“Ác mộng” cho kinh tế châu Á và TPP nếu Trump thành Tổng thống
Châu Á được đánh giá là khu vực chịu nhiều rủi ro trong trường hợp Trump đắc cử Tổng thống Mỹ
Giới đầu tư cho rằng, nhiều khả năng nếu đắc cử Tổng thống Mỹ, Donald Trump sẽ mạnh tay đánh thuế đối với hàng nhập khẩu từ châu Á, từ đó châm ngòi cho một cuộc chiến tranh tiền tệ.
Trung, Nhật, Hàn đều lo
Theo hãng tin Bloomberg, một cuộc thăm dò ý kiến giới đầu tư do công ty Nomura Holdings thực hiện hồi đầu tháng 7 này cho thấy một danh sách dài những mối lo nếu Trump trở thành vị chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng: từ nguy cơ gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại cho tới rủi ro đối với an ninh khu vực trong trường hợp Mỹ cắt giảm các cam kết quân sự ở châu Á.
Kết luận ở đây rất rõ ràng: châu Á được đánh giá là khu vực chịu nhiều rủi ro trong trường hợp Trump đắc cử Tổng thống.
“Nếu Trump thành Tổng thống, tăng trưởng GDP của châu Á chắc chắn sẽ chịu tác động xấu và lạm phát trong khu vực sẽ tăng lên, mức thặng dư thương mại sẽ giảm xuống và chính sách kinh tế vĩ mô phải nới lỏng hơn”, ông Rob Subbaraman, trưởng nhóm thực hiện bản báo cáo của Nomura cho biết.
Theo báo cáo mang tựa đề “Trumping Asia”, 77% nhà đầu tư được khảo sát ý kiến dự báo nếu Trump thành Tổng thống, Mỹ sẽ gán cho Trung Quốc danh hiệu quốc gia thao túng tỷ giá đồng nội tệ. 75% dự đoán Trump sẽ áp thuế quan cao hơn đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Những lo ngại này của các nhà đầu tư không phải là không có cơ sở. Châu Á vốn được coi là “công xưởng của thế giới” và nền kinh tế nhiều quốc gia trong khu vực phụ thuộc vào xuất khẩu nên khu vực này dễ chịu rủi ro nếu các hàng rào thương mại gia tăng.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong năm ngoái, và nếu các rào cản thương mại được Mỹ áp dụng đối với Trung Quốc, thì ảnh hưởng lan tỏa ra khắp các phần còn lại của châu Á sẽ là rất lớn - Nomura nhận định.
Bản báo cáo cho rằng, tiếp sau Trung Quốc, hai nước châu Á khác chịu nhiều rủi ro hơn cả nếu Trump đắc cử là Hàn Quốc và Philippines.
Trong đó, theo Nomura, Hàn Quốc sẽ “khốn đốn” trên cả hai phương diện. Thứ nhất, Trump đã từng lên tiếng chỉ trích thỏa thuận tự do thương mại (FTA) Mỹ-Hàn 2012, nói rằng thỏa thuận này khiến người Mỹ mất khoảng 100.000 công việc. Và thứ hai, Trump đã thề sẽ buộc Hàn Quốc phải trả đủ chi phí cho việc Mỹ đảm bảo an ninh cho nước này.
Về phần mình, Philippines đối mặt rủi ro bởi Mỹ có thể áp các biện pháp hạn chế nhập cư. Mỹ là quốc gia chiếm khoảng 35% người Philippines làm việc ở nước ngoài, và Nomura ước tính rằng lực lượng này đóng góp khoảng 31% tổng kiều hối của Philippines - một nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế Philippines.
Ngoài ra, Mỹ cũng là thị trường xuất khẩu lớn của Philippines, và lời hứa sẽ đưa việc làm trở lại cho người Mỹ có thể đe dọa ngành gia công quy trình doanh nghiệp (BPO) đang phát triển nhanh của Philippines. Theo Nomura, lĩnh vực BPO của Philippines chủ yếu phục vụ các công ty Mỹ và có thể đạt mức doanh thu ngang với tổng lượng kiều hối, lên tới khoảng 9% GDP, trong vòng 2 năm tới.
