Tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ ổn định đến cuối năm
BIDV vừa đưa ra báo cáo dự báo tỷ giá 6 tháng cuối 2015 với biến động trong biên độ 21.800 - 21.890 VND/USD
Nhóm nghiên cứu thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa đưa ra báo cáo dự báo tỷ giá 6 tháng cuối 2015 với biến động trong biên độ 21.800 - 21.890 VND/USD, trong khi tỷ giá cập nhật hiện tại là 21.840 VND/USD.
Theo báo cáo này, trong 6 tháng đầu 2015, mặc dù thị trường ngoại hối được hỗ trợ theo hướng ổn định nhờ vào các yếu tố dài hạn như: thông điệp nhất quán của Ngân hàng Nhà nước, thặng dư cán cân thanh toán tổng thể với mức 2 - 3 tỷ USD; CPI tăng thấp nhưng các yếu tố ngắn hạn lại gây nhiễu, tạo sóng lên sự ổn định của thị trường.
Giằng co và đạt đỉnh 21.890 VND/USD
Vì vậy, trong tháng 5/2015, điểm nhấn quan trọng là Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện một tổ hợp giải pháp nhằm cân đối 2 mục tiêu lãi suất và tỷ giá. Đó là, điều chỉnh tỷ giá ở mức +/-1%, tăng mạnh lãi suất trúng thầu tín phiếu, bán ngoại tệ can thiệp, đưa thông điệp trấn an ra thị trường.
Nhờ đó, Ngân hàng Nhà nước đã đẩy lùi tâm lý bất an, tiếp tục khơi thông các dòng chảy ngoại tệ, góp phần đưa trạng thái cân đối cung cầu về mức ổn định mà bằng chứng dễ nhận thấy là các ngân hàng tiếp tục duy trì trạng thái ngoại tệ âm.
Tuy nhiên, Nhóm nghiên cứu cho rằng, trong quý 3/2015, thị trường ngoại hối dự báo khá ổn định nhưng bước sang quý 4/2015, sẽ xuất hiện những đợt biến động mạnh; tỷ giá duy trì mức cao, diễn biến giằng co và dao động trong khoảng 21.800 - 21.890 VND/USD.
Sở dĩ như vậy là xuất phát từ một số lý do sau mà đầu tiên là cán cân thương mại có thể chuyển biến theo chiều hướng xấu. Theo đó, do biến động của khu vực châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN...), châu Âu (nợ công Hy Lạp), dẫn đến đà phục hồi của kinh tế thế giới yếu; làm cho xuất khẩu của Việt Nam không đạt như kỳ vọng.
Song song, khi kinh tế trong nước phục hồi, cầu ngoại tệ nhập khẩu tăng và dồn áp lực lên cán cân thương mại với mức thâm hụt tới 1 tỷ USD/tháng.
Thứ hai, rất nhiều khả năng, Ngân hàng Nhà nước dừng gia hạn thông tư 43/TT-NHNN quy định về cho vay ngoại tệ trong năm 2016, sẽ tạo áp lực lên nhu cầu ngoại tệ để tất toán bớt các hợp đồng tín dụng ngoại tệ vào cuối năm.
Điều này dễ hiểu vì lãi suất tiền vay VND đã được điều chỉnh giảm mạnh ở mức phù hợp với các DN và các lĩnh vực ưu tiên. Chưa kể, Ngân hàng Nhà nước vẫn cho thấy sự kiên định đối với kế hoạch giảm dần tình trạng đô la hóa nền kinh tế.
Thứ ba, một yếu tố quan trọng là vào cuối năm 2015, có thể FED điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản. Từ đó, đồng USD sẽ mạnh thêm với các ngoại tệ chủ chốt và tạo sức ép lớn lên tỷ giá.
Thứ tư, với những áp lực này, tâm lý thận trọng sẽ xâm nhập vào thị trường, gia tăng tình trạng găm giữ ngoại tệ và tạo ra sự biến động trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng.
Giữ mục tiêu điều hành
Tại hội nghị sơ kết toàn ngành 6 tháng đầu năm 2015, ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng có những nhìn nhận tương đồng với quan điểm mà Nhóm nghiên cứu BIDV đưa ra mới đây.
Theo ông Bình, 6 tháng cuối năm, tỷ giá xuất hiện một số áp lực từ mức độ xuất siêu trong 2015 sẽ không duy trì được như các năm trước. Do đó, dự báo cả năm thặng dư cán cân thanh toán tổng thể chỉ ở mức 3 - 5 tỷ USD.
