hối cho ngân sách vay.
Cũng theo góc nhìn của chuyên gia IMF, việc sáp nhập một số ngân hàng đã diễn ra, hay đã được lên kế hoạch thực hiện trong năm 2015, giúp giảm gánh nặng quản lý hành chính đối với Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, trong khi việc sáp nhập các ngân hàng yếu kém giúp giải quyết các vấn đề trước mắt, Chính phủ vẫn cần có một chiến lược toàn diện cụ thể và rõ ràng để tái cơ cấu ngân hàng.
Những kế hoạch này cần dựa trên kết quả thanh tra tại chỗ kỹ lưỡng, qua đó cho thấy mức độ nợ xấu thực sự và nhu cầu cấp vốn bổ sung của ngân hàng. Các kế hoạch này cần phân biệt rõ ngân hàng mất khả năng thanh toán và ngân hàng mất khả năng thanh khoản, buộc các cổ đông hiện tại phải gánh chịu tổn thất trước khi được bơm vốn mới, và xử lý nợ xấu.
“Sáng kiến của Ngân hàng Nhà nước mua lại hai ngân hàng yếu kém vừa qua theo ông Sanjay Kalra là đáng hoan nghênh. Nhưng đây chỉ nên là bước đi đầu tiên hướng đến khuôn khổ phù hợp về thanh lý và phá sản ngân hàng, thông qua đó nguyên tắc kỷ luật thị trường được tăng cường đối với cả cổ đông và người gửi tiền.
Theo Trưởng đại diện IMF, cần phải có nguồn tiền từ ngân sách cho chi phí cấp vốn bổ sung cho ngân hàng (và tái cơ cấu và cải cách doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả giải quyết hậu quả của lao động dư thừa có thể phát sinh). Kinh nghiệm quốc tế cho thấy cải cách ngân hàng thường liên quan đến các nghĩa vụ nợ dự phòng đáng kể mà cuối cùng ngân sách cũng phải gánh chịu. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp các ngân hàng thương mại nhà nước.
Ông Sanjay Kalra cũng đề cập đến một mối quan hệ có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các ngân hàng thương mại. Đó là một tỷ lệ đáng kể dư nợ của khu vực ngân hàng là cho các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, vấn đề của hệ thống ngân hàng không thể giải quyết được nếu không giải quyết các vấn đề của khách hàng vay ngân hàng. Do vậy, cải cách các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhà nước có ý nghĩa quan trọng.
“Bước đi đầu tiên là phải công bố ra công chúng tình trạng tài chính thực của các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả bảng cân đối tài sản và báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tình trạng vay nợ hệ thống ngân hàng. Các doanh nghiệp này sử dụng tiền từ nguồn lực công để hoạt động, do vậy công chúng cần được thông báo về hoạt động của họ”, đại diện IMF khuyến nghị.
Và một khi tình trạng tài chính thực sự của các doanh nghiệp này được công bố, có thể tiến hành các biện pháp nhằm cải thiện hoạt động và cơ cấu quản trị của doanh nghiệp. Các kế hoạch này cần được xây dựng và thực hiện theo lộ trình thời gian cụ thể.
Điểm nổi bật trong những năm gần đây qua góc nhìn của ông Sanjay Kalra là Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất chính sách và các mức lãi suất khác trong hệ thống ngân hàng khi lạm phát giảm xuống. Điều này đã giúp giảm đáng kể chi phí vốn cho doanh nghiệp từ mức lãi suất rất cao năm 2011.
Đồng thời, theo chuyên gia này, tỷ giá ổn định chính là cái neo danh nghĩa rất có giá trị giúp tăng cường lòng tin vào VND. Việc điều chỉnh tỷ giá ở mức nhỏ theo từng bước được tính toán kỹ đã giúp giữ tính cạnh tranh của đồng nội tệ.
Việc điều chỉnh tỷ giá chính thức 1% gần đây và quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước duy trì tỷ giá chính thức ở mức hiện tại, theo Trưởng đại diện IMF, cần được nhìn nhận trong bối cảnh hiện nay. Tùy thuộc vào cán cân thanh toán tổng thể thặng dư, thì mục tiêu này là hoàn toàn có thể đạt được mà không gây nhiều áp lực lên dự trữ ngoại hối. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế có chừng mực, qua đó giảm tăng trưởng nhập khẩu, sẽ giúp đạt được mục tiêu này.
