Bà Clinton chính thức lên tiếng về TPP
Bình luận của bà Clinton là một sự công kích ngầm đối với những nỗ lực của Tổng thống Barack Obama nhằm hoàn tất đàm phán TPP
Ứng cử viên tiêu biểu của đảng Dân chủ cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, bà Hillary Clinton, nói các công ty dược phẩm có khả năng được hưởng lợi từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên bán sản phẩm cho Chính phủ nước này với mức giá được chiết khấu.
Đây được xem là sự bày tỏ lập trường chính thức của bà Clinton đối với TPP, vấn đề vốn gây chia rẽ trong nội bộ đảng Dân chủ.
Theo nhận định của hãng tin Reuters, bình luận trên của bà Clinton là một sự công kích ngầm đối với những nỗ lực của Tổng thống Barack Obama nhằm hoàn tất đàm phán TPP, đồng thời là sự đồng tình đối với những người có quan điểm chỉ trích hiệp định thương mại này.
Tuyên bố về TPP được bà Clinton đưa ra trong chương trình mở màn chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống của ứng cử viên này, tổ chức tiểu bang Iowa vào cuối tuần vừa rồi.
Trước đó, vào ngày thứ Sáu, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu chống đối với một gói dự luật thương mại mang tính quyết định đối với tiến trình đàm phán TPP, bất chấp những lời kêu gọi cá nhân của Tổng thống Obama. Bà Clinton đã phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía về việc phải đưa ra lập trường của mình về TPP.
“Tôi đã giữ im lặng vì tôi nghĩ việc quan trọng là Hạ viện cần tranh luận kỹ lưỡng về vấn đề này mà không phải đưa vấn đề chính trị tranh cử hay các ứng cử viên vào trong đó”, bà Clinton nói khi có mặt tại Iowa để vận động tranh cử. “Nhưng hiện giờ tôi nghĩ rằng Tổng thống và ê-kíp của ông có cơ hội để mặc cả kỹ lưỡng hơn”.
Bà Clinton, người được cho là sẽ trở thành đại diện của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử sắp tới, không nói rõ bà ủng hộ hay phản đối TPP. Tuy vậy, bà chỉ trích một số phương diện của hiệp định này, bao gồm những vấn đề vấp phải sự phản đối mạnh của các tổ chức công đoàn, các nhà bảo vệ môi trường và các nhóm lợi ích tự do khác.
Bà nói các công ty dược phẩm Mỹ có cơ hội tăng doanh thu ở thị trường nước ngoài nhờ TPP nên được yêu cầu phải chiết khấu mạnh khi bán hàng cho các chương trình của Chính phủ Mỹ như chương trình chăm sóc sức khỏe dành cho người già Medicare.
“Các công ty thuốc của chúng ta, nếu có được thứ mà họ muốn, thì nên cho nước Mỹ nhiều hơn”, bà Clinton phát biểu.
Theo bà Clinton, ông Obama nên hợp tác với những người phản đối TPP như thủ lĩnh phe Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi. Nếu ông Obama không đạt được thỏa thuận tốt nhất có thể, “thì không nên có một thỏa thuận nào”, bà Clinton nói trong chương trình vận động tranh cử ở thành phố Des Moines, bang Iowa.
TPP đang trở thành một bài kiểm tra lớn đối với bà Clinton bởi đảng Dân chủ của bà đang ngày càng trở nên nghi ngờ về những lợi ích của thương mại từ do kể từ khi phu quân của bà, ông Bill Clinton, ký Thỏa thuận Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) thành luật vào năm 1993 khi đang giữ cương vị Tổng thống Mỹ.
Trước đây, bà Clinton đã thể hiện thái độ thận trọng với các thỏa thuận tự do thương mại, nhưng trong thời gian giữ cương vị là Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Obama, bà đã đóng vai trò trung tâm trong cuộc đàm phán với 11 quốc gia khác đàm phán TPP.
Thượng nghị sỹ Bernie Sanders, một ứng cử viên Tổng thống khác của đảng Dân chủ đồng thời là một người chỉ trích mạnh mẽ tự do thương mại, đã gây sức ép yêu cầu bà Clinton phải ra mặt chống TPP trước khi Quốc hội Mỹ tiếp tục tranh luật về vấn đề này trong tuần này.
“Nếu bà ấy tham gia cùng chúng tôi, chúng tôi có thể ngăn chặn luôn thỏa thuận thảm họa này”, ông Sanders phát biểu trên kênh CBS trước khi bà Clinton phát biểu ở Iowa.
Gói dự luật đang mắc kẹt ở Quốc hội Mỹ cho phép chính quyền Tổng thống Obama thẩm quyền lớn hơn trong các cuộc đàm phán thương mại mà không chịu sự can thiệp từ các nghị sỹ lưỡng viện. Thay vào đó, các nghị sỹ chỉ được quyền bỏ phiếu thuận hoặc chống khi thỏa thuận đã hoàn tất.