Ông Bình phân tích thêm, nửa cuối năm 2015, ngoài yếu tố nhập siêu, thâm hụt cán cân thương mại thì các yếu tố kinh tế thế giới, đặc biệt là sự hồi phục rõ nét của kinh tế Mỹ trong quý 1/2015 đã tạo ra sự tăng giá của đồng USD trong thời điểm này.
Dù vậy, theo ông, có thể kinh tế Mỹ chưa hoàn toàn một màu hồng như nhiều đoán định hồi đầu năm, thế nên, rất ít khả năng FED sẽ tăng lãi suất USD vào cuối năm nay.
Trong khi đó, khu vực đồng tiền chung châu Âu còn ngập trong khó khăn, dẫn tới đồng EUR tiếp tục giảm giá. Trong điều kiện hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có độ mở khá rộng thì đó là những yếu tố khó lường đến việc ổn định tỷ giá, buộc phải có những tính toán, bước đi và kịch bản từ trước.
“Về mục tiêu cơ bản và mục tiêu đầu tiên của dự trữ ngoại hối là hỗ trợ vị thế đối ngoại của VND hay nói cách khác là giữ tỷ giá ổn định. Với lượng dự trữ ngoại tệ như vậy và lượng tiền đồng đang lưu thông được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ, không thừa, không thiếu; trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp ngoại tệ trên thị trường để kiểm soát tỷ giá ở mức hợp lý”, ông Bình khẳng định.
Ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc VietinBank nói: “Các mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đề ra từ đầu năm, cùng với dự báo diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước và trên thế giới, có cơ sở để thấy rằng, các mục tiêu này hoàn toàn có thể thực hiện được, nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước”.
Có một điểm đáng lưu ý là Nhóm nghiên cứu BIDV dự báo tỷ giá sẽ đạt mức đỉnh 21.890 VND/USD vào quý 4/2015 thì đó cũng là tỷ giá trần mà Ngân hàng Nhà nước đã cho phép ở đợt điều chỉnh 7/5/2015.
Nói cách khác, dự báo của Nhóm nghiên cứu đã không khác biệt với định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
Rất có thể, cùng với thông điệp trấn an thị trường của Ngân hàng Nhà nước thì kết quả của Nhóm nghiên cứu BIDV như một sự hưởng ứng cần thiết nhằm thực hiện cho bằng được những thông điệp đã đưa ra, ít nhất là trong năm 2015.
Theo báo cáo này, trong 6 tháng đầu 2015, mặc dù thị trường ngoại hối được hỗ trợ theo hướng ổn định nhờ vào các yếu tố dài hạn như: thông điệp nhất quán của Ngân hàng Nhà nước, thặng dư cán cân thanh toán tổng thể với mức 2 - 3 tỷ USD; CPI tăng thấp nhưng các yếu tố ngắn hạn lại gây nhiễu, tạo sóng lên sự ổn định của thị trường.
Giằng co và đạt đỉnh 21.890 VND/USD
Vì vậy, trong tháng 5/2015, điểm nhấn quan trọng là Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện một tổ hợp giải pháp nhằm cân đối 2 mục tiêu lãi suất và tỷ giá. Đó là, điều chỉnh tỷ giá ở mức +/-1%, tăng mạnh lãi suất trúng thầu tín phiếu, bán ngoại tệ can thiệp, đưa thông điệp trấn an ra thị trường.
Nhờ đó, Ngân hàng Nhà nước đã đẩy lùi tâm lý bất an, tiếp tục khơi thông các dòng chảy ngoại tệ, góp phần đưa trạng thái cân đối cung cầu về mức ổn định mà bằng chứng dễ nhận thấy là các ngân hàng tiếp tục duy trì trạng thái ngoại tệ âm.
Tuy nhiên, Nhóm nghiên cứu cho rằng, trong quý 3/2015, thị trường ngoại hối dự báo khá ổn định nhưng bước sang quý 4/2015, sẽ xuất hiện những đợt biến động mạnh; tỷ giá duy trì mức cao, diễn biến giằng co và dao động trong khoảng 21.800 - 21.890 VND/USD.
Sở dĩ như vậy là xuất phát từ một số lý do sau mà đầu tiên là cán cân thương mại có thể chuyển biến theo chiều hướng xấu. Theo đó, do biến động của khu vực châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN...), châu Âu (nợ công Hy Lạp), dẫn đến đà phục hồi của kinh tế thế giới yếu; làm cho xuất khẩu của Việt Nam không đạt như kỳ vọng.
