189 cá nhân và tổ chức tại Việt Nam trong hồ sơ Panama
189 cá nhân và tổ chức tại Việt Nam có liên quan tới các công ty bình phong ở nước ngoài
Rạng sáng nay (10/5) theo giờ Việt Nam, Hiệp hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ) đã đưa lên mạng cơ sở dữ liệu vụ rò rỉ hồ sơ Panama Papers. Theo đó, 189 cá nhân và tổ chức tại Việt Nam có liên quan tới các công ty bình phong được mở ở nước ngoài (shell company).
ICIJ cho biết việc công bố dữ liệu này mở ra cánh cửa bí mật của gần 214.000 công ty bình phong đặt tại 21 thiên đường thuế khác nhau, từ Nevada, cho tới Hồng Kông và British Virgin Islands (BVI).
Cơ sở dữ liệu này là vụ công bố thông tin lớn chưa từng có về các công ty bình phong và những người đứng sau các công ty này. Dữ liệu được công bố có thể bao gồm tên người chủ sở hữu thực sự của các công ty bình phong.
Dữ liệu Panama Papers được ICIJ bổ sung vào dữ liệu về hơn 100.000 công ty bình phong khác mà tổ chức này công bố vào năm 2013 trong một vụ điều tra có tên Offshore Leaks.
ICIJ khẳng định, việc công bố thông tin này là “vì lợi ích của công chúng”.
Theo dữ liệu được công bố, có 19 công ty tại các thiên đường thuế như Panama và BVI có liên quan đến Việt Nam trong cả Panama Papers và Offshore Leaks. Có 189 cá nhân và tổ chức, cùng 185 địa chỉ tại Việt Nam có liên quan tới các công ty bình phong trong hai vụ điều tra này.
ICIJ cho biết họ sẽ không công bố toàn bộ dữ liệu của Panama Papers và sẽ không công bố tài liệu ban đầu hay thông tin cá nhân của các nhân vật có liên quan như tài khoản ngân hàng, địa chỉ email, hay các giao dịch tài chính được nêu trong tài liệu thu thập được.
Đợt công bố dữ liệu này, theo ICIJ mới chỉ là một phần nhỏ của Panama Papers - một kho hồ sơ khổng lồ gồm hơn 11,5 triệu tài liệu bị lộ từ công ty luật Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama.
Mossack Fonseca được xem là một trong những công ty luật hàng đầu thế giới trong việc lập các công ty bình phong, công ty ma ở nước ngoài nhằm giúp các khách hàng giàu có và quyền lực che giấu tài sản, theo đó phải đóng thuế ở mức ít nhất có thể.
Để tra cứu danh sách mà ICIJ công bố về Panama Papers và Offshore Leaks, có thể truy cập vào địa chỉ: https://offshoreleaks.icij.org.
ICIJ cho biết việc công bố dữ liệu này mở ra cánh cửa bí mật của gần 214.000 công ty bình phong đặt tại 21 thiên đường thuế khác nhau, từ Nevada, cho tới Hồng Kông và British Virgin Islands (BVI).
Cơ sở dữ liệu này là vụ công bố thông tin lớn chưa từng có về các công ty bình phong và những người đứng sau các công ty này. Dữ liệu được công bố có thể bao gồm tên người chủ sở hữu thực sự của các công ty bình phong.
Dữ liệu Panama Papers được ICIJ bổ sung vào dữ liệu về hơn 100.000 công ty bình phong khác mà tổ chức này công bố vào năm 2013 trong một vụ điều tra có tên Offshore Leaks.
ICIJ khẳng định, việc công bố thông tin này là “vì lợi ích của công chúng”.
Theo dữ liệu được công bố, có 19 công ty tại các thiên đường thuế như Panama và BVI có liên quan đến Việt Nam trong cả Panama Papers và Offshore Leaks. Có 189 cá nhân và tổ chức, cùng 185 địa chỉ tại Việt Nam có liên quan tới các công ty bình phong trong hai vụ điều tra này.
ICIJ cho biết họ sẽ không công bố toàn bộ dữ liệu của Panama Papers và sẽ không công bố tài liệu ban đầu hay thông tin cá nhân của các nhân vật có liên quan như tài khoản ngân hàng, địa chỉ email, hay các giao dịch tài chính được nêu trong tài liệu thu thập được.
Đợt công bố dữ liệu này, theo ICIJ mới chỉ là một phần nhỏ của Panama Papers - một kho hồ sơ khổng lồ gồm hơn 11,5 triệu tài liệu bị lộ từ công ty luật Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama.
Mossack Fonseca được xem là một trong những công ty luật hàng đầu thế giới trong việc lập các công ty bình phong, công ty ma ở nước ngoài nhằm giúp các khách hàng giàu có và quyền lực che giấu tài sản, theo đó phải đóng thuế ở mức ít nhất có thể.
Để tra cứu danh sách mà ICIJ công bố về Panama Papers và Offshore Leaks, có thể truy cập vào địa chỉ: https://offshoreleaks.icij.org.