Đáng chú ý, trong bài viết vừa công bố, Trưởng đại diện IMF nhấn mạnh đến một vấn đề khác có liên quan, với quan điểm “cần phải tuyệt đối tránh sử dụng dự trữ ngoại hối để tài trợ cho đầu tư công”.
“Việc Ngân hàng Nhà nước không sẵn sàng đối với đề xuất này là có cơ sở vững chắc. Việt Nam vẫn cần tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối để đảm bảo có vị thế vững chắc sẵn sàng ứng phó với các cú sốc từ bên ngoài”, ông Sanjay Kalra nhấn mạnh thêm, khi mới đây Chính phủ có đề xuất nghiên cứu cơ chế dự trự ngoại hối cho ngân sách vay.
Cũng theo góc nhìn của chuyên gia IMF, việc sáp nhập một số ngân hàng đã diễn ra, hay đã được lên kế hoạch thực hiện trong năm 2015, giúp giảm gánh nặng quản lý hành chính đối với Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, trong khi việc sáp nhập các ngân hàng yếu kém giúp giải quyết các vấn đề trước mắt, Chính phủ vẫn cần có một chiến lược toàn diện cụ thể và rõ ràng để tái cơ cấu ngân hàng.
Những kế hoạch này cần dựa trên kết quả thanh tra tại chỗ kỹ lưỡng, qua đó cho thấy mức độ nợ xấu thực sự và nhu cầu cấp vốn bổ sung của ngân hàng. Các kế hoạch này cần phân biệt rõ ngân hàng mất khả năng thanh toán và ngân hàng mất khả năng thanh khoản, buộc các cổ đông hiện tại phải gánh chịu tổn thất trước khi được bơm vốn mới, và xử lý nợ xấu.
“Sáng kiến của Ngân hàng Nhà nước mua lại hai ngân hàng yếu kém vừa qua theo ông Sanjay Kalra là đáng hoan nghênh. Nhưng đây chỉ nên là bước đi đầu tiên hướng đến khuôn khổ phù hợp về thanh lý và phá sản ngân hàng, thông qua đó nguyên tắc kỷ luật thị trường được tăng cường đối với cả cổ đông và người gửi tiền.
Theo Trưởng đại diện IMF, cần phải có nguồn tiền từ ngân sách cho chi phí cấp vốn bổ sung cho ngân hàng (và tái cơ cấu và cải cách doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả giải quyết hậu quả của lao động dư thừa có thể phát sinh). Kinh nghiệm quốc tế cho thấy cải cách ngân hàng thường liên quan đến các nghĩa vụ nợ dự phòng đáng kể mà cuối cùng ngân sách cũng phải gánh chịu. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp các ngân hàng thương mại nhà nước.
Ông Sanjay Kalra cũng đề cập đến một mối quan hệ có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các ngân hàng thương mại. Đó là một tỷ lệ đáng kể dư nợ của khu vực ngân hàng là cho các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, vấn đề của hệ thống ngân hàng không thể giải quyết được nếu không giải quyết các vấn đề của khách hàng vay ngân hàng. Do vậy, cải cách các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhà nước có ý nghĩa quan trọng.
“Bước đi đầu tiên là phải công bố ra công chúng tình trạng tài chính thực của các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả bảng cân đối tài sản và báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tình trạng vay nợ hệ thống ngân hàng. Các doanh nghiệp này sử dụng tiền từ nguồn lực công để hoạt động, do vậy công chúng cần được thông báo về hoạt động của họ”, đại diện IMF khuyến nghị.
Và một khi tình trạng tài chính thực sự của các doanh nghiệp này được công bố, có thể tiến hành các biện pháp nhằm cải thiện hoạt động và cơ cấu quản trị của doanh nghiệp. Các kế hoạch này cần được xây dựng và thực hiện theo lộ trình thời gian cụ thể.