Tỷ giá USD/VND, khi linh hoạt là có hạn
Không biến động quá lớn, nhưng diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2016 lại đáng chú ý nhất trong nhiều năm qua
Cách đây đúng một tháng, sau khi VnEconomy phản ánh thông điệp từ lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước, nói về tình huống tỷ giá USD/VND có thể có tình huống đảo chiều.
Ngay sau thông tin trên, một chuyên gia phản ứng bên lề với người viết, cho rằng việc nêu tình huống trên là sự cảnh báo quá mức, trong khi phía trước còn tiềm ẩn nhiều áp lực.
“Không thể chủ quan. Hãy nhìn xem, ông Trump (người vừa đắc cử Tổng thống Mỹ - PV) nói và làm đấy. Ông ta nói sẽ buộc Apple đưa hoạt động sản xuất iPhone về Mỹ đấy. Đâu có đùa. Hãy nhìn triển vọng lãi suất và giá đồng USD xem. Nó lên, vốn đầu tư nước ngoài có thể rút về, kiều hối giảm… Nên khoan vội nói trước điều gì lúc này”, chuyên gia trên nói.
Nhiệm vụ cố định?
Nhưng ở phía Ngân hàng Nhà nước, dù phía trước tiềm ẩn nhiều áp lực, nhưng ổn định tỷ giá, cho đến nay, vẫn như một nhiệm vụ cố định.
Là một đầu mối tham vấn, nhưng nhiệm vụ trên đã nằm ngoài mong muốn chủ quan của nhà điều hành chính sách tiền tệ. Rất nhiều lần trong năm, Chính phủ luôn nhấn mạnh yêu cầu giữ ổn định tỷ giá, ngay cả trong năm tới.
Ổn định tỷ giá cũng gắn trực tiếp với một trách nhiệm khác của Ngân hàng Nhà nước: kiểm soát lạm phát ở mục tiêu Quốc hội và Chính phủ giao. Tỷ giá tăng quá mức, giá hàng hoá và nguyên liệu nhập khẩu đầu vào càng kích lên, điển hình như nỗ lực ghìm giá xăng dầu đến sát nút tháng 12/2016…
Có nhiều vấn đề và cân đối khác xoay quanh nhiệm vụ phải ổn định được tỷ giá đó. Trong đó, có một cân đối rất nóng.
Trước diễn biến của tỷ giá USD/VND vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank có lưu ý trong một bản tin gần đây: một tác động nữa còn ít được thảo luận đến là tác động của việc USD tăng giá lên nợ vay nước ngoài bằng đồng USD của Chính phủ lẫn doanh nghiệp Việt Nam.
Cụ thể hơn, theo nhận định trên, tình hình đặc biệt trở nên khó khăn khi 43% nợ công của Việt Nam tính đến 31/12/2015 là nợ nước ngoài, trong đó 44% là nợ bằng đồng USD.
“Nghiêm trọng hơn, khi nợ công đến cuối 2015 đã ở mức 62,2% GDP và dự báo sẽ tăng lên mức 64,98% GDP năm 2016, 64,8% năm 2017 (với giả thiết tăng trưởng GDP đạt mục tiêu dự tính), áp sát ngưỡng 65% giới hạn của Quốc hội đề ra cho giai đoạn 2016-2020. Vì vậy, nhiệm vụ hóa giải áp lực tỷ giá cho năm 2017 và tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước sẽ trở nên hết sức thách thức”, bản tin trên đưa ra phân tích.
Nói cách khác, suốt năm 2016, việc Ngân hàng Nhà nước quyết liệt giữ ổn định tỷ giá USD/VND còn góp phần hãm nợ công trước giới hạn nóng đó.
Linh hoạt không vô hạn
2016, về cơ bản tỷ giá USD/VND ổn định. Hầu hết các dự báo đưa ra đầu năm, tăng 4-5%, đều trượt. Tính đến 24/12/2016, tỷ giá trung tâm chỉ tăng 1,18% so với đầu năm; tỷ giá trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại cũng chỉ tăng khoảng 1,15%.
Tuy nhiên, biên độ các sóng trong năm, như trong tháng 11 và 12 so với trước đó, là khá mạnh. Điều này phản ánh thực tế cả nhà điều hành và doanh nghiệp phải chung sống, vì cơ chế đã định: biên độ +/-3% là khoảng môi trường tạo những biến động lớn.