Nomura cho rằng trong số những nền kinh tế châu Á ít chịu ảnh hưởng nhất từ việc Trump đắc cử bao gồm Ấn Độ và Thái Lan.
Đa số các nhà đầu tư tham gia cuộc thăm dò của Nomura xem việc Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 8/11 là điều khó có thể xảy ra, nhưng nguy cơ của chủ nghĩa bảo hộ là có thực.
Nguy cơ cho TPP
Trong quá trình tranh cử, Trump đã từng thề sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận bao gồm 12 quốc gia chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu.
Nếu TPP được phê chuẩn trước khi Tổng thống Barack Obama mãn nhiệm, thì Trump - nếu trúng cử - vẫn có quyền rút Mỹ khỏi hiệp định.
Theo luật của Mỹ, Tổng thống nước này có thể áp thuế quan trừng phạt, bao gồm thuế suất 15% trong vòng tối đa 150 ngày mà không cần sự thông qua của Quốc hội trong trường hợp Mỹ có thâm hụt cán cân thanh toán “lớn và nghiêm trọng” với một quốc gia khác chẳng hạn như Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc bị Mỹ công bố là một quốc gia thao túng tỷ giá đồng nội tệ - một quyền thuộc Bộ Tài chính Mỹ không cần phải có sự phê chuẩn của Quốc hội - thì động thái đó cũng có thể dẫn tới một loạt biện pháp hạn chế thương mại. Theo Nomura, nếu đối mặt với hàng rào thương mại tăng lên và vốn đầu tư nước ngoài giảm xuống, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể sẽ làm đồng Nhân dân tệ giảm giá nhanh hơn nữa.
Tuy vậy, trong thời gian từ nay tới cuộc bầu cử vào tháng 11, Trump vẫn có thể thay đổi lập trường chính sách của ông. Từ nay đến thời điểm đó, giới chức châu Á sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng đón nhận những thông điệp thiếu nhất quán từ ứng viên Tổng thống này.
“Chúng ta sẽ phát hiện ra bản chất thực sự của Donald Trump. Các tuyên bố chính sách của ông ấy sẽ lần lượt được đưa ra một cách có ý thức”, Phó thủ tướng Singapore Tharman Shanmugaratnam nói hồi tháng 4. “Chỉ có thể hy vọng là, những tuyên bố chính sách đó đi theo hướng giải quyết các lợi ích chiến lược của Mỹ trên thế giới”.
Trung, Nhật, Hàn đều lo
Theo hãng tin Bloomberg, một cuộc thăm dò ý kiến giới đầu tư do công ty Nomura Holdings thực hiện hồi đầu tháng 7 này cho thấy một danh sách dài những mối lo nếu Trump trở thành vị chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng: từ nguy cơ gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại cho tới rủi ro đối với an ninh khu vực trong trường hợp Mỹ cắt giảm các cam kết quân sự ở châu Á.
Kết luận ở đây rất rõ ràng: châu Á được đánh giá là khu vực chịu nhiều rủi ro trong trường hợp Trump đắc cử Tổng thống.
“Nếu Trump thành Tổng thống, tăng trưởng GDP của châu Á chắc chắn sẽ chịu tác động xấu và lạm phát trong khu vực sẽ tăng lên, mức thặng dư thương mại sẽ giảm xuống và chính sách kinh tế vĩ mô phải nới lỏng hơn”, ông Rob Subbaraman, trưởng nhóm thực hiện bản báo cáo của Nomura cho biết.
Theo báo cáo mang tựa đề “Trumping Asia”, 77% nhà đầu tư được khảo sát ý kiến dự báo nếu Trump thành Tổng thống, Mỹ sẽ gán cho Trung Quốc danh hiệu quốc gia thao túng tỷ giá đồng nội tệ. 75% dự đoán Trump sẽ áp thuế quan cao hơn đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Những lo ngại này của các nhà đầu tư không phải là không có cơ sở. Châu Á vốn được coi là “công xưởng của thế giới” và nền kinh tế nhiều quốc gia trong khu vực phụ thuộc vào xuất khẩu nên khu vực này dễ chịu rủi ro nếu các hàng rào thương mại gia tăng.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong năm ngoái, và nếu các rào cản thương mại được Mỹ áp dụng đối với Trung Quốc, thì ảnh hưởng lan tỏa ra khắp các phần còn lại của châu Á sẽ là rất lớn - Nomura nhận định.
