VIB được bảo lãnh bất động sản
Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, VIB đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép tham gia nghiệp vụ bảo lãnh bất động sản
Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ xin cấp phép lên Ngân hàng Nhà nước, VIB đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép tham gia nghiệp vụ bảo lãnh bất động sản.
Như vậy, cho đến nay đã có tổng cộng 36 ngân hàng được tham gia nghiệp vụ bảo lãnh bất động sản.
Trước đó, ngày 12/8/2015, Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách các ngân hàng được bảo lãnh bất động sản chỉ có 33 ngân hàng (gồm 24 ngân hàng trong nước và 9 ngân hàng nước ngoài), trong đó một số ngân hàng có hoạt động kinh doanh tốt trong đó có VIB chưa có tên trong danh sách.
Lý do là bởi VIB nộp hồ sơ chậm hơn các ngân hàng khác nên chưa được công bố trong danh sách đợt đầu cập nhật của cơ quan quản lý.
Được hỏi về hoạt động bảo lãnh bất động sản, một lãnh đạo của ngân hàng VIB cho biết, phát hành bảo lãnh bất động sản là một phần không thể thiếu trong việc cấp tín dụng bất động sản và VIB rất quan tâm, cũng như khá chú trọng trong phân khúc này, đặc biệt với các dự án khả thi.
Trước khi có quy định về việc bảo lãnh bất động sản này, VIB cũng thực hiện cấp tín dụng cho nhiều dự án khách sạn, căn hộ cho thuê, văn phòng cho thuê, chung cư, khu đô thị…và đẩy mạnh cho khách hàng vay, mua nhà.
Ngoài ra, VIB còn nằm trong nhóm các ngân hàng được tham gia cho vay gói 30.000 tỷ. Một số khách hàng, dự án bất động sản mà VIB tham gia tài trợ có thể kể đến như khu đô thị Phú Mỹ Hưng, dự án khu ngoại giao đoàn, Skyline Tower, Cornerstone Building, Vitoria resorts (Thien Minh Group), REE Office Building…
Các ngân hàng chưa có tên trong danh sách được bảo lãnh bất động sản cũng khẳng định họ quan tâm đến hoạt động cho vay bất động sản, đặc biệt là các dự án khả thi.
Theo điều 56 của Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà, Luật quy định chủ đầu tư chỉ được bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai khi có bảo lãnh của ngân hàng thương mại.
Đại diện Bộ Xây dựng và các chuyên gia đều cho rằng, việc bảo lãnh dự án là một đảm bảo để dự án được thực hiện theo đúng tiến độ. Nếu chủ dự án không triển khai được, người mua nhà vẫn có cơ hội nhận nhà hoặc được trả lại tiền nhờ đã được bảo lãnh.
Còn theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này đã soạn thảo Thông tư 07 về bảo lãnh ngân hàng, trong đó có điều khoản riêng về việc bán và cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng công khai cả danh sách các ngân hàng thương mại có khả năng và đủ điều kiện bảo lãnh bất động sản.
Trước đó, ngày 12/8/2015, Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách các ngân hàng được bảo lãnh bất động sản chỉ có 33 ngân hàng (gồm 24 ngân hàng trong nước và 9 ngân hàng nước ngoài), trong đó một số ngân hàng có hoạt động kinh doanh tốt trong đó có VIB chưa có tên trong danh sách.
Lý do là bởi VIB nộp hồ sơ chậm hơn các ngân hàng khác nên chưa được công bố trong danh sách đợt đầu cập nhật của cơ quan quản lý.
Được hỏi về hoạt động bảo lãnh bất động sản, một lãnh đạo của ngân hàng VIB cho biết, phát hành bảo lãnh bất động sản là một phần không thể thiếu trong việc cấp tín dụng bất động sản và VIB rất quan tâm, cũng như khá chú trọng trong phân khúc này, đặc biệt với các dự án khả thi.
Trước khi có quy định về việc bảo lãnh bất động sản này, VIB cũng thực hiện cấp tín dụng cho nhiều dự án khách sạn, căn hộ cho thuê, văn phòng cho thuê, chung cư, khu đô thị…và đẩy mạnh cho khách hàng vay, mua nhà.
Ngoài ra, VIB còn nằm trong nhóm các ngân hàng được tham gia cho vay gói 30.000 tỷ. Một số khách hàng, dự án bất động sản mà VIB tham gia tài trợ có thể kể đến như khu đô thị Phú Mỹ Hưng, dự án khu ngoại giao đoàn, Skyline Tower, Cornerstone Building, Vitoria resorts (Thien Minh Group), REE Office Building…
Các ngân hàng chưa có tên trong danh sách được bảo lãnh bất động sản cũng khẳng định họ quan tâm đến hoạt động cho vay bất động sản, đặc biệt là các dự án khả thi.
Theo điều 56 của Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà, Luật quy định chủ đầu tư chỉ được bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai khi có bảo lãnh của ngân hàng thương mại.
Đại diện Bộ Xây dựng và các chuyên gia đều cho rằng, việc bảo lãnh dự án là một đảm bảo để dự án được thực hiện theo đúng tiến độ. Nếu chủ dự án không triển khai được, người mua nhà vẫn có cơ hội nhận nhà hoặc được trả lại tiền nhờ đã được bảo lãnh.
Còn theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này đã soạn thảo Thông tư 07 về bảo lãnh ngân hàng, trong đó có điều khoản riêng về việc bán và cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng công khai cả danh sách các ngân hàng thương mại có khả năng và đủ điều kiện bảo lãnh bất động sản.