Trong môi trường đó, Ngân hàng Nhà nước đã rất linh hoạt vận dụng nhiều cơ chế để ứng xử, theo mục tiêu ổn định. Năm 2016, dù về cơ bản không biến động lớn, nhưng lại là năm đáng chú ý nhất trong nhiều năm trở lại đây về sự linh hoạt của cơ chế điều hành.
Nhiều năm trước, nhìn trực diện vào cơ chế tỷ giá, nhà điều hành chủ yếu sử dụng trực tiếp công cụ lãi suất, nới hoặc co biên độ, cả mệnh lệnh hành chính, và cuối cùng thì xuất ngoại tệ ra bán.
2016, bắt nguồn từ trong năm 2015, đã có những cơ chế linh hoạt hơn. Hay nói cách khác, Ngân hàng Nhà nước đã vận dụng chính sách, kỹ thuật linh hoạt hơn.
Trước hết, phải nhìn lại một điểm xuất phát từ tháng 10/2015, Ngân hàng Nhà nước đã có điều chỉnh kỹ thuật quan trọng, một ứng xử linh hoạt điển hình, là chuyển các nhu cầu mua ngoại tệ thực về đúng thời điểm cần, qua giao dịch kỳ hạn (Thông tư 15). Tức là, doanh nghiệp cần ngoại tệ mà thời điểm thanh toán sau 3 ngày đều phải mua kỳ hạn, tránh cầu ngoại tệ trong tương lai dồn mua cùng lúc mà bức bách tỷ giá.
Điểm xuất phát tiếp theo là cơ chế tỷ giá trung tâm, bắt đầu áp dụng ngày 4/1/2016. Cơ chế này khiến tỷ giá linh hoạt hơn hàng ngày. Quan trọng hơn, nó loại trừ nhất định “những điểm hẹn nhảy cóc” phá giá thường thấy những năm trước, thị trường khó đoán và hoá giải nhất định tâm lý kỳ vọng chung.
Tiếp đến, nhà điều hành cũng đã linh hoạt tạo ra cơ chế can thiệp bằng giao dịch kỳ hạn. Tức là, khi thị trường có biểu hiện găm giữ, các ngân hàng thương mại lo lắng và phòng thủ ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ bán ngoại tệ kỳ hạn, như một sự cam kết tạo nguồn trong tương lai xác định, với mức giá xác định để tạo chỗ dựa cho thị trường. Điều này đã bắt đầu được thực hiện để định hướng đầu năm 2016, đúng hơn là vào ngày 31/12/2015.
Một sự linh hoạt nữa, chưa ra đời trong 2016 nhưng đã từng có ý tưởng đề cập đến: giả dụ, các ngân hàng thương mại có hiện tượng găm giữ ngoại tệ với trạng thái dương cao, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ dùng cơ chế tăng dự trữ bắt buộc. Tức là, nếu anh găm giữ ngoại tệ nhiều, trạng thái ngoại tệ cao thì phải chịu tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao tương ứng. Qua đó, đánh trực tiếp vào chi phí vốn của hoạt động găm giữ, để kích thích cung ngoại tệ ra thị trường.
Dù ý tưởng trên không hiện thực, không ra đời trong năm 2016, nhưng nó cho thấy nhà điều vẫn có thể vận dụng cơ chế, kỹ thuật linh hoạt các hướng để ứng xử trong điều hành tỷ giá.
Tuy nhiên, sự linh hoạt là có giới hạn, sức sáng tạo trong vận dụng cơ chế, chính sách vẫn phải gắn với các cơ sở điều kiện thực tế. Trong khi, môi trường tỷ giá, đặc biệt là từ bên ngoài, với nhiều biến động và tác động khó lường trên thị trường thế giới, việc thực hiện “nhiệm vụ cố định” về ổn định tỷ giá đối với Ngân hàng Nhà nước năm 2017 sẽ nhiều thử thách.
Dù sao, các cơ chế đã định cùng những linh hoạt vận dụng nói trên đã tạo được một bộ khung cơ bản và cần thiết cho việc điều hành. Và trong những tình huống nhất định, chỗ dựa còn lại là dự trữ ngoại hối.
Còn ở tình huống khác, nếu nhiệm vụ ổn định tỷ giá có linh hoạt và điều chỉnh, chấp nhận biến động lớn, phá giá VND mạnh, thì việc điều hành riêng về tỷ giá năm tới có thể bớt áp lực hơn. Nhưng tình huống này rất khó xẩy ra, theo định hướng Chính phủ đã định và Ngân hàng Nhà nước là đầu mối phải thực hiện.