Song song, khi kinh tế trong nước phục hồi, cầu ngoại tệ nhập khẩu tăng và dồn áp lực lên cán cân thương mại với mức thâm hụt tới 1 tỷ USD/tháng.
Thứ hai, rất nhiều khả năng, Ngân hàng Nhà nước dừng gia hạn thông tư 43/TT-NHNN quy định về cho vay ngoại tệ trong năm 2016, sẽ tạo áp lực lên nhu cầu ngoại tệ để tất toán bớt các hợp đồng tín dụng ngoại tệ vào cuối năm.
Điều này dễ hiểu vì lãi suất tiền vay VND đã được điều chỉnh giảm mạnh ở mức phù hợp với các DN và các lĩnh vực ưu tiên. Chưa kể, Ngân hàng Nhà nước vẫn cho thấy sự kiên định đối với kế hoạch giảm dần tình trạng đô la hóa nền kinh tế.
Thứ ba, một yếu tố quan trọng là vào cuối năm 2015, có thể FED điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản. Từ đó, đồng USD sẽ mạnh thêm với các ngoại tệ chủ chốt và tạo sức ép lớn lên tỷ giá.
Thứ tư, với những áp lực này, tâm lý thận trọng sẽ xâm nhập vào thị trường, gia tăng tình trạng găm giữ ngoại tệ và tạo ra sự biến động trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng.
Giữ mục tiêu điều hành
Tại hội nghị sơ kết toàn ngành 6 tháng đầu năm 2015, ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng có những nhìn nhận tương đồng với quan điểm mà Nhóm nghiên cứu BIDV đưa ra mới đây.
Theo ông Bình, 6 tháng cuối năm, tỷ giá xuất hiện một số áp lực từ mức độ xuất siêu trong 2015 sẽ không duy trì được như các năm trước. Do đó, dự báo cả năm thặng dư cán cân thanh toán tổng thể chỉ ở mức 3 - 5 tỷ USD.
Ông Bình phân tích thêm, nửa cuối năm 2015, ngoài yếu tố nhập siêu, thâm hụt cán cân thương mại thì các yếu tố kinh tế thế giới, đặc biệt là sự hồi phục rõ nét của kinh tế Mỹ trong quý 1/2015 đã tạo ra sự tăng giá của đồng USD trong thời điểm này.
Dù vậy, theo ông, có thể kinh tế Mỹ chưa hoàn toàn một màu hồng như nhiều đoán định hồi đầu năm, thế nên, rất ít khả năng FED sẽ tăng lãi suất USD vào cuối năm nay.
Trong khi đó, khu vực đồng tiền chung châu Âu còn ngập trong khó khăn, dẫn tới đồng EUR tiếp tục giảm giá. Trong điều kiện hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có độ mở khá rộng thì đó là những yếu tố khó lường đến việc ổn định tỷ giá, buộc phải có những tính toán, bước đi và kịch bản từ trước.
“Về mục tiêu cơ bản và mục tiêu đầu tiên của dự trữ ngoại hối là hỗ trợ vị thế đối ngoại của VND hay nói cách khác là giữ tỷ giá ổn định. Với lượng dự trữ ngoại tệ như vậy và lượng tiền đồng đang lưu thông được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ, không thừa, không thiếu; trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp ngoại tệ trên thị trường để kiểm soát tỷ giá ở mức hợp lý”, ông Bình khẳng định.
Ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc VietinBank nói: “Các mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đề ra từ đầu năm, cùng với dự báo diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước và trên thế giới, có cơ sở để thấy rằng, các mục tiêu này hoàn toàn có thể thực hiện được, nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước”.
Có một điểm đáng lưu ý là Nhóm nghiên cứu BIDV dự báo tỷ giá sẽ đạt mức đỉnh 21.890 VND/USD vào quý 4/2015 thì đó cũng là tỷ giá trần mà Ngân hàng Nhà nước đã cho phép ở đợt điều chỉnh 7/5/2015.
Nói cách khác, dự báo của Nhóm nghiên cứu đã không khác biệt với định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
Rất có thể, cùng với thông điệp trấn an thị trường của Ngân hàng Nhà nước thì kết quả của Nhóm nghiên cứu BIDV như một sự hưởng ứng cần thiết nhằm thực hiện cho bằng được những thông điệp đã đưa ra, ít nhất là trong năm 2015.