Tỷ giá USD/VND có biểu hiện căng thẳng
Căng thẳng biểu hiện khi giá bán USD áp trần và chênh giá mua vào co hẹp lại
Cuối chiều 24/11, giá USD trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại khác nhau, có chênh lệch đáng kể, nhưng cùng có biểu hiện căng thẳng nhất định.
Cụ thể, tại các ngân hàng thương mại cổ phần như Eximbank, giá USD bán ra giữ ở mức trần biên độ cho phép với 22.795 VND, giá mua vào chuyển khoản lên 22.730 VND và chỉ cách giá bán 65 VND.
Chênh lệch giá mua vào so với bán ra co hẹp lại, giá bán áp trần biên độ cho phép, phản ánh một phần căng thẳng nhất định trên thị trường.
Tuy nhiên, cuối chiều nay, tại đầu mối có thị phần thanh toán xuất nhập khẩu và quy mô kinh doanh ngoại tệ hàng đầu trong hệ thống là Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), tỷ giá USD/VND lại có dấu hiệu hạ nhiệt, khi giá USD bán ra lùi về dưới trần 15 VND, ở mức 22.780 VND. Chênh lệch giá mua vào – bán ra tại đây đã được nới rộng lên 100 VND thay vì có biểu hiện dồn mua đầu giờ chiều khi co hẹp còn khoảng 60 VND.
Có những khác biệt về giá niêm yết vào cuối ngày, nhưng nhìn chung tỷ giá USD/VND tiếp tục có thêm một ngày biến động, với bước tăng khá mạnh và lần đầu tiên chạm trần kể từ sau khi có phản ứng với sự kiện Brexit ngày 24/6/2016.
Như diễn biến chủ đạo suốt đợt tăng trong hai tuần gần đây, trước hết vẫn là biểu hiện ở tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố. Ngày 24/11, tỷ giá trung tâm tăng mạnh trở lại với 13 VND, lên 22.131 VND. Bước tăng này tiếp tục phản ánh nhân tố tác động từ bên ngoài là đồng USD lên giá mạnh trở lại trên thị trường thế giới.
Cụ thể, ngày liền trước, chỉ số USD-Index có mức tăng khá mạnh với 0,65%, lên mức cao nhất trong hơn chục năm trở lại đây. Đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá mạnh, cũng như nhiều đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới và trong khu vực.
Tính chung từ đầu năm, đồng USD đã lên giá tới 3,11%, đồng Nhân dân tệ mất giới tới 6,58%. Trong khi tỷ giá trung tâm giữa VND với USD mới chỉ tăng hơn 1%, và tỷ giá USD/VND theo biểu niêm yết của các ngân hàng cũng tăng khoảng 1% so với cuối 2015 đầu 2016. Tuy nhiên, mức tăng của tỷ giá USD/VND theo biểu niêm yết của các ngân hàng là khá mạnh với khoảng 2% trong vòng một tháng trở lại đây.
Như trên, tác động từ diễn biến của các đồng tiền chủ chốt trên thế giới và trong khu vực là nguyên nhân chính của đợt biến động này. Đáng chú ý là nó chưa dừng lại. Vì thời điểm này, tình huống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất vào trung tuần tháng 12 tới được giới phân tích đặt ra với khả năng cao, và hơn nữa, còn có kỳ vọng có thể sẽ tăng tiếp trong nửa đầu 2017.
Cụ thể, tại các ngân hàng thương mại cổ phần như Eximbank, giá USD bán ra giữ ở mức trần biên độ cho phép với 22.795 VND, giá mua vào chuyển khoản lên 22.730 VND và chỉ cách giá bán 65 VND.
Chênh lệch giá mua vào so với bán ra co hẹp lại, giá bán áp trần biên độ cho phép, phản ánh một phần căng thẳng nhất định trên thị trường.
Tuy nhiên, cuối chiều nay, tại đầu mối có thị phần thanh toán xuất nhập khẩu và quy mô kinh doanh ngoại tệ hàng đầu trong hệ thống là Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), tỷ giá USD/VND lại có dấu hiệu hạ nhiệt, khi giá USD bán ra lùi về dưới trần 15 VND, ở mức 22.780 VND. Chênh lệch giá mua vào – bán ra tại đây đã được nới rộng lên 100 VND thay vì có biểu hiện dồn mua đầu giờ chiều khi co hẹp còn khoảng 60 VND.
Có những khác biệt về giá niêm yết vào cuối ngày, nhưng nhìn chung tỷ giá USD/VND tiếp tục có thêm một ngày biến động, với bước tăng khá mạnh và lần đầu tiên chạm trần kể từ sau khi có phản ứng với sự kiện Brexit ngày 24/6/2016.
Như diễn biến chủ đạo suốt đợt tăng trong hai tuần gần đây, trước hết vẫn là biểu hiện ở tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố. Ngày 24/11, tỷ giá trung tâm tăng mạnh trở lại với 13 VND, lên 22.131 VND. Bước tăng này tiếp tục phản ánh nhân tố tác động từ bên ngoài là đồng USD lên giá mạnh trở lại trên thị trường thế giới.
Cụ thể, ngày liền trước, chỉ số USD-Index có mức tăng khá mạnh với 0,65%, lên mức cao nhất trong hơn chục năm trở lại đây. Đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá mạnh, cũng như nhiều đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới và trong khu vực.
Tính chung từ đầu năm, đồng USD đã lên giá tới 3,11%, đồng Nhân dân tệ mất giới tới 6,58%. Trong khi tỷ giá trung tâm giữa VND với USD mới chỉ tăng hơn 1%, và tỷ giá USD/VND theo biểu niêm yết của các ngân hàng cũng tăng khoảng 1% so với cuối 2015 đầu 2016. Tuy nhiên, mức tăng của tỷ giá USD/VND theo biểu niêm yết của các ngân hàng là khá mạnh với khoảng 2% trong vòng một tháng trở lại đây.
Như trên, tác động từ diễn biến của các đồng tiền chủ chốt trên thế giới và trong khu vực là nguyên nhân chính của đợt biến động này. Đáng chú ý là nó chưa dừng lại. Vì thời điểm này, tình huống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất vào trung tuần tháng 12 tới được giới phân tích đặt ra với khả năng cao, và hơn nữa, còn có kỳ vọng có thể sẽ tăng tiếp trong nửa đầu 2017.