Bản báo cáo cho rằng, tiếp sau Trung Quốc, hai nước châu Á khác chịu nhiều rủi ro hơn cả nếu Trump đắc cử là Hàn Quốc và Philippines.
Trong đó, theo Nomura, Hàn Quốc sẽ “khốn đốn” trên cả hai phương diện. Thứ nhất, Trump đã từng lên tiếng chỉ trích thỏa thuận tự do thương mại (FTA) Mỹ-Hàn 2012, nói rằng thỏa thuận này khiến người Mỹ mất khoảng 100.000 công việc. Và thứ hai, Trump đã thề sẽ buộc Hàn Quốc phải trả đủ chi phí cho việc Mỹ đảm bảo an ninh cho nước này.
Về phần mình, Philippines đối mặt rủi ro bởi Mỹ có thể áp các biện pháp hạn chế nhập cư. Mỹ là quốc gia chiếm khoảng 35% người Philippines làm việc ở nước ngoài, và Nomura ước tính rằng lực lượng này đóng góp khoảng 31% tổng kiều hối của Philippines - một nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế Philippines.
Ngoài ra, Mỹ cũng là thị trường xuất khẩu lớn của Philippines, và lời hứa sẽ đưa việc làm trở lại cho người Mỹ có thể đe dọa ngành gia công quy trình doanh nghiệp (BPO) đang phát triển nhanh của Philippines. Theo Nomura, lĩnh vực BPO của Philippines chủ yếu phục vụ các công ty Mỹ và có thể đạt mức doanh thu ngang với tổng lượng kiều hối, lên tới khoảng 9% GDP, trong vòng 2 năm tới.
Nomura cho rằng trong số những nền kinh tế châu Á ít chịu ảnh hưởng nhất từ việc Trump đắc cử bao gồm Ấn Độ và Thái Lan.
Đa số các nhà đầu tư tham gia cuộc thăm dò của Nomura xem việc Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 8/11 là điều khó có thể xảy ra, nhưng nguy cơ của chủ nghĩa bảo hộ là có thực.
Nguy cơ cho TPP
Trong quá trình tranh cử, Trump đã từng thề sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận bao gồm 12 quốc gia chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu.
Nếu TPP được phê chuẩn trước khi Tổng thống Barack Obama mãn nhiệm, thì Trump - nếu trúng cử - vẫn có quyền rút Mỹ khỏi hiệp định.
Theo luật của Mỹ, Tổng thống nước này có thể áp thuế quan trừng phạt, bao gồm thuế suất 15% trong vòng tối đa 150 ngày mà không cần sự thông qua của Quốc hội trong trường hợp Mỹ có thâm hụt cán cân thanh toán “lớn và nghiêm trọng” với một quốc gia khác chẳng hạn như Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc bị Mỹ công bố là một quốc gia thao túng tỷ giá đồng nội tệ - một quyền thuộc Bộ Tài chính Mỹ không cần phải có sự phê chuẩn của Quốc hội - thì động thái đó cũng có thể dẫn tới một loạt biện pháp hạn chế thương mại. Theo Nomura, nếu đối mặt với hàng rào thương mại tăng lên và vốn đầu tư nước ngoài giảm xuống, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể sẽ làm đồng Nhân dân tệ giảm giá nhanh hơn nữa.
Tuy vậy, trong thời gian từ nay tới cuộc bầu cử vào tháng 11, Trump vẫn có thể thay đổi lập trường chính sách của ông. Từ nay đến thời điểm đó, giới chức châu Á sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng đón nhận những thông điệp thiếu nhất quán từ ứng viên Tổng thống này.
“Chúng ta sẽ phát hiện ra bản chất thực sự của Donald Trump. Các tuyên bố chính sách của ông ấy sẽ lần lượt được đưa ra một cách có ý thức”, Phó thủ tướng Singapore Tharman Shanmugaratnam nói hồi tháng 4. “Chỉ có thể hy vọng là, những tuyên bố chính sách đó đi theo hướng giải quyết các lợi ích chiến lược của Mỹ trên thế giới”.