Trong khi đó, ổn định tỷ giá và chấp nhận mức độ phá giá VND lớn hơn vẫn là những quan điểm khác nhau trong tranh luận của các chuyên gia nhiều năm qua.
Ngay sau thông tin trên, một chuyên gia phản ứng bên lề với người viết, cho rằng việc nêu tình huống trên là sự cảnh báo quá mức, trong khi phía trước còn tiềm ẩn nhiều áp lực.
“Không thể chủ quan. Hãy nhìn xem, ông Trump (người vừa đắc cử Tổng thống Mỹ - PV) nói và làm đấy. Ông ta nói sẽ buộc Apple đưa hoạt động sản xuất iPhone về Mỹ đấy. Đâu có đùa. Hãy nhìn triển vọng lãi suất và giá đồng USD xem. Nó lên, vốn đầu tư nước ngoài có thể rút về, kiều hối giảm… Nên khoan vội nói trước điều gì lúc này”, chuyên gia trên nói.
Nhiệm vụ cố định?
Nhưng ở phía Ngân hàng Nhà nước, dù phía trước tiềm ẩn nhiều áp lực, nhưng ổn định tỷ giá, cho đến nay, vẫn như một nhiệm vụ cố định.
Là một đầu mối tham vấn, nhưng nhiệm vụ trên đã nằm ngoài mong muốn chủ quan của nhà điều hành chính sách tiền tệ. Rất nhiều lần trong năm, Chính phủ luôn nhấn mạnh yêu cầu giữ ổn định tỷ giá, ngay cả trong năm tới.
Ổn định tỷ giá cũng gắn trực tiếp với một trách nhiệm khác của Ngân hàng Nhà nước: kiểm soát lạm phát ở mục tiêu Quốc hội và Chính phủ giao. Tỷ giá tăng quá mức, giá hàng hoá và nguyên liệu nhập khẩu đầu vào càng kích lên, điển hình như nỗ lực ghìm giá xăng dầu đến sát nút tháng 12/2016…
Có nhiều vấn đề và cân đối khác xoay quanh nhiệm vụ phải ổn định được tỷ giá đó. Trong đó, có một cân đối rất nóng.
Trước diễn biến của tỷ giá USD/VND vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank có lưu ý trong một bản tin gần đây: một tác động nữa còn ít được thảo luận đến là tác động của việc USD tăng giá lên nợ vay nước ngoài bằng đồng USD của Chính phủ lẫn doanh nghiệp Việt Nam.
Cụ thể hơn, theo nhận định trên, tình hình đặc biệt trở nên khó khăn khi 43% nợ công của Việt Nam tính đến 31/12/2015 là nợ nước ngoài, trong đó 44% là nợ bằng đồng USD.
“Nghiêm trọng hơn, khi nợ công đến cuối 2015 đã ở mức 62,2% GDP và dự báo sẽ tăng lên mức 64,98% GDP năm 2016, 64,8% năm 2017 (với giả thiết tăng trưởng GDP đạt mục tiêu dự tính), áp sát ngưỡng 65% giới hạn của Quốc hội đề ra cho giai đoạn 2016-2020. Vì vậy, nhiệm vụ hóa giải áp lực tỷ giá cho năm 2017 và tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước sẽ trở nên hết sức thách thức”, bản tin trên đưa ra phân tích.
Nói cách khác, suốt năm 2016, việc Ngân hàng Nhà nước quyết liệt giữ ổn định tỷ giá USD/VND còn góp phần hãm nợ công trước giới hạn nóng đó.
Linh hoạt không vô hạn
2016, về cơ bản tỷ giá USD/VND ổn định. Hầu hết các dự báo đưa ra đầu năm, tăng 4-5%, đều trượt. Tính đến 24/12/2016, tỷ giá trung tâm chỉ tăng 1,18% so với đầu năm; tỷ giá trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại cũng chỉ tăng khoảng 1,15%.
Tuy nhiên, biên độ các sóng trong năm, như trong tháng 11 và 12 so với trước đó, là khá mạnh. Điều này phản ánh thực tế cả nhà điều hành và doanh nghiệp phải chung sống, vì cơ chế đã định: biên độ +/-3% là khoảng môi trường tạo những biến động lớn.
Trong môi trường đó, Ngân hàng Nhà nước đã rất linh hoạt vận dụng nhiều cơ chế để ứng xử, theo mục tiêu ổn định. Năm 2016, dù về cơ bản không biến động lớn, nhưng lại là năm đáng chú ý nhất trong nhiều năm trở lại đây về sự linh hoạt của cơ chế điều hành.
Nhiều năm trước, nhìn trực diện vào cơ chế tỷ giá, nhà điều hành chủ yếu sử dụng trực tiếp công cụ lãi suất, nới hoặc co biên độ, cả mệnh lệnh hành chính, và cuối cùng thì xuất ngoại tệ ra bán.
2016, bắt nguồn từ trong năm 2015, đã có những cơ chế linh hoạt hơn. Hay nói cách khác, Ngân hàng Nhà nước đã vận dụng chính sách, kỹ thuật linh hoạt hơn.
Trước hết, phải nhìn lại một điểm xuất phát từ tháng 10/2015, Ngân hàng Nhà nước đã có điều chỉnh kỹ thuật quan trọng, một ứng xử linh hoạt điển hình, là chuyển các nhu cầu mua ngoại tệ thực về đúng thời điểm cần, qua giao dịch kỳ hạn (Thông tư 15). Tức là, doanh nghiệp cần ngoại tệ mà thời điểm thanh toán sau 3 ngày đều phải mua kỳ hạn, tránh cầu ngoại tệ trong tương lai dồn mua cùng lúc mà bức bách tỷ giá.
Điểm xuất phát tiếp theo là cơ chế tỷ giá trung tâm, bắt đầu áp dụng ngày 4/1/2016. Cơ chế này khiến tỷ giá linh hoạt hơn hàng ngày. Quan trọng hơn, nó loại trừ nhất định “những điểm hẹn nhảy cóc” phá giá thường thấy những năm trước, thị trường khó đoán và hoá giải nhất định tâm lý kỳ vọng chung.
Tiếp đến, nhà điều hành cũng đã linh hoạt tạo ra cơ chế can thiệp bằng giao dịch kỳ hạn. Tức là, khi thị trường có biểu hiện găm giữ, các ngân hàng thương mại lo lắng và phòng thủ ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ bán ngoại tệ kỳ hạn, như một sự cam kết tạo nguồn trong tương lai xác định, với mức giá xác định để tạo chỗ dựa cho thị trường. Điều này đã bắt đầu được thực hiện để định hướng đầu năm 2016, đúng hơn là vào ngày 31/12/2015.
Một sự linh hoạt nữa, chưa ra đời trong 2016 nhưng đã từng có ý tưởng đề cập đến: giả dụ, các ngân hàng thương mại có hiện tượng găm giữ ngoại tệ với trạng thái dương cao, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ dùng cơ chế tăng dự trữ bắt buộc. Tức là, nếu anh găm giữ ngoại tệ nhiều, trạng thái ngoại tệ cao thì phải chịu tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao tương ứng. Qua đó, đánh trực tiếp vào chi phí vốn của hoạt động găm giữ, để kích thích cung ngoại tệ ra thị trường.
Dù ý tưởng trên không hiện thực, không ra đời trong năm 2016, nhưng nó cho thấy nhà điều vẫn có thể vận dụng cơ chế, kỹ thuật linh hoạt các hướng để ứng xử trong điều hành tỷ giá.
Tuy nhiên, sự linh hoạt là có giới hạn, sức sáng tạo trong vận dụng cơ chế, chính sách vẫn phải gắn với các cơ sở điều kiện thực tế. Trong khi, môi trường tỷ giá, đặc biệt là từ bên ngoài, với nhiều biến động và tác động khó lường trên thị trường thế giới, việc thực hiện “nhiệm vụ cố định” về ổn định tỷ giá đối với Ngân hàng Nhà nước năm 2017 sẽ nhiều thử thách.
Dù sao, các cơ chế đã định cùng những linh hoạt vận dụng nói trên đã tạo được một bộ khung cơ bản và cần thiết cho việc điều hành. Và trong những tình huống nhất định, chỗ dựa còn lại là dự trữ ngoại hối.
Còn ở tình huống khác, nếu nhiệm vụ ổn định tỷ giá có linh hoạt và điều chỉnh, chấp nhận biến động lớn, phá giá VND mạnh, thì việc điều hành riêng về tỷ giá năm tới có thể bớt áp lực hơn. Nhưng tình huống này rất khó xẩy ra, theo định hướng Chính phủ đã định và Ngân hàng Nhà nước là đầu mối phải thực hiện.
Trong khi đó, ổn định tỷ giá và chấp nhận mức độ phá giá VND lớn hơn vẫn là những quan điểm khác nhau trong tranh luận của các chuyên gia nhiều năm qua.