USD/VND biến động và bàn tay của Ngân hàng Nhà nước
Diễn biến can thiệp của nhà điều hành đáng chú ý nhất tại Việt Nam sau khi FED tăng lãi suất
Ngày 15/12, sau khi có thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản đồng USD, tỷ giá USD/VND liên tiếp tăng nhanh. Và Ngân hàng Nhà nước đã chính thức can thiệp.
Đến cuối giờ sáng 16/12, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại đã tiến gần mức trần biên độ cho phép, phổ biến trong khoảng 22.775 - 22.790 VND.
Tuy nhiên, như từ đầu đợt biến động trong tháng 11 đến nay, cầu ngoại tệ vẫn chưa thực sự thể hiện sự căng thẳng, khi các ngân hàng vẫn áp giá USD mua vào thấp hơn giá bán khoảng 70-90 VND, thậm chí một số thành viên doãng rất rộng tới 120-130 VND để phòng rủi ro giá xuống.
Nhưng nhu cầu ngoại tệ cục bộ tăng lên đã thể hiện. Giá USD trên thị trường liên ngân hàng phản ánh điều này, như trong ngày 15/12 đã lên 22.750 VND và tiếp tục ở mức cao sáng nay.
Diễn biến trên cũng lần đầu tiên “thử” sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, với thông điệp sẵn sàng bán can thiệp, tạo cung hỗ trợ thị trường. Và hoạt động bán ra này đã chính thức được ghi nhận.
Nguồn tin của VnEconomy cho hay, lượng bán ra khá ít do thanh khoản thị trường vẫn tốt; quan trọng là Ngân hàng Nhà nước - người mua bán sau cùng - khẳng định thông điệp trước đó.
“Khi thị trường cần và nhìn về, Ngân hàng Nhà nước đã nói và thực hiện, bán ra đáp ứng. Điều đó giúp củng cố niềm tin trên thị trường về sự ổn định, vì đã có điểm hỗ trợ nếu cần cung”, nguồn tin trên nhìn nhận.
Đáng chú ý, định hướng tiếp tục giữ ổn định cũng gián tiếp được Ngân hàng Nhà nước đưa ra, sau khi đã có quyết định cuối cùng về lãi suất của FED. Cơ quan này vẫn nhất quán khi áp giá USD bán ra hỗ trợ thị trường thấp hơn mức trần đáng kể, như trong ngày 16/12 chỉ 22.758 VND trong khi mức trần là 22.808 VND.
Như nhìn nhận trên, sự nhất quán về định hướng giá bán (được thể hiện từ ngày 28/11 vừa qua), đến cụ thể hoá bán ra như định hướng giá đó, cho thấy nhà điều hành làm khớp với những gì đã nói. Mà phía sau điều này là niềm tin của thị trường.
Như ở bản tin VnEconomy vừa cập nhật sau quyết định lãi suất của FED, đại diện một thành viên trên thị trường, đến từ HSBC Việt Nam khuyến nghị rằng: “Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét tiếp tục hỗ trợ thanh khoản ngoại tệ, thông tin với thị trường khi có những tin tức quan trọng trên thị trường quốc tế và những ảnh hưởng của những tin tức này tới Việt Nam, truyền thông những biện pháp Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng để giảm thiểu biến động mạnh, giữ lãi suất đồng VND và thanh khoản ở mức hợp lý”.
Tuy nhiên, sau quyết định tăng lãi suất cơ bản ngày 14/12, giới quan sát đang trù tính FED có thể tăng thêm ba lần nữa trong năm 2017. Cùng đó, cảnh báo dòng vốn nóng tại các thị trường mới nổi sẽ đảo chiều, chảy về Mỹ với lãi suất hấp dẫn hơn.
Còn tại Việt Nam, chính sách trần lãi suất USD áp 0%/năm hiện nay là bất lợi trong so sánh trên. Và tình huống FED tiếp tục tăng thêm lãi suất trong năm tới có thể sẽ tạo thêm áp lực đối với tỷ giá USD/VND.
Đó cũng là áp lực đối với việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước, vì khung các mục tiêu xoay quanh tỷ giá USD/VND mà Quốc hội, Chính phủ đã giao cho năm tới rất chặt, đặc biệt về lãi suất và lạm phát.