Ngoài ra, gói dự luật này cũng bảo vệ lợi ích cho những người lao động Mỹ bị mất việc làm do toàn cầu hóa. Đây là điều khoản mà bà Clinton và nhiều nghị sỹ Dân chủ khác ủng hộ về nguyên tắc những phản đối việc điều khoản này nhằm mục đích thúc đẩy nhanh hơn tiến trình đàm phán TPP.
Đây được xem là sự bày tỏ lập trường chính thức của bà Clinton đối với TPP, vấn đề vốn gây chia rẽ trong nội bộ đảng Dân chủ.
Theo nhận định của hãng tin Reuters, bình luận trên của bà Clinton là một sự công kích ngầm đối với những nỗ lực của Tổng thống Barack Obama nhằm hoàn tất đàm phán TPP, đồng thời là sự đồng tình đối với những người có quan điểm chỉ trích hiệp định thương mại này.
Tuyên bố về TPP được bà Clinton đưa ra trong chương trình mở màn chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống của ứng cử viên này, tổ chức tiểu bang Iowa vào cuối tuần vừa rồi.
Trước đó, vào ngày thứ Sáu, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu chống đối với một gói dự luật thương mại mang tính quyết định đối với tiến trình đàm phán TPP, bất chấp những lời kêu gọi cá nhân của Tổng thống Obama. Bà Clinton đã phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía về việc phải đưa ra lập trường của mình về TPP.
“Tôi đã giữ im lặng vì tôi nghĩ việc quan trọng là Hạ viện cần tranh luận kỹ lưỡng về vấn đề này mà không phải đưa vấn đề chính trị tranh cử hay các ứng cử viên vào trong đó”, bà Clinton nói khi có mặt tại Iowa để vận động tranh cử. “Nhưng hiện giờ tôi nghĩ rằng Tổng thống và ê-kíp của ông có cơ hội để mặc cả kỹ lưỡng hơn”.
Bà Clinton, người được cho là sẽ trở thành đại diện của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử sắp tới, không nói rõ bà ủng hộ hay phản đối TPP. Tuy vậy, bà chỉ trích một số phương diện của hiệp định này, bao gồm những vấn đề vấp phải sự phản đối mạnh của các tổ chức công đoàn, các nhà bảo vệ môi trường và các nhóm lợi ích tự do khác.
Bà nói các công ty dược phẩm Mỹ có cơ hội tăng doanh thu ở thị trường nước ngoài nhờ TPP nên được yêu cầu phải chiết khấu mạnh khi bán hàng cho các chương trình của Chính phủ Mỹ như chương trình chăm sóc sức khỏe dành cho người già Medicare.
“Các công ty thuốc của chúng ta, nếu có được thứ mà họ muốn, thì nên cho nước Mỹ nhiều hơn”, bà Clinton phát biểu.
Theo bà Clinton, ông Obama nên hợp tác với những người phản đối TPP như thủ lĩnh phe Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi. Nếu ông Obama không đạt được thỏa thuận tốt nhất có thể, “thì không nên có một thỏa thuận nào”, bà Clinton nói trong chương trình vận động tranh cử ở thành phố Des Moines, bang Iowa.
TPP đang trở thành một bài kiểm tra lớn đối với bà Clinton bởi đảng Dân chủ của bà đang ngày càng trở nên nghi ngờ về những lợi ích của thương mại từ do kể từ khi phu quân của bà, ông Bill Clinton, ký Thỏa thuận Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) thành luật vào năm 1993 khi đang giữ cương vị Tổng thống Mỹ.
Trước đây, bà Clinton đã thể hiện thái độ thận trọng với các thỏa thuận tự do thương mại, nhưng trong thời gian giữ cương vị là Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Obama, bà đã đóng vai trò trung tâm trong cuộc đàm phán với 11 quốc gia khác đàm phán TPP.
Thượng nghị sỹ Bernie Sanders, một ứng cử viên Tổng thống khác của đảng Dân chủ đồng thời là một người chỉ trích mạnh mẽ tự do thương mại, đã gây sức ép yêu cầu bà Clinton phải ra mặt chống TPP trước khi Quốc hội Mỹ tiếp tục tranh luật về vấn đề này trong tuần này.
“Nếu bà ấy tham gia cùng chúng tôi, chúng tôi có thể ngăn chặn luôn thỏa thuận thảm họa này”, ông Sanders phát biểu trên kênh CBS trước khi bà Clinton phát biểu ở Iowa.
Gói dự luật đang mắc kẹt ở Quốc hội Mỹ cho phép chính quyền Tổng thống Obama thẩm quyền lớn hơn trong các cuộc đàm phán thương mại mà không chịu sự can thiệp từ các nghị sỹ lưỡng viện. Thay vào đó, các nghị sỹ chỉ được quyền bỏ phiếu thuận hoặc chống khi thỏa thuận đã hoàn tất.
Ngoài ra, gói dự luật này cũng bảo vệ lợi ích cho những người lao động Mỹ bị mất việc làm do toàn cầu hóa. Đây là điều khoản mà bà Clinton và nhiều nghị sỹ Dân chủ khác ủng hộ về nguyên tắc những phản đối việc điều khoản này nhằm mục đích thúc đẩy nhanh hơn tiến trình đàm phán TPP.