08:00 24/05/2019

Tăng trưởng FDI tại Việt Nam thúc đẩy năng lực cạnh tranh

Tuấn Sơn

FDI tại Việt Nam quý 1 năm 2019 đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ trong vòng 3 năm trở lại đây

Xây dựng hệ sinh thái khu đô thị là một trong những đầu tư bất động sản quy mô nhất từ doanh nghiệp FDI Malaysia vào Việt Nam trong những năm gần đây.
Xây dựng hệ sinh thái khu đô thị là một trong những đầu tư bất động sản quy mô nhất từ doanh nghiệp FDI Malaysia vào Việt Nam trong những năm gần đây.

FDI tại Việt Nam quý 1 năm 2019 đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ trong vòng 3 năm trở lại đây. Không chỉ là nguồn lực quan trọng góp phần đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế, bổ sung nguồn vốn đáng kể cho tăng trưởng, chuyển giao công nghệ, tăng cường khả năng xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm, FDI còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

Số liệu mới nhất được Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cho thấy, FDI quý 1 năm 2019 đạt kỷ lục 10,8 tỷ USD về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ trong vòng 3 năm trở lại đây (quý 1/2016 đạt 4,03 tỷ USD, quý 1/2017 đạt 7,71 tỷ USD và quý 1/2018 đạt 5,8 tỷ USD).

Không ít nhà đầu tư FDI đã mang đến luồng gió mới cho thị trường Việt. Nhiều doanh nghiệp FDI có nguồn vốn dồi dào và dày dạn kinh nghiệm trong tổ chức vận hành khi đầu tư vào Việt Nam sẽ tạo những tác động tích cực: mở rộng, đa dạng nguồn cung sản phẩm, lan toả các giá trị từ lâu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao như tính bền vững, cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường tự nhiên, hài hoà lợi ích giữa nhà đầu tư, định hướng phát triển của nhà nước và mong mỏi của người dân, hoạch định theo tầm nhìn khoa học, dài hạn…

Những mặt tích cực của FDI giúp cho doanh nghiệp trong nước có thêm nhiều bài học tham khảo thực tế, gián tiếp góp phần nâng cao thực lực, sức cạnh tranh của các đơn vị nội địa.

Trong mảng bất động sản, tiêu biểu có thể kể đến tập đoàn Gamuda Land – đơn vị phát triển khu đô thị sinh thái đến từ Malaysia. Gần 10 năm gắn bó hoạt động tại thị trường Việt Nam, sự thành công của Gamuda Land với 2 dự án lớn Gamuda City và Celadon City có thể xem là bài học giá trị cho các doanh nghiệp nội địa về tầm nhìn dài hạn, tư duy khai phá đón đầu, hướng đến bền vững.

Tăng trưởng FDI tại Việt Nam thúc đẩy năng lực cạnh tranh - Ảnh 1.

Những tinh hoa công nghệ về quản lý môi trường được ứng dụng tại Celadon City để tạo nên khu đô thị sinh thái kết hợp đầy đủ tiện nghi hiện đại hàng đầu thành phố.

Gamuda Land bước chân vào thị trường bất động sản Việt Nam bằng việc triển khai dự án 2 tỷ USD Gamuda City và công viên Yên Sở tại vùng trũng thấp nhất Hà Nội - nơi từng là "rốn nước" thủ đô, "vùng đất chết", là "bài toán khó khăn và liều lĩnh" với hầu hết các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở thời điểm bấy giờ.

Sau 10 năm quy hoạch, Gamuda City hiện nay là dự án khu đô thị sinh thái lớn hàng đầu thủ đô và sở hữu công viên Yên Sở với đa dạng sinh học hàng đầu thành phố.

Với kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng, kiến tạo đô thị xanh của Gamuda Land tích luỹ qua nhiều dự án tại Malaysia, Singapore, Australia nay được áp dụng tại Việt Nam để thực hiện những công trình tầm cỡ, thể hiện khát vọng lớn của chủ đầu tư trong việc đáp ứng đồng thời khao khát sống xanh - an toàn - tiện ích của cư dân và giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên.

Tất cả những điểm nổi bật trong công nghệ quản lý môi trường đã được ứng dụng cho dự án khu đô thị Celadon City (Tân Phú, Tp.HCM). Dự án này sở hữu khu công viên 16 ha gồm 2.000 cây xanh trưởng thành và 3 hồ điều hòa, xếp thứ 3 trong số các công viên quy mô lớn nhất Tp.HCM (sau công viên Tao Đàn-20 ha và Đầm Sen-19 ha).

Đây là dự án đề cao tính bền vững thông qua việc áp dụng nhiều phương pháp quản lý môi trường tiên tiến như trồng cây trong vườn ươm, sử dụng nguồn điện năng từ bảng năng lượng mặt trời, xây hệ thống tích trữ và lọc nước mưa để sử dụng vào việc tưới tiêu cho khu vực cây trồng.

Các hoạt động tuy sẽ tốn thêm không ít chi phí của nhà đầu tư song lại được xem là nền tảng để mang lại nhiều giá trị trực tiếp, lâu bền cho cư dân và cả những khu vực lân cận.

Không riêng bất động sản, công nghiệp sản xuất, chế biến, đầu tư công nghệ cũng chứng kiến sự đóng góp tích cực của FDI. Trong nhiều năm trở lại đây, các doanh nghiệp thuộc Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản tại Tp.HCM có kế hoạch chuyển sản xuất trong lĩnh vực máy móc, thiết bị, máy công cụ và các ngành công nghiệp gia công kim loại từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Sự thay đổi này giúp lĩnh vực chế biến, chế tạo cơ khí tại Việt Nam vốn tương đối chậm phát triển nay nhận được sự quan tâm đáng kể. Các doanh nghiệp trong nước có cơ hội được học hỏi nhiều hơn bởi phần lớn doanh nghiệp cơ khí nội địa vẫn đang sản xuất ở trình độ công nghệ 2.0 - công nghệ và quản lý sản xuất mà các nước công nghiệp thế giới đã bỏ qua.

Thêm vào đó, theo Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, trong suốt 15-20 năm qua, ở lĩnh vực chế tạo máy, do ít được đầu tư và thu hút đầu tư còn yếu nên Việt Nam chưa xây dựng thêm một nhà máy mới nào về chế tạo máy. Điều này khiến cho ngành cơ khí nước nhà phát triển lệch.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là nhân tố góp phần hình thành các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, không chỉ tạo cơ hội để đời sống người dân được nâng cao, gia tăng cơ hội việc làm mà quan trọng hơn hết còn xây dựng nền tảng chia sẻ, học hỏi, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nói chung.

Được thành lập vào năm 1995, Gamuda Land là bộ phận phát triển bất động sản của Gamuda Berhad - một trong những tập đoàn phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản hàng đầu tại Malaysia. Nhà đầu tư này đã xây dựng và quản lý 2 dự án lớn là Celadon City (Tp.HCM) và Gamuda City (Hà Nội).

* Thông tin chi tiết:

Hotline: 02862529999 (Tp.HCM), 02439448989 (Hà Nội).

Website: https://gamudaland.com.vn/