Tình huống đặt ra là, nếu năm tới, nếu những yếu tố bên ngoài thể hiện và tác động mạnh mẽ, thì định hướng ổn định tỷ giá USD/VND và các mục tiêu, cân đối xoay quanh đó có được phép thay đổi hay không, một cách khách quan?
Đến cuối giờ sáng 16/12, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại đã tiến gần mức trần biên độ cho phép, phổ biến trong khoảng 22.775 - 22.790 VND.
Tuy nhiên, như từ đầu đợt biến động trong tháng 11 đến nay, cầu ngoại tệ vẫn chưa thực sự thể hiện sự căng thẳng, khi các ngân hàng vẫn áp giá USD mua vào thấp hơn giá bán khoảng 70-90 VND, thậm chí một số thành viên doãng rất rộng tới 120-130 VND để phòng rủi ro giá xuống.
Nhưng nhu cầu ngoại tệ cục bộ tăng lên đã thể hiện. Giá USD trên thị trường liên ngân hàng phản ánh điều này, như trong ngày 15/12 đã lên 22.750 VND và tiếp tục ở mức cao sáng nay.
Diễn biến trên cũng lần đầu tiên “thử” sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, với thông điệp sẵn sàng bán can thiệp, tạo cung hỗ trợ thị trường. Và hoạt động bán ra này đã chính thức được ghi nhận.
Nguồn tin của VnEconomy cho hay, lượng bán ra khá ít do thanh khoản thị trường vẫn tốt; quan trọng là Ngân hàng Nhà nước - người mua bán sau cùng - khẳng định thông điệp trước đó.
“Khi thị trường cần và nhìn về, Ngân hàng Nhà nước đã nói và thực hiện, bán ra đáp ứng. Điều đó giúp củng cố niềm tin trên thị trường về sự ổn định, vì đã có điểm hỗ trợ nếu cần cung”, nguồn tin trên nhìn nhận.
Đáng chú ý, định hướng tiếp tục giữ ổn định cũng gián tiếp được Ngân hàng Nhà nước đưa ra, sau khi đã có quyết định cuối cùng về lãi suất của FED. Cơ quan này vẫn nhất quán khi áp giá USD bán ra hỗ trợ thị trường thấp hơn mức trần đáng kể, như trong ngày 16/12 chỉ 22.758 VND trong khi mức trần là 22.808 VND.
Như nhìn nhận trên, sự nhất quán về định hướng giá bán (được thể hiện từ ngày 28/11 vừa qua), đến cụ thể hoá bán ra như định hướng giá đó, cho thấy nhà điều hành làm khớp với những gì đã nói. Mà phía sau điều này là niềm tin của thị trường.
Như ở bản tin VnEconomy vừa cập nhật sau quyết định lãi suất của FED, đại diện một thành viên trên thị trường, đến từ HSBC Việt Nam khuyến nghị rằng: “Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét tiếp tục hỗ trợ thanh khoản ngoại tệ, thông tin với thị trường khi có những tin tức quan trọng trên thị trường quốc tế và những ảnh hưởng của những tin tức này tới Việt Nam, truyền thông những biện pháp Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng để giảm thiểu biến động mạnh, giữ lãi suất đồng VND và thanh khoản ở mức hợp lý”.
Tuy nhiên, sau quyết định tăng lãi suất cơ bản ngày 14/12, giới quan sát đang trù tính FED có thể tăng thêm ba lần nữa trong năm 2017. Cùng đó, cảnh báo dòng vốn nóng tại các thị trường mới nổi sẽ đảo chiều, chảy về Mỹ với lãi suất hấp dẫn hơn.
Còn tại Việt Nam, chính sách trần lãi suất USD áp 0%/năm hiện nay là bất lợi trong so sánh trên. Và tình huống FED tiếp tục tăng thêm lãi suất trong năm tới có thể sẽ tạo thêm áp lực đối với tỷ giá USD/VND.
Đó cũng là áp lực đối với việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước, vì khung các mục tiêu xoay quanh tỷ giá USD/VND mà Quốc hội, Chính phủ đã giao cho năm tới rất chặt, đặc biệt về lãi suất và lạm phát.
Tình huống đặt ra là, nếu năm tới, nếu những yếu tố bên ngoài thể hiện và tác động mạnh mẽ, thì định hướng ổn định tỷ giá USD/VND và các mục tiêu, cân đối xoay quanh đó có được phép thay đổi hay không, một cách